6. Cấu trúc của khoá luận
3.1. Một sự –tràn bờ– thể loại trong bản thân hình thức truyện ngắn
các phơng diện hình thức, kỹ thuật viết
Sự thay đổi về quan niệm sống và sáng tạo cùng hệ thống đề tài tất yếu dẫn đến sự thay đổi trên phơng diện hình thức, kỹ thuật viết của truyện ngắn 8X. Các thế hệ nhà văn đi trớc đã có những đóng góp lớn trong việc cách tân thể loại. Tiếp nối cha anh mình, các nhà văn 8X đang có những thể nghiệm trên hình thức truyện ngắn, góp phần hiện đại hoá nền văn học Việt Nam đơng đại.
3.1. Một sự –tràn bờ– thể loại trong bản thân hình thức truyện ngắn ngắn
Đa số các nhà văn thế hệ 8X đã lựa chọn truyện ngắn làm thể loại để thử sức, thể nghiệm trong những bớc đầu tiên trên hành trình văn chơng. Truyện ngắn – một thể loại quen thuộc tiêu biểu cho phơng thức tự sự, đặt vào tay các nhà văn trẻ đơng đại đã mang một vóc dáng, hình hài khác. Truyện ngắn 8X không còn giữ nguyên cấu trúc thông thờng mà đã tràn ra ngoài khuôn khổ của thể loại truyện ngắn truyền thống.
Trớc hết chúng ta cần tìm hiểu quan niệm truyền thống về thể loại truyện ngắn. Về khái niệm Truyện ngắn, có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Nhng có thể tạm thời thống nhất với cách định nghĩa ngắn gọn trong Từ điển thuật ngữ văn học: Truyện ngắn là “tác phẩm tự tự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phơng diện của đời sống: đời t, thế sự hay sử thi, nhng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn đợc viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [15, 370]. Nh vậy, có thể nói dung lợng nhỏ, vừa phải là đặc trng đầu tiên, nổi bật của thể loại truyện ngắn, phân biệt với các thể loại khác nh tiểu thuyết, truyện vừa, truyện mini.
Theo quan niệm của đa số các nhà lý luận thì truyện ngắn là thể loại xuất hiện muộn trong lịch sử, ra đời trong nền văn học hiện đại. Nó “thể hiện một kiểu t duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại” [15, 371].
Do có dung lợng nhỏ nên khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thờng hớng tới việc khắc hoạ một hiện tợng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tinh thần của con ngời. Truyện ngắn là một lát cắt hiện thực ngay tại điểm có vấn đề. Vì thế, trong truyện ngắn thờng có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật của truyện ngắn là mảnh nhỏ của thế giới ấy. Nhân vật trong truyện ngắn là một nhát cắt điển hình hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con ngời. Nhân vật của truyện ngắn tuy không đợc khắc hoạ rõ nét, đầy đủ cả quá trình số phận nh trong tiểu thuyết nhng vẫn đợc nhà văn phác thảo về tiểu sử, chân dung, tính cách, phẩm chất…
Trong truyện ngắn truyền thống, cốt truyện có vai trò quan trọng. Quan niệm truyền thống gần nh cho rằng truyện ngắn nhất thiết phải tồn tại trên một cốt truyện, nếu không có cốt truyện thì không thể thành truyện ngắn. Cốt truyện của truyện ngắn thờng diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và về tình ngời. Các sự kiện trong cốt truyện thờng xoay xung quanh một tình huống có vấn đề, một sự kiện bất thờng nào đó. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thờng đợc xây dựng theo nguyên tắc tơng phản hoặc liên tởng. Bút pháp tờng thuật của truyện ngắn thờng là chấm phá.
Cũng do dung lợng hạn chế mà yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lợng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu cha nói hết.
Trên mô hình truyện ngắn truyền thống, các nhà văn 8X đã có những biến đổi, cách tân, thậm chí có những đột phá táo bạo. Phải chăng các nhà văn
8X muốn đối thoại với quan niệm truyền thống về truyện ngắn mà cho trình làng nhiều tác phẩm rất khác với mô hình truyện ngắn trên và tự tin gọi chúng là truyện ngắn. Truyện ngắn của họ có khi gần với tiểu thuyết, truyện vừa, có khi lại gần với bút ký, nhật ký, tản văn. Đó có phải là một sự tuyên bố của các nhà văn trẻ về quan niệm mới của mình đối với thể loại truyện ngắn?
Truyện ngắn 8X có những cách tân trên bình diện dung lợng. Nhiều truyện ngắn đã nới rộng về số trang, nới rộng về phạm vi hiện thực phản ánh khiến cho truyện ngắn có sức chứa của một truyện vừa, thậm chí là của một tiểu thuyết. Tiêu biểu cho kiểu sáng tác này là nhà văn trẻ Lynh Barcadi. Truyện ngắn Tre rừng của chị chiếm 35 trang trong tập Vũ điệu thân gầy (từ trang 221 đến 256). Trong khuôn khổ 35 trang viết, tác giả đã miêu tả số phận của nhân vật từ lúc ra đời (sự ra đời của Thành cũng cho ta hình dung về sự ra đời của nhân vật tôi – ra đời trong sự tò mò, dèm pha thậm chí khinh rẻ của ngời đời), đến khi trởng thành, vật lộn với dòng đời để tìm một lối đi cho mình. Truyện không chỉ tái hiện cuộc đời của hai đứa trẻ mà còn gợi ra đôi nét về ngời mẹ xấu xí, cũng là một thân phận trong số hàng ngàn thân phận bị cuộc đời hắt hủi và sống hoang dại nh tre rừng, góp phần hoàn thiện bức tranh xã hội nhục nhằn mà Lynh Barcadi đã dựng lên. Câu chuyện đi từ ngời mẹ qua hai đứa con và dừng lại ở đoạn mở ra một lối đi cho hai nhân vật tôi và Thành khiến cho ta có cảm giác chuyện mở rộng ra vô biên theo chiều thời gian. Chuyện còn mở rộng về chiều kích không gian khi đặt nhân vật vào ba không gian khác nhau: không gian miền núi nơi có những vờn điều và mãng cầu rộng trải dài, không gian thành thị nơi tôi làm thuê, không gian thứ ba là một vùng thật xa thành phố, nơi hai nhân vật chính của truyện quyết làm chốn dung thân cuối cùng. Trong thời gian, không gian mở rộng đó, nhiều vấn đề xã hội đợc đề cập đến. Trớc hết tác phẩm tái hiện cuộc sống của những con ngời dới đáy xã hội, bi hắt hủi và đặt ra vấn đề đâu là chỗ trú ẩn an toàn cho họ. Thứ hai, đó là bức tranh xã hội thu nhỏ đợc nhìn từ mặt trái, mặt gai góc của nó. Thứ ba, truyện còn mang khát vọng “hoá giải một quan niệm về trinh tiết, về quyền lực của trinh tiết vẫn đè nén những con ngời ở xã hội này – xã hội mà chúng ta
đã/đang sống. Nó cũng huỷ bỏ cái cảm giác đáng sợ của tình dục, của loạn luân khi yêu thơng và hi sinh đứng cao hơn tất cả những điều đó” [51]. Truyện ngắn Tre rừng tích tụ trong nó một năng lợng văn hoá lớn vợt ra ngoài khuôn khổ của một truyện ngắn.
Cũng nh Tre rừng, truyện ngắn Hậu sản của Lynh Barcadi cũng chiếm một lợng lớn số trang trong tập truyện Độc thoại trên tháp nhà thờ – 45 trang (từ trang 94 đến 137). Truyện với nhiều biểu tợng đã phơi bày tất cả những hủ lậu của xã hội tối tăm, tàn nhẫn và cuộc sống mù mịt của những con ngời làm nô lệ cho nó.
Về hình thức, nhiều truyện ngắn 8X còn đợc chia thành nhiều phân đoạn nh các chơng, hồi nh một cuốn tiểu thuyết vậy. Rỗng của Từ Nữ Triệu V- ơng đợc chia thành bốn phần dài ngắn khác nhau và mỗi phần đợc gắn với một tiêu đề: 1. Cơn giông, 2. Lãng mạn, 3. Doanh nghiệp, 4. Kết. Mỗi phần trong
Căn gác ma [42] của Từ Nữ Triệu Vơng, Bên kia giấc mơ màu hạt dẻ của Nguyễn Quỳnh Trang, Cầu tình Praha của Tereza Trần… lại đợc đánh số thứ tự 1, 2, 3… Các phần trong truyện ngắn Hậu sản của Lynh Barcadi lại đợc đánh số bắt đầu từ số 0. Truyện ngắn Rubic [7] của Ngọc Cầm Dơng lại đợc phân thành mời sáu mảnh nhỏ tởng nh tách rời lại đợc xâu chuỗi với nhau thành một thể thống nhất trong ý tởng. Với những truyện ngắn có hơi hớng tiểu thuyết nh thế, nếu tác giả đầu t thêm thì chúng có thể trở thành những tiểu thuyết thực sự. Hớng đi này của nhà văn 8X là một dấu hiệu khả quan cho thấy tiềm năng và sự phát triển của văn xuôi 8X.
Bên cạnh xu hớng nới rộng khuôn khổ của truyện ngắn truyền thống còn có xu hớng đi ngợc lại với nó. Đó là rút gọn, thu hẹp dung lợng truyện ngắn. Tiêu biểu có các truyện ngắn Đau nơi đầu lỡi, Cánh cửa [42] của JJ Hải, chùm truyện ngắn của Ngọc Cầm Dơng: Thủ dâm tinh thần, Sống, Vấn tóc cao, Vấn tóc, Cam…[7]. Mỗi truyện ngắn nh thế chỉ khoảng cha đầy một trang đến hai trang. Một số truyện trong đó đạt đến độ hàm súc, cô đọng, nén chặt nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nh truyện Vấn tóc [7] chỉ là một đoạn thoại gồm
hai câu, câu một là của cô gái kể về lời dạy của mệ về cách vấn tóc nh một bộ phận thiết yếu làm nên đức hạnh của ngời phụ nữ, câu hai là lời một ngời khác, (chắc hẳn là đàn ông) nói sau khi nghe chuyện cô gái kể và chỉ một từ chị ấy
xuất hiện trong lời này thôi thì nội dung của truyện đã bộc lộ. Từ đó ngời đọc hiểu đợc đức hạnh truyền thống bị thử thách, bị bỏ qua trong thời hiện đại nh thế nào.
Tuy nhiên, không phải truyện ngắn 8X nào có dung lợng nhỏ cũng đạt đến độ hàm súc nh vậy. Nhiều truyện ý đồ của tác giả phơi bày lộ liễu ra ngoài, truyện không có gì hơn ngoài những câu chữ ngắn ngủi (Sống, Đau nơi đầu lỡi…). Nhng dù sao, độ ngắn của truyện ngắn 8X ít nhất cũng là một sự phá cách so với truyện ngắn truyền thống. Đó có thể xem là một dấu hiệu quan trọng cho thấy sự nỗ lực tìm tòi, đổi mới nghệ thuật tự sự của các nhà văn trẻ trong thể loại truyện ngắn.
Trong quan niệm của truyền thống, cốt truyện đợc xem nh một dấu hiệu đặc trng để nhận diện thể loại tự sự nói chung, truyện ngắn nói riêng. Thế nhng trong rất nhiều truyện ngắn của các nhà văn 8X, cốt truyện lại hầu nh không đợc xem trọng. Sự kiện rất ít thậm chí không có một sự việc nào nổi bật, rõ ràng, nhân vật thờng chỉ phác hoạ vài nét sơ lợc, thậm chí có lúc bị xoá mờ tiểu sử, tính cách, nhiều nhân vật không có tên cụ thể, chỉ đợc gọi bằng các đại từ y, hắn, gã… Nhiều truyện chẳng còn gì để tóm tắt. Nh Giăng mắc của Phạm Vũ Văn Khoa [42], nhân vật không có một nét phác họa nào về chân dung, tính cách cụ thể, không có tên, chỉ đợc gọi bằng một đại từ là hắn. Hắn sống trong một không gian ảo, khó xác định. Trong truyện ngắn Đêm của Phạm Ngọc Lơng, nhân vật xng tôi cũng bị nhấn chìm trong một mớ hỗn độn của những ảo ảnh. Nhân vật trong truyện ngắn Khoảng yên của hắn [42] của Yên Khanh có tên nhng chỉ là các chữ cái A, B, C, D, E, b1,b2,b3,…bn. Tất cả đều bấn loạn, khó nắm bắt. Cốt truyện gần nh bị triệt tiêu trong các truyện ngắn này. Xu hớng sáng tác này mang hơi hớng của Kafka, Becket. Nó phù hợp với tinh thần hiện đại hoá văn học cũng đã đợc một số cây bút văn xuôi đơng đại nớc ta nh Nguyễn Bình Phơng, Thuận, Phạm Thị Hoài… thể nghiệm.
Trên tinh thần không coi trọng cốt truyện, ở nhiều truyện ngắn, các nhà văn 8X không chủ ý xây dựng các tình huống mang tính kịch, chứa những mâu thuẫn căng thẳng của đời sống, cũng ít sắp đặt những xung đột giữa các nhân vật, giữa nhân vật với cuộc sống bên ngoài. Hiện thực chủ yếu trong các truyện ngắn 8X là hiện thực tâm trạng. Nhiều truyện kéo dài chín, mời trang giấy nhng chỉ chủ yếu xoay quanh trạng thái tinh thần của nhân vật với một vài tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ. Truyện bộc lộ một cách trực tiếp những quan niệm, ấn tợng, ý nghĩ chủ quan của nhân vật đối với thế giới xung quanh. Không có cốt truyện rõ ràng, lại chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của con ng- ời, truyện ngắn 8X vì thế rất gần với các thể loại trữ tình nh tuỳ bút, thơ văn xuôi hay đơn giản nh một trang nhật ký cá nhân.
Rỗng của Từ Nữ Triệu Vơng, Bên kia giấc mơ màu hạt dẻ của Nguyễn Quỳnh Trang là những trang cảm xúc của nhân vật khi chạy theo mối tình đơn phơng vô vọng. Đau khổ, mệt mỏi, khao khát, trống rỗng, bã bời là những cảm xúc của cả hai nhân vật em trong hai truyện ngắn đã trải qua. Tuy các nhân vật có một số hành động (nhân vật em trong Rỗng có đối thoại, viết thơ, hút thuốc, uống rợu, làm tình… Còn nhân vật em trong Bên kia giấc mơ màu hạt dẻ ít hành động hơn: một vài mẩu đối thoại, làm việc, tự tử) và có các mối quan hệ với xung quanh nhng chúng cũng chỉ nhằm mục đích là làm rõ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Chỉ khác là cảm xúc của nhân vật em trong truyện của Từ Nữ Triệu Vơng bạo liệt và trần trụi hơn, còn trong truyện của Nguyễn Quỳnh Trang cảm xúc có phần nhẹ dịu, mơ mộng hơn.
Trống trải và rộng quá chừng của Lê Nguyệt Minh nh cái tên của truyện, nó là những tâm sự, suy nghĩ của hai nhân vật Ninh và Hoa trớc cuộc sống không nh ý muốn. Suy nghĩ của nhân vật đợc trình bày trực tiếp và hết sức chân thật: “Ninh sợ hằng ngày phải nghe những lời nói độc địa, phải nhìn ánh mắt lạnh lùng ghen ghét của họ. Ninh sợ điều đó, sợ đồng loại của mình… Thỉnh thoảng cô hay nghĩ đến số phận. Một ngày nào đó khi mình chết đi, phải nằm trong quan tài chật chội, tối thui, chân rữa trong nớc lạnh. Chắc cuộc đời con ngời cũng giống nh chiếc lá kia. ôi trời ôi, nghĩ đến chết Ninh lại thấy sợ.
Đời này Ninh sợ chết nhất, cái thứ hai cô sợ là bị ngời khác chê văn của mình”. Hay ở nhân vật Hoa: “Hoa thấy buồn…cái giờng hôm nay với Hoa sao trống trải và rộng quá chừng”..v.v. Cấu trúc câu kiểu Hoa (Ninh) + cảm thấy, ao ớc, ủ dột, buồn… xuất hiện rất nhiều trong truyện ngắn để diễn tả những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.
Mùa hoa Jonquille sớm của Phan ý Yên nh những trang nhật ký của hai nhân vật – một cô gái và một chàng trai yêu nhau – ghép lại. “Ngày tháng năm…Cuối cùng tôi cũng đủ can đảm để nói thật với em tất cả mọi điều… Ngày tháng năm…Tại sao em lại đến trong lúc kẻ tồi tệ nhất trong tôi trỗi dậy… Ngày tháng năm… Vậy là anh đã đợc đa vào đây gần ba tháng và anh đã quen em sáu tháng mời bốn ngày rồi em nhỉ kể từ buổi chiều tháng ba ấy, gió tung bần bật khiến anh va vào em trong cơn quờ quạng đúng sai”… Qua độc thoại của hai nhân vật, ta cũng nắm đợc một cốt truyện sơ lợc nhng đó không phải là điều chủ yếu trong truyện ngắn này. Nổi bật trong tác phẩm là niềm hối hận, day dứt, thơng cảm của một chàng trai vì đã lừa dối cô gái – một tâm hồn rất đỗi ngây thơ, trong sáng. Ma hát ru em [39] của Trần Hoàng Trâm cũng nh những trang nhật ký: “Ngày… nắng nh thiêu đốt con đờng. Ngày… những cơn gió lạnh cuốn chiếc lá khô rời cành. Ngày… đông tàn”…
Nhiều truyện ngắn lại miên man những cảm xúc gửi vào những câu văn rất ngắn du dơng tựa nh một bài thơ văn xuôi. Tiêu biểu có Khúc trầm cảm [4] của Trơng Quế Chi, Bớm non tìm đêm [40] của Nguyễn Quỳnh Trang.