Một sự chuyển đổi căn bản về hệ đề tài, vấn đề

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyền ngắn của thế hệ nhà văn 198x trong văn học việt nam đương đại (Trang 81 - 84)

6. Cấu trúc của khoá luận

2.3.Một sự chuyển đổi căn bản về hệ đề tài, vấn đề

Hiện thực cuộc sống phong phú đã đợc văn học phản ánh qua sự phong phú, đa dạng của những đề tài, chủ đề mà nó quan tâm. Khi công cuộc cải tổ, đổi mới của Đảng thổi bùng lên tâm lý đợc nói thật thì nhiều vấn đề, nhiều mảng hiện thực mới đã đợc khám phá. Nhiều nhà văn đã mạnh bạo phơi bày những mặt trái còn bị che khuất, lên án những lực lợng, những t tởng và thói quen đã lỗi thời, trở thành vật cản trên bớc đờng phát triển của xã hội. Nó trở thành đề tài chính cho văn xuôi Việt Nam những năm 80, 90 của thế kỷ tr- ớc. Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu có thể coi là tác phẩm chính thức khơi dòng cho khuynh hớng này. Tiếp đó là hàng loạt tiểu thuyết, truyện ngắn xuất hiện nh: Bến không chồng của Dơng Hớng, Đám cới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng, Những thiên đờng mù của Dơng Thu Hơng, Bớc qua lời nguyền của Tạ Duy Anh… Chiến tranh đợc nhận thức lại từ sự tác động ghê ghớm của nó đến tính cách và số phận con ngời, với bao nỗi éo le, bi kịch, nỗi buồn dai dẳng cũng là một vấn đề quan trọng đợc các nhà văn quan tâm sau khi chiến tranh đã lùi vào quá khứ. Mùa trái cóc ở miền Nam, Cỏ lau của nguyễn Minh Châu, Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân… là những tác phẩm có những phát hiện sâu sắc về mặt trái của cuộc chiến tranh. Nhiều tác phẩm viết về đề tài nông thôn cho thấy sự chi phối dai dẳng của những tập tục, những tâm lý cố hữu ở làng xã từ các mối quan hệ từ gia đình đến dòng họ. Một số tác phẩm lại hớng đến chiêm nghiệm các vấn đề nhân sinh xã hội nh trách nhiệm, gánh nặng của loài ngời, sự thiếu khuyết, không hoàn thiện trong bản chất của con ngời và cuộc đời, đâu là cái đẹp thực sự và vĩnh hằng của cuộc sống… Chiêm nghiệm, triết lý về các vấn đề mang tính chất nhân loại trở thành nhu cầu không thể thiếu không chỉ ở những nhà văn có nhiều từng trải nh Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu mà còn là đề tài phổ biến của các nhà văn thuộc thế hệ sau nh Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hoà Vang… Giải thiêng các nhân vật cổ tích, nhân vật lịch sử cũng là một đề tài trở lại nhiều lần trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo, Nguyễn Xuân Khánh… Qua đây ta thấy đợc một hệ thống

các đề tài, vấn đề chính mà theo yêu cầu của thời đại, các thế hệ nhà văn đi tr- ớc đã khai thác và khám phá.

Đến với truyện ngắn 198X, ta thấy có một sự chuyển đổi căn bản về hệ đề tài, vấn đề so với các thế hệ nhà văn cha anh đi trớc. Không nh các nhà văn nh Nguyễn Bình Phơng, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài… chủ yếu hớng tới nhận thức lại các vấn đề, những chân lý truyền thống, cảm hứng chủ đạo là phản tỉnh thì 8X hầu nh chỉ chú ý đến hiện thực đang xoay chuyển xung quanh mình. Nh đã nói, 8X là thế hệ sinh ra sau chiến tranh, không mang những ám ảnh một thời kì máu lửa khốc liệt của dân tộc, cũng không bị đè nặng bởi t duy thời bao cấp. Lại là thế hệ trẻ, 8X luôn bị cuốn hút bởi thực tại sôi động, bởi những cái mới lạ nảy sinh từng ngày, từng giờ. Họ còn rất trẻ, đang sống ở thì hiện tại, đang đọc ở thì hiện tại, đang viết ở thì hiện tại. Bởi thế văn 8X ít lu tâm đến quá khứ, cũng rất ít nói đến tơng lai. Hiện thực trong các sáng tác chủ yếu ở thì hiện tại, tràn đầy hơi thở của không gian, thời gian, của cuộc sống đang diễn ra xung quanh họ. 8X cũng không quan tâm nhiều đến những chuyện lớn lao nh văn học Đông Tây kim cổ vẫn thờng bàn đến nh: vấn đề chính trị, giai cấp (hoà bình, chiến tranh, vũ khí hạt nhân, hậu quả của chiến tranh, mâu thuẫn giai cấp, giai cấp tiến bộ…), những vấn đề mang tính nhân sinh, nhân loại (nh đi tìm lí tởng sống, số phận con ngời, vấn đề nhân phẩm, nhân cách, gánh nặng, trách nhiệm của loài ngời…). Hiện thực phổ biến đợc các nhà văn trẻ lựa chọn là chuyện sinh hoạt gần gũi, những cảm giác, những niềm vui, nỗi buồn, những bi kịch, nỗi đau của chính bản thân họ, của những ngời xung quanh mà hằng ngày họ đợc chứng kiến. Đó có thể là chuyện bạn bè, tình yêu, tình dục, gia đình... Có khi họ để mắt tới những số phận bé nhỏ xung quanh, hớng tới nhận chân hiện thực. Những câu chuyện ấy đợc viết nên từ chính kinh nghiệm của 8X.

Nhìn chung, hệ đề tài, vấn đề chủ yếu của truyện ngắn 8X tơng đối nghèo nàn, thiếu phong phú, tập trung trên một số vấn đề cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyền ngắn của thế hệ nhà văn 198x trong văn học việt nam đương đại (Trang 81 - 84)