6. Cấu trúc của khoá luận
1.2.2. Thành tựu phát triển mới của các thể loạ
Với ý thức sâu sắc về nghề nghiệp, các nhà văn Việt Nam đang dồn hết tâm huyết, tài năng của mình để khai thác những vỉa tầng nội dung mới và tìm tòi những thể nghiệm mới trong hình thức nghệ thuật, từ đó đa văn học nớc nhà thoát khỏi quán tính của những quan niệm văn học cũ, thoát khỏi sự trì níu của lối viết truyền thống để tiếp cận với văn học hiện đại, hậu hiện đại thế giới. Về thơ, nhìn chung, từ những năm 80 của thế kỉ XX, phát triển khá sôi động. Mạch thơ truyền thống vẫn tiếp tục dòng chảy của mình. Thuộc về dòng thơ này chủ yếu là các nhà thơ thuộc thế hệ đi trớc. Họ thờng nặng về những suy t, chiêm nghiệm về cuộc đời bằng những vần thơ, ngôn ngữ quen thuộc. Một dòng chảy khác tồn tại bên cạnh và ngày càng phát triển, xâm lấn phạm vi của dòng chảy truyền thống là bộ phận thơ với những cách tân rất bạo liệt, lạ lẫm, gây sốc cho những độc giả vốn chỉ quen đọc thơ truyền thống. Đó thờng
là sáng tạo của những cây bút trẻ đầy bản lĩnh. Trong mỗi dòng thơ đều có sự phát triển và đạt đợc những thành tựu riêng. Đồng thời dòng thơ sau một mặt là sự kế tục, phát triển trên nền tảng của dòng thơ trớc, mặt khác muốn “cắt rốn”, tách khỏi sự ảnh hởng của dòng thơ đó. Ngay bản thân sự xuất hiện và tồn tại của hai dòng thơ đã là một thành tựu trong thơ Việt của hai mơi năm đổi mới. Và sự ảnh hởng, đấu tranh giữa hai dòng thơ chính là động lực tạo nên những thành tựu mới trong thơ.
Trong hơn hai mơi năm đổi mới, cái tôi trữ tình và những hình thức biểu hiện của thơ có sự vận động, biến đổi mạnh mẽ, thậm chí đi đến có những biểu hiện cực đoan. Đó là những dấu hiệu của sự hiện đại hoá trong thơ.
Và sự vận động của cái tôi trữ tình đến một mức độ nào đó tất yếu sẽ dẫn đến sự gặp gỡ với cái tôi hiện đại chủ nghĩa. Đến đây, cá tính sáng tạo của các nhà thơ đợc thể hiện bằng những cách tân táo bạo trong quan niệm cũng nh trong hình thức của nó. Nh nhóm “Dòng chữ” quan niệm: “Làm thơ trớc hết là làm chữ”. Họ không chú trọng vào nội dung của từng câu, từng chữ nh các nhà thơ trớc đây mà chú trọng vào phơng diện kỹ thuật, mải miết với những trò chơi âm thanh, hình khối. Hay đó là dòng “Thơ trẻ” với những cách tân táo bạo và quyết liệt. Nhóm “ Mở Miệng” với Bùi Chát, Lý Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán đã có một thái độ gây hấn, khiêu khích với những quan điểm truyền thống. Với tinh thần mở miệng ra thơ, họ đã chối từ thứ ngôn từ “son phấn” hay phô diễn cảm xúc mà các nhà thơ truyền thống vẫn thờng sử dụng mà tìm đến một thứ ngôn ngữ trần trụi hơn, bụi bặm và trơ lì hơn… Dù những xu hớng đổi mới này còn gây nhiều tranh cãi nhng đó là một trong những biểu hiện rõ rệt cho thấy thơ Việt đang vận động, theo tinh thần hiện đại hoá.
Sự vận động, biến đổi của cái tôi trữ tình trong thơ kéo theo sự thay đổi các hình thức thể hiện. Giọng điệu thơ thay đổi rõ rệt, từ giọng hào sảng hay tâm tình sâu lắng chuyển sang giọng lý trí, tỉnh táo, trúc trắc, giọng xa xót, ngậm ngùi hay trầm t chiêm nghiệm. Cách thức biểu đạt cũng khá phong phú, một mặt nhà thơ sử dụng những chất liệu truyền thống, mặt khác sáng tạo
những cách nói mới mẻ, thậm chí táo bạo và xa lạ. Ngôn ngữ thơ phong phú, đa dạng, mất vẻ thuần khiết, xuất hiện nhiều biểu trng, biểu tợng mới. Cấu trúc câu thơ, bài thơ linh hoạt, tự do...
Cùng với thơ, văn xuôi Việt Nam hơn hai mơi năm qua cũng đạt đợc những thành tựu đáng kể. Các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện cực ngắn, ký, phóng sự… đều phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đạt đến tính hiện đại. Trên thể loại này, các nhà văn cũng toả đi nhiều hớng khác nhau.
Một thành tựu nổi bật trên các thể loại văn xuôi là sự thay đổi quan niệm về đối tợng phản ánh của văn học, tức là sự thay đổi quan niệm về hiện thực, con ngời của các nhà văn. Hiện thực đợc phản ánh không còn giản đơn, xuôi chiều, không còn bó hẹp trong một phạm vi nhất định nào nh trớc đây. Mặt tiêu cực, mặt trái của hiện thực, cái xấu, cái ác đợc mổ xẻ, phanh phui đến tận cùng. Hiện thực nhiều khi xuất hiện trong tác phẩm là cái cha biết, không thể biết hết, hiện thực phức tạp cần khám phá, tìm tòi. Con ngời cũng đợc nhìn nhận với tất cả những phức tạp, những góc khuất, những bí ẩn, những tầng sâu không thể khám phá hết, cùng những khát vọng, nhu cầu mang tính nhân bản. Không còn con ngời hoàn hảo, hoàn toàn “sạch sẽ”, mà chỉ còn những nhân vật khuyết thiếu, “không trùng khít với chính mình”, mang trên mình những bụi bặm của đời. Các sáng tác của các nhà văn: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phơng, Bùi Hoằng Vị, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Võ Thị Hảo, Châu Diên, Thuận, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc T… thể hiện một cách rõ nét những đổi mới đó.
Văn xuôi thời kì đổi mới đã đem lại nhiều tìm tòi, biến đổi trong nghệ thuật trần thuật. Nếu trong mỗi sáng tác của văn xuôi truyền thống thờng chỉ xuất hiện một điểm nhìn thì giờ đây nó đợc chuyển dịch vào nhiều nhân vật, nhiều ngời kể chuyện với nhiều điểm nhìn khác nhau để mỗi nhân vật có thể tự nói lên quan điểm, thái độ của mình và để cho các ý thức cùng có quyền phát ngôn, cùng đối thoại.Trong một số tác phẩm nh Ngời sông Mê của Châu Diên,
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Phố Tàu (China town) của Thuận, Thoạt kì thủy của Nguyễn Bình Phơng, Cơ hội của chúa của Nguyễn Việt Hà, 1981,
Nhiều cách sống của 8X Nguyễn Quỳnh Trang… đều có sự phối hợp nhiều điểm nhìn trần thuật.
Văn xuôi đơng đại không còn quá đề cao vai trò của cốt truyện nh trong truyền thống mà có xu hớng nới lỏng cốt truyện. Vai trò của cốt truyện bị hạn chế một cách tối đa, thậm chí không có cốt truyện hoặc có nhng bị đảo lộn một cách không có trật tự hoặc là sự sắp xếp những mảng không hề quen biết bên cạnh nhau. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, văn xuôi có nhiều nét mới, tiểu biểu là: nhân vật đợc xây dựng nh một đề án mở và nhân vật mang tính chất biểu trng.
Các thể loại văn xuôi cũng đều có những biến đổi trong cấu trúc, mà rõ nhất là tiểu thuyết. Nhìn vào bức tranh thể loại của tiểu thuyết thời kì đổi mới, có thể nhận ra nhiều kiểu loại, khó mà xếp vào các bảng phân loại trớc đây. Xuất hiện các tiểu thuyết xây dựng theo mô hình tiểu thuyết hiện đại thế kỉ XX mà Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Thân phận tình yêu của Bảo Ninh là những trờng hợp tiêu biểu. Gần đây, nhiều tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Châu Diên, Nguyễn Bình Phơng, Thuận… là những nỗ lực mới để cách tân tiểu thuyết.
Truyện ngắn vốn là một thể loại nổi trội trong văn xuôi hiện đại Việt Nam. Từ thời kì đổi mới, truyện ngắn cũng đợc đa dạng hóa về kiểu loại. Truyện ngắn thế sự nhằm thể hiện một mảnh nhỏ của dòng đời chảy trôi miên viễn, truyện ngắn triết luận rất gần với ngụ ngôn, truyện ngắn nh là tiểu thuyết rút gọn lại, truyện ngắn gần với bút ký ghi lại những cảm xúc của một cá nhân… Đó là những loại truyện phổ biến hiện nay. Loại truyện ngắn “mini” đ- ợc rộ lên ở một thời điểm, nh là sự chống lại lối viết truyện ngắn quá dài trong truyền thống.
Trong các thể kí thì đáng chú ý nhất là sự “tái xuất” của thể phóng sự - một thể loại ở giữa báo chí và văn học, chỉ đợc phát triển khi ít nhiều có không khí dân chủ trong đời sống xã hội và nhu cầu nhận thức, khám phá các vấn đề xã hội là nhu cầu của số đông công chúng.
Có một xu hớng trong văn học đơng đại mà chúng ta thấy rất rõ là sự
xâm lăng thể loại, nghĩa là đặc trng của các thể loại khác nhau cùng tồn tại trong một tác phẩm văn học. Ranh giới thể loại đang dần bị xoá nhoà. Việc xuất hiện những bài thơ trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, những trang viết không có một dấu ngắt câu, ngắt dòng trong tiểu thuyết nhà văn Phạm Thị Hoài, những bài thơ văn xuôi mà mỗi câu thơ kéo dài hết cả trang giấy của các nhà thơ đơng đại… là biểu hiện của xu hớng trên. Đây chính là những thử nghiệm của các nhà văn trên con đờng sáng tạo ra thể loại văn học mới.
Văn học Việt Nam trong hơn hai mơi năm qua đã đạt đợc một số thành tựu đáng kể và những thành công to lớn vẫn đang chờ đợi ở phía trớc. Chúng ta hi vọng vào những bớc đột phá của lớp nhà văn thế hệ trẻ sẽ đa lại cho văn học một diện mạo mới, đáp ứng đợc nhu cầu đổi mới của văn học đang đặt ra từng ngày từng giờ.