Quan niệm sống của thế hệ nhà văn

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyền ngắn của thế hệ nhà văn 198x trong văn học việt nam đương đại (Trang 60 - 73)

6. Cấu trúc của khoá luận

2.1.2. Quan niệm sống của thế hệ nhà văn

Cũng nh vậy, truyện ngắn 8X cho ta hiểu về quan niệm sống của các nhà văn 8X. Các nhà văn 8X đã đứng cạnh nhau tạo thành một thế hệ, gọi là

thế hệ 8X đã đợc xã hội nhận diện. Quan niệm, cách nghĩ, thái độ của thế hệ đó đợc bộc lộ trong các sản phẩm mà họ tạo ra. Bức chân dung tinh thần tự hoạ của thế hệ nhà văn 8X đợc khắc tạc rất rõ trong các truyện ngắn 8X.

Qua truỵên ngắn 8X mà ta hiểu đợc tâm sự của một thế hệ. Qua mỗi tác phẩm mà ta hiểu đợc quan niệm, cách nhìn đời của mỗi cá nhân 8X cũng nh cách phản ứng của 8X đối với hiện thực đó. Cách nhìn đời của 8X chủ yếu là cách nhìn đối với những ngời cùng thế hệ, lấy cái tôi làm trung tâm. Quá trình viết văn chính là quá trình 8X tự “giải trình” chính mình, tự khám phá bản thể. Bởi thế nó thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá riêng của 8X đối với cuộc đời. Ngay từ cách nhìn nhận, đánh giá này mà ta đã thấy đợc phần nào thái độ, cách phản ứng đối với hiện thực của 8X.

2.1.2.1. Một cuộc sống đen tối, không trọn vẹn hiện hình trong truyện ngắn 8X

ở các mức độ khác nhau, cuộc sống hiện hình trong các sáng tác của 8X đầy đen tối, bất trắc, đổ vỡ, không trọn vẹn. Một cái nhìn u ám bao trùm lên hầu hết các câu chuyện đợc kể. ở đâu ta cũng bắt gặp những cảnh chia tay, li biệt, bất hạnh. ở đâu ta cũng thấy buồn, thấy những nỗi đau đớn rỉ máu,

những quằn quại, rên xiết. Không có con ngời hoàn hảo, không có hạnh phúc dài lâu, không một cái kết thúc có hậu.

Đọc Giăng mắc [42] của Phạm Vũ Văn Khoa, tác phẩm đầu tiên của tập Truyện ngắn 198X ta đã bị lạc lối vào một mớ hỗn độn, vụn vỡ, không kết nối, không liền mạch, không ăn khớp với nhau. Con ngời bức bối giữa phố xá. Ngời hoá thành heo, heo chính là ngời. ả điếm bị xoá mặt. Ngời vợ thiếu chung thuỷ. Godot cha đến… Đó chính là những mảnh vỡ hiện thực mà con ng- ời không thể biết trớc, không thể hiểu hết đợc tác giả chắp nối lại, là những mảng hiện thực đen tối “chất đầy xú ế” khiến con ngời phải nôn, muốn thải ra cho hết, cho kiệt. Truyện ngắn mở đầu nh là một dự báo cho không khí của toàn tập truyện.

Trứng luộc và cà phê [42] của Ngọc Cầm Dơng lại mang đến cho ngời đọc một mối tình tan vỡ giữa một cô gái tên Linh với một tay trống. Cô gái đã chọn tình yêu là điều đặc biệt trong đời mình, hi sinh tất cả vì nó nhng cuối cùng đã vì nó mà cô đánh mất cả chính mình. Nh cái tên của truyện ngắn,

Những giấc mơ không thành [29] của Lê Nguyệt Minh là tâm sự của một cô gái sống trong bức bối, ngột ngạt với cô bạn cùng phòng nhng thiếu đồng cảm, với ngời tình thiếu mặn mà, thuỷ chung. Cô đi lấy chồng mang theo giấc mơ đã chết của mình. Rỗng [41] của Từ Nữ Triệu Vơng, Trống trải và rộng quá chừng [41] của Lê Nguyệt Minh, Bên kia giấc mơ màu hạt dẻ [41] của Nguyễn Quỳnh Trang đều là những chuyện tình dang dở, đa nhân vật đến bế tắc, thậm chí là cái chết. Những cuộc chia tay của tuổi trẻ [39] của Cát Yên kể về ba mối tình của ba cô gái là du học sinh trên đất ấn Độ. Ba mối tình đi theo ba con đờng khác nhau nhng lại đều đi đến điểm kết thúc là tan vỡ và gây đau khổ cho ngời trong cuộc. Trong Mùa hoa Jonquille sớm [42] tác giả Phan

ý Yên lại thổi chất thơ, chất trữ tình, lãng mạn vào mối tình mong manh không đến đích.

Khai thác mảng đề tài gia đình, Lynh Barcadi, Niê Thanh Mai, Nguyễn Thị Cẩm… đã cho chúng ta một góc nhìn mới, từ mặt trái của hiện

thực cuộc sống. Độc thoại trên tháp nhà thờ[40] của Lynh Barcadi tái hiện cuộc sống của một nhân vật không có lấy một ngày bình yên trong gia đình, thậm chí là phải sống trong những cảnh ma quái, kinh rợn. Truyện ngắn Tre rừng của chị làm cho ta tái tê bởi những số phận hoang dại nh tre rừng, bởi tình thơng của ngời chị giành cho đứa em mình mà không cần biết đến nhục nhằn, không cần biết đến những điều cấm kị, không cần biết đến đạo lý. Ngời chị đã cho em tất cả, không bán thân nhng đã lấy thân xác của chính mình để làm phơng tiện tạo hạnh phúc cho em. Niê Thanh Mai khiến ta không thể chỉ trách móc mà còn thông cảm phần nào với sự phản bội của ngời cha và thơng xót đồng thời thầm trách sự câm lặng, nhẫn chịu của ngời mẹ, cả hai đều là nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ hạnh phúc gia đình (Khoảng trắng ngày xa tôi

[41]). Nguyễn Thị Cẩm khiến ngời đọc bị ám ảnh bởi sự ra đi đột ngột của ng- ời chị gái (Đi vào một ngày không báo trớc [41]), Từ Nữ Triệu Vơng lại tái hiện những cảnh bạo lực vũ phu trong một gia đình và cha đi đến hồi kết (Ngủ đi nhé à ơi…[42]). Bằng giọng kể bình thản, tác giả Phan ý Yên kể về hai thế hệ nối tiếp nhau là hai ngời Đàn bà họ Vũ [57] sống trong đau khổ, nhẫn nhục với đứa con không cha của mình. Câu chuyện kết thúc trong giông bão, sơng giá cuộn trào ập đến ngời thiếu phụ cô độc.

Trên những mảng đề tài khác, Phạm Ngọc Lơng lại hớng ngòi bút đến bất hạnh của những kiếp ngời nhỏ nhoi bị cuộc đời vùi dập (Cát hoang, Xóm bờ mơng [39]). Đến con mèo cũng bỏ em mà đi [42] của Li Liên lại mang những dự cảm, lo lắng về một ngày hạnh phúc sẽ ra đi. Nhân vật trong Ma hát ru em [39] của Trơng Quế Chi mang một ảo ảnh về hạnh phúc. Hạnh phúc thật mong manh, chỉ khi mất nó ta mới biết quý trọng và hối tiếc. Con ngời dờng nh bất lực, không thể níu kéo, gìn giữ hạnh phúc cho mình. Trong một truyện ngắn của Ngọc Cầm Dơng, hình ảnh của ngời hùng cũng không thể trọn vẹn, “ngời hùng không đơn giản chỉ là một ngời hùng”(Ngừời hùng [7]) mà đằng sau hình ảnh đẹp đẽ tởng nh không tì vết mà ngời đời hết lời ca ngợi, ngỡng mộ đó là con ngời rất đỗi đời thờng, nếu không muốn nói là tầm thờng...

Nói hiện thực đợc phản ánh trong truyện ngắn 8X là hiện thực đổ vỡ, đầy bất trắc, điều đó không có nghĩa 8X không đề cập đến những hạnh phúc, những phút bình yên trong cuộc sống. Với tâm hồn trẻ trung, ở lứa tuổi đang yêu, 8X không thể quên, càng không thể không viết về hạnh phúc, niềm vui. Những trang viết đậm chất trữ tình kể về kỉ niệm tuổi thơ trong Bụi phố [42] của Yên Khanh, trong Đi vào một ngày không báo trớc của Nguyễn Thị Cẩm… không phải là hạnh phúc sao? Phút hạnh phúc ngọt ngào, những khoảnh khắc đoàn tụ ấm áp của đôi vợ chồng trẻ trong Câu chuyện tình yêu [39] của Niê Thanh Mai; d âm dịu ngọt của tình yêu đến nhẹ nhàng bên ô cửa sổ xanh cời với nắng cùng ba tiếng thiêng liêng “Anh yêu em” khép lại truyện Đối thoại với ngời nằm nghiêng [40] (Niê Thanh Mai); cái kết thúc của truyện ngắn Thoại [30] (Lê Nguyệt Minh) với ánh nắng chói chang, những bài hát n- ớc ngoài vui nhộn và ngời vợ trẻ líu lo suốt ngày, véo von nh chim cúc cu không phải là niềm vui, là bình yên của cuộc sống sao?

Thế nhng những trang viết nh thế rất hiếm hoi trong truyện ngắn 8X. Hạnh phúc, bình yên trong các trang viết của họ thật ngắn ngủi, chỉ tồn tại trong khoảnh khắc, trong giây phút, chỉ mong manh nh bóng tuyết (tên một truyện ngắn của Ngọc Cầm Dơng) rồi sẽ bị hiện thực đen tối vùi dập. Cậu bé thơ ngây, trong trẻo bên con cào cào tía và lời hứa “sẽ trở về” cũng đã lấm lem bụi đời (Bụi phố). Hạnh phúc của hai chị em ngày thơ bé cũng không còn bởi ngời chị đã ra đi mãi mãi (Đi vào một ngày không báo trớc). Hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ trên chiếc giờng đêm tân hôn cũng không kéo dài lâu và trên chiếc gờng ấy, cuộc hôn nhân tan vỡ, đi đến kết thúc (Câu chuyện tình yêu). Hạnh phúc của ngời vợ trẻ vui nhộn sẽ kết thúc câu chuyện một cách trọn vẹn nếu nh không có chi tiết mang dự cảm về một điều chẳng lành: “Nghe đâu, cô ngồi may áo cho con, do mải hát theo một bài hát tiếng Anh mà cô bị mũi kim đâm vào tay, chảy máu”. Kết thúc của truyện ngắn Cửa sổ không có chấn song [40] (Niê Thanh Mai) le lói một niềm hạnh phúc đợc hoà nhập giữa cuộc đời của nhân vật Duy. Nhng cảm giác hạnh phúc đó trong lòng ngời đọc khó

trọn vẹn bởi vẫn ám ảnh không thôi sự ra đi không bình yên của ngời chị và hình ảnh khung cửa sổ có chấn song nh một rào cản khắc nghiệt giữa nhân vật với thế giới sôi động bên ngoài. Dù gia đình đã đợc hàn gắn nhng vết thơng lòng trong mỗi ngời vẫn không thể liền miệng, trong giấc mơ của đứa trẻ vẫn là ngôi nhà sụp đổ và đống gạch vụn ngổn ngang (Khoảng trắng ngày xa tôi

[41]). Linh tìm đợc hạnh phúc bên ngời chồng của mình nhng cô vẫn cảm thấy anh không hiểu cô và hạnh phúc không thể nào trọn vẹn vì cô chẳng bao giờ đủ trởng thành để làm mẹ (Trứng luộc và cà phê)… Cái nhìn hiện thực đầy bi quan, hoài nghi vẫn là cái nhìn chủ đạo xuyên suốt nổi bật trong truyện ngắn 8X.

Đứng trớc hiện thực dờng nh chỉ có những bất hạnh, khổ đau và không bao giờ trọn vẹn đó, các nhân vật của 8X đã làm gì, hay các 8X đã có phản ứng nh thế nào? (ở đây, chúng tôi không muốn đồng nhất nhân vật trong các truyện ngắn với tác giả của nó. Nhng nh đã nói ở trên, cách nhìn đời của 8X chủ yếu là cách nhìn đối với những ngời cùng thế hệ, lấy cái tôi làm trung tâm, quá trình viết văn chính là quá trình 8X tự “giải trình” chính mình, tự khám phá bản thể cho nên sự phản ứng của các nhân vật trớc hiện thực cho ta thấy một cách rõ ràng nhất thái độ, lối sống của 8X hiện nay). Dựa trên cảm quan hiện thực của mình, các nhà văn 8X thờng để cho các nhân vật hành xử theo những cách nhất định. Nhìn chung, có hai xu hớng:

Xu hớng thứ nhất là giữa cuộc đời đen tối, nhân vật cảm thấy cô đơn, lạc lõng nhng vẫn tin tởng vào tơng lai và không ngừng đi kiếm tìm hạnh phúc dù biết hạnh phúc rất mong manh. Ninh trong Trống trải và rộng quá chừng là cô gái “thờng mang trong lòng nỗi buồn truyền kiếp, sinh ra đã thấy lạc lõng cô lẻ ngay giữa đám đông”. Hành trình kiếm tìm hạnh phúc của cô bắt đầu từ một điều ớc: “Ninh ra đứng ngoài cửa sổ, ao ớc giá mà có một tình yêu, có một ai đấy yêu mình, chắc mình sẽ biết cách phải bắt đầu cuộc sống nh thế nào”. Đó không chỉ là điều ớc của riêng Ninh mà còn là điều ớc của các nhân vật Hoa, Hồng trong truyện và cũng là điều ớc của nhiều 8X. Nhân vật tôi trong

Bụi phố không dừng lại ở mơ ớc mà tìm về với thôn quê, với mùi thơm ngọt ngào của đồng ruộng, bỏ lại đằng sau “thành phố lùi dần, lùi dần trong bụi phủ”. Chuyến tàu ngào ngạt hơng đồng nội đa Thuý trở về với quê hơng chính là chuyến tàu mang cô đến với hạnh phúc, sự bình yên. Cuộc kiếm tìm một ảo ảnh, kiếm tìm “một buổi tối hơn một năm nay và có lẽ vẫn sẽ tìm kiếm cả cuộc đời” của chàng trai trong Bóng tuyết [7] cũng chính là kiếm tìm sự trọn vẹn, chất lí tởng, cõi bình yên. Hay một chàng trai khác đã vợt qua nhân s [39] trong truyện ngắn của Hoàng Thuỳ Linh cũng chính là sự vợt qua những thử thách, trở ngại, vợt qua cái tôi ích kỉ để đợc yêu thơng thực sự, để có cuộc sống đẹp đẽ hơn. Có khi nhân vật muốn mình nh một nụ hoa cắm trong bình khô n- ớc để cảm nhận cái chết đang đến gần mà thấy đợc ý nghĩa, vẻ đẹp của cuộc sống hiện tại. Từ đó nhân vật muốn nói với ngời đọc Hãy cắm một nụ hoa vào bình khô nớc [7] (Ngọc Cầm Dơng). Một điều đáng tiếc là những ý tởng đáng quý, những cách phản ứng tích cực với cuộc sống nh thế này lại tơng đối ít trong truyện ngắn 8X mà nhờng phần lớn còn lại cho xu hớng thứ hai – xu h- ớng phản ứng một cách khá tiêu cực đối với cuộc sống của các nhân vật.

Xu hớng thứ hai là khi phải chạm mặt với những bất hạnh, với những trắc trở của cuộc sống, các nhân vật hoài nghi, trở nên bế tắc và có những phản ứng tiêu cực thậm chí muốn phá phách, nổi loạn.

Trống trải và rộng quá chừng là một trong những trạng thái sống của 8X khi thiếu tình yêu, thiếu công việc nh ý muốn, nghĩa là cuộc sống thiếu trọn vẹn. Hoa trong truỵên ngắn cùng tên luôn sống bằng những câu nói bất cần và không quên luôn kèm theo nụ cời khẩy: “Mất gì, còn gì mà mất” cùng những triết lí cay độc: “Kẻ mạnh là kẻ biết đi bằng đôi chân của ngời khác một cách thành thạo mà phải đi nh thế nào để nó không hề biết là mình đang đi bằng chân của nó”. Cô buông thả, luôn thấy chán ngấy cuộc sống và chán ngấy bản thân mình với lối sống cũ kĩ, lặp lại. “Cuộc sống của Hoa nh những mảnh ghép vá víu, mà mảnh ghép nào cũng giống nhau đến lạ lùng”. Nhân vật

em trong một truyện ngắn của Từ Nữ Triệu Vơng lại luôn ở trong trạng thái

có vợ khiến cô trở nên tuyệt vọng, điên cuồng, hoàn toàn buông thả. Khóc lóc, đập phá, đốt nhật kí, nhảy múa truy hoan dới trời ma đối với cô vẫn cha đủ để giải toả những bức xúc của tình yêu đơn phơng. “Em đi siêu thị. Ôm về chục bao thuốc Marlboro. Chục bao diêm dễ đến đốt cháy cả khu kí túc xá. Chục chai Vodka hàng Việt Nam chất lợng cao tiêu chuẩn ISO quốc tế bảo đảm không nhái, đủ ngâm một con khỉ con”. Rồi chìm trong rợu, trong khói thuốc. Để thoả mãn khát thèm ngời đàn ông trong mộng hay để chạy trốn cuộc tình tuyệt vọng ấy, cô lăn xả, chung đụng với những ngời đàn ông khác. Không chỉ có cô mà ngời bạn Cong Cớn của cô cũng mải mê chạy theo cơn đau khổ vì tình đầy thác loạn. Những cô gái sống trong một “mớ lí thuyết sặc mùi nớc tiểu”, chỉ trông ngóng những ngời đàn ông từng trải lấp đầy tâm hồn để không còn lỗ hổng, không còn trống rỗng, tẻ nhạt!

Bằng giọng văn trữ tình, có phần nhẹ nhàng hơn, tác giả Nguyễn Quỳnh Trang với Bên kia giấc mơ màu hạt dẻ cũng miêu tả sự thất vọng đến tuyệt vọng của một cô gái thất tình. Mệt mỏi, khát thèm, chán nản, bã bời, thất vọng là trạng thái tinh thần thờng xuyên ở nhân vật. Dờng nh cô không làm gì để cỡng lại, để vực mình lên mà chỉ luôn ớc “Giá có thể buông lơi tay lái. Nằm gục giữa đờng. Đừng dậy nữa. Đừng dậy. Cô luôn chán đời thèm chết”. Và cô đã chọn lối thoát cho cuộc tình không nh ý muốn của mình là cái chết, chấm dứt cuộc đời. Một cô gái khác điên vì thất tình xuất hiện ở cuối truyện cũng là một trong những dạng sống bế tắc, đầu hàng trớc những đau khổ, thất vọng trong cuộc sống của 8X.

Nhân vật xng Anh trong truyện ngắn Độc thoại trên tháp nhà thờ [40] là nhân vật thực sự nổi loạn, nh một ngọn núi lửa bùng nổ những ẩn ức từ bên trong. Bi kịch của gia đình, sự đối xử ghẻ lạnh của xã hội đã khiến nhân vật gần nh hoá điên. Tự mình đầu độc ngời mẹ đang mang thai, tự mình đào hố chôn mẹ ngay bên dới giờng nằm, tự mình trói chặt bố và em rồi đốt nhà, cuối

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyền ngắn của thế hệ nhà văn 198x trong văn học việt nam đương đại (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w