Thời gian trong thơ tình Xuân Diệu trong mối quan hệ với thời gian trong ca dao tình yêu

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ thời gian trong thơ tình xuân diệu (Trang 95 - 99)

- Thể hiện thái độ đánh giá về hành động xảy ra lâu xa về trớc: Thôi đã

3.3.3. Thời gian trong thơ tình Xuân Diệu trong mối quan hệ với thời gian trong ca dao tình yêu

gian trong ca dao tình yêu

Ca dao là tiếng hát trữ tình của con ngời, là tiếng nói đi từ trái tim đến với trái tim. Nó chứa đựng nhiều nét tiêu biểu của tâm hồn và tính cách của dân tộc ta. Trong đời sống riêng t và đời sống gia đình thì ca dao về tình yêu nam nữ là bộ phận phong phú nhất. Có thể nói những câu ca dao hay nhất và đẹp nhất là những câu ca dao nói về tình yêu.

Trong ca dao về tình yêu nam nữ, nhiều cung bậc tình cảm đợc biểu hiện: thơng yêu, nhớ nhung, hạnh phúc đau khổ, oán trách, giận hờn, nuối tiếc, ớc mơ... Những câu hát biểu hiện tình cảm này thờng chân chất mộc mạc và yếu tố thời gian luôn luôn là khâu chủ đạo. Có những lời ca dao yếu tố thời gian rất rõ nét, nhng có lời ca dao thời gian lại ẩn chứa trong đó, bởi vì thời gian rất trìu t- ợng nó không tự biểu hiện ra đợc, con ngời chỉ nhận thức đợc nó thông qua sự vận động tồn tại . Theo Nguyễn Xuân Kính, thời gian trong ca dao chủ yếu là:

Thời gian trong ca dao là thời gian hiện tại, nó đợc biểu hiện trực tiếp bằng các

từ chỉ thời gian “ bây giờ”, “ hôm nay”, “đêm nay”.

Thống kê trong ca dao Việt Nam, chúng tôi thấy một số từ chỉ thời gian trong ca dao thờng có tần số sử dụng nhiều, chẳng hạn: bây giờ xuất hiện 84 lần,

đêm nay xuất hiện 6 lần, hôm nay xuất hiện 4 lần . Và thời gian “bây giờ” đợc

dùng trong những trờng hợp chỉ thời gian hiện tại nh là một hoàn cảnh gặp gỡ ban đầu để bày tỏ tình cảm: Bây giờ bớm mới gặp hoa / Bây giờ mận mới hỏi

đào / Bây giờ giáp mặt đinh ninh .

Chỉ thời gian hiện tại, tình cảnh hiện tại để đối lập với thời gian quá khứ, tình cảnh trong quá khứ: Ngày nào em bé cỏn con / Bây giờ em đã lớn khôn

thế này / Nào khi nghèo khổ có ai / Bây giờ đặng chiếc thuyền sai phụ đò.

Đặc biệt yếu tố thời gian “ bây giờ” đi với cặp từ khi “ khi xa”, “ xa kia”, “ nào khi”, “bấy lâu” thờng nói đến quá khứ rõ nét hơn nhằm mục đích trách cứ mạnh mẽ hơn: Xa kia nói nói thề thề / Bây giờ bẻ khóa trao chìa cho ai. Phải chăng trong tình yêu đôi lứa, những câu ca dao nói về những lời than thân oán trách, hoặc gặp gỡ nhau ban đầu đều mang yếu tố thời gian “bây giờ”

Các từ “ đêm nay”, “ đêm khuya”, “đêm nằm”, “đêm hè”, “đêm”... đều là những từ chỉ thời gian hiện tại và xuất hiện khá nhiều, thờng nằm ở vị trí đầu câu nhằm mục đích nhấn mạnh ý nghĩa hiện tại của sự tình đợc nói đến: Đêm nay đêm

lạnh đêm lùng / Đêm đắp áo ngắn đêm chung áo dài.

Trong tình cảm, tình yêu, thời gian và cả không gian về đêm thờng dễ bộc bạch nỗi niềm tâm sự. Có lẽ vì thế mà “đêm nay” thờng đợc nhắc đến nhiều lần trong lời ca, khi nhớ thơng, khi tâm sự, khi giận hờn... Nh vậy ý thức về thời

gian trong những lời ca dao là ý thức về cuộc sống của con ngời. Đi sâu hơn chính là ý thức về sự tồn tại.

Thời gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian quá khứ không xa xăm hoặc diễn tả quá trình của sự vật kéo dài từ quá khứ đến hiện tại.

Các từ thờng đợc sử dụng: hôm qua: 8 lần, đêm qua: 28 lần, ngoài ra tác giả dân gian còn sử dụng các cặp từ để đối lập quá khứ – hiện tại, hiện tại – t- ơng lai nhằm nhấn mạnh ý nghĩa thời gian thêm nỗi bật, đồng thời tạo nên cảm giác về sự thay đổi, vận động cả thời gian. Để đối lập quá khứ- hiện tại, tác giả dân gian dùng cặp từ “ khi xa- bây giờ”, “ khi đầu – bây giờ”, “ khi đi – khi về”.... để đối lập cái hiện tại với tơng lai tác giả dân gian sử dụng các cặp từ “ hôm nay – một mai”, “ Giờ đây- đến khi” khác với ý nghĩa của các cặp từ thời gian đối lập quá khứ – hiện tại, những cặp từ đối lập hiện tại – tơng lai xuất hiện trong những lời ca dao đều mang nội dung ý nghĩa hiện tại để nói đến tơng lai thế nào.

Thời gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian diễn xớng, có tính chất công thức ớc lệ.

Tóm lại trong ca dao trữ tình nhất là về tình yêu đôi lứa những lời hát giao duyên nam nữ trong đó ngoài tình cảm luyến ái, ngời ta còn thổ lộ cho nhau mọi niềm vui nỗi khổ ở đời. Dù là lời của một hay hai ngời, dù bóng gió xa gần, ví von đến đâu qua lời ca dao trữ tình thờng thấp thoáng bóng dáng hai nhân vật đang nói chuyện với nhau. Khi đối đáp với nhau thời gian bao giờ cũng là yếu tố quan trọng để đôi lứa làm quen, thổ lộ tình cảm của mình. Trong ca dao tình yêu đôi lứa yếu tố thời gian không thể nào vắng mặt đợc. Thời gian đã bay bỗng đi vào lời ca tiếng hát, quyện trong không gian, đọng lại ở muôn ngàn cây cỏ, lắng đọng lại ở lòng ngời. Thời gian giúp con ngời cảm nhận đợc mọi cái ở đời, hiểu biết hơn về cuộc sống con ngời.

Cũng nh những bài ca dao về tình yêu, thơ tình của xuân Diệu có đủ các cung bậc, tình yêu đơn phơng và đồng cảm yêu khi gần gũi xa cách và chia ly. Nhng thơ tình của Xuân Diệu cụ thể hơn có yêu thân xác đam mê và yêu mộng tởng vô vọng, có tình yêu đầu đời, yêu từ thở cha sinh cho đến sau khi đi vào cõi

vĩnh hằng, yêu sang kiếp khác, một thứ tình mai sau....Từ tình yêu giữa những con ngời, Xuân Diệu mở rộng tình yêu với cõi ngời, yêu cảnh đời, yêu đến ngấu nghiến cả thiên nhiên sự sống. Chính vì với tình yêu mãnh liệt nh vậy cho nên trong thơ Xuân Diệu thời gian trở thành nỗi ám ảnh và thời gian buổi chiều chiếm lĩnh khá nhiều. Buổi chiều trong thơ tình Xuân Diệu luôn luôn có man mác một nỗi buồn, có lúc nghe tê tái làm sao. Thời gian buổi chiều trong thơ tình Xuân Diệu có một sự đồng cảm gần gủi với buổi chiều trong ca dao: Êm

êm chiều ngẩn ngơ chiều (Chiều) Chiều chiều lại nhớ chiều chiều / Nhớ ngời quân tử khăn điều vắt vai (Ca dao). Còn gì gợi nhớ hơn những buổi chiều xa

cách. Buổi chiều thờng gợi nỗi nhớ mong, bởi có lẽ buổi chiều con ngời cảm nhận thấy rõ rệt nỗi cô đơn xa cách. Trong sự vây bọc của khung cảnh hoàng hôn, không gian xám nh sắp tan thành lệ, lòng ngời cảm nhận thấm thía nỗi cô đơn từ trong cảnh vật lan tỏa vào tâm hồn mình. Và trong buổi chiều thờng hiện về trong tâm tởng bao kỉ niệm đẹp của những phút gần gũi, những giờ tình tự, nỗi cô đơn càng thêm thấm thía vị xót xa. Nỗi nhớ từ trong lòng trào ra, bao trùm cả không gian, thời gian buổi chiều, rồi lại từ cảnh vật lan thấm vào mọi ngõ ngách của lòng ngời, đẩy tâm trạng lên đến cao độ, thốt lên thành lời:

Chiều chiều chim vịt kêu trời / Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau (Ca

dao) Anh nhớ em, em hỡi ! Anh nhớ em / Không gì buồn bằng những buổi

chiều /... Anh nhớ em, anh nhớ lắm ! Em ơi !(Tơng t chiều).

Bên cạnh những từ chỉ thời gian nh “chiều”, “đêm” là những thời điểm dễ gây nên những tình cảm nhớ nhung nuối tiếc xuất hiện nhiều trong ca dao và thơ tình xuân Diệu. Chúng tôi thấy trong thơ tình Xuân Diệu khi nói về tình yêu th- ờng bày tỏ những ớc vọng nh ca dao: Ước gì anh lấy đợc nàng (Ca dao). Ước đ-

ợc ngàn năm nghe giọng ấy/ Đèo em đi mãi cuối không gian (Giọng nói)…

Và thời gian trong ca dao cũng nh thời gian trong thơ tình Xuân Diệu chủ yếu nói về hiện tại, nếu có nói về quá khứ cũng chỉ là mợn cái cớ để nói về hiện tại. Tuy nhiên thời gian trong thơ tình Xuân Diệu thờng cụ thể hơn, còn thời gian trong ca dao thờng là phiếm định ngay cả khi nói về một thời điểm cụ nh: đêm nay, chiều nay: Còn đêm nay nữa mai đi / Lạng vàng không tiếc, tiếc khi

ngồi kề / Còn đêm nay nữa mai về/ Lạng vàng không tiếc, tiếc kề má son (Ca dao). Sớm nay sơng xê xích cả chân trời / Giục hồng nhạn thiên di về cõi bắc

(Giục giã).

Thời gian trong thơ tình Xuân Diệu thờng gắn liền với tâm trạng cá nhân nhà thơ. Thời gian trong ca dao thờng gắn liền với những nỗi nhớ, thơng yêu của những cá nhân không xác định ( là tôi, là anh, là ai) Chiều chiều ra ngõ đứng

trông / Ngõ thì thấy ngõ ngời không thấy ngời (Ca dao) Anh một mình nghe tất cả buổi chiều / Vào chầm chậm trong hồn hiu quạnh (Tơng t chiều).

Qua khảo sát, chúng tôi thấy trong ca dao tình yêu đôi lứa và thơ tình Xuân Diệu khi nói về tình yêu về nỗi nhớ, những nuối tiếc về quá khứ ắp đầy kỉ niệm, những hờn ghen và giận tủi bao giờ cũng nói vào thời gian chiều, tối và thời gian của hiện tại. Chính vì vậy mà khi nói đến thơ tình của Xuân Diệu ngời ta thờng thấy phảng phất ý vị ca dao. Tuy nhiên tình yêu trong thơ Xuân Diệu ít diễn tả một cách bóng gió, ớc lệ, công thức nh trong ca dao tình yêu đôi lứa mà

cụ thể đầy đủ ý nghĩa tình yêu, bao gồm cả tâm hồn và thể xác. Và thời gian

trong thơ tình Xuân Diệu thờng giục giã gấp gáp còn trong ca dao tình yêu yếu tố này không rõ nét.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ thời gian trong thơ tình xuân diệu (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w