Thời gian biểu thị sự vội vàng và gấp gáp

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ thời gian trong thơ tình xuân diệu (Trang 85 - 88)

- Thể hiện thái độ đánh giá về hành động xảy ra lâu xa về trớc: Thôi đã

3.3.3. Thời gian biểu thị sự vội vàng và gấp gáp

Cái động thái bộc lộ đầy đủ nhất thần thái của Xuân Diệu có lẽ là vội vàng và gấp gáp. Ngay từ hồi viết Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã thấy “ Xuân

Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt”. Thực ra, cái điệu sống vội vàng, cuống quýt của Xuân Diệu bắt nguồn sâu xa từ ý thức về thời gian, về sự ngắn ngủi của kiếp ngời, về cái chết nh là kết cục không tránh khỏi mai hậu. Sống là cả một hạnh phúc lớn lao kỳ diệu. Mà sống là phải tận hiến và tận hởng! Đời ngời là ngắn ngủi, cần tranh thủ sống. Sống hết mình, sống đã đầy. Thế nên phải chớp lấy từng khoảnh khắc, phải chạy đua với thời gian. ý thức ấy luôn giục giã và gấp gáp: Mau với chứ, vội vàng lên với

chứ / Em, em ơi, tình non đã già rồi / Mau với chứ ! thời gian không đứng đợi / Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai (Giục giã).

Giục giã, gấp gáp, vội vàng, Xuân Diệu thấy cha đủ, ông còn có những ớc muốn hết sức kì lạ: Muốn “tắt nắng”, muốn “ buộc gió”… Thật là những ham muốn bất thờng, chỉ có ở thi sĩ . Nhng làm sao cỡng đợc quy luật, làm sao có thể vĩnh viễn hóa đợc những thứ vốn ngắn ngũi mong manh ấy ? Cái ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta một lòng yêu bồng bột vô bờ đối với cái thế giới thắm sắc đợm hơng này. Thi sĩ muốn “tắt nắng”, muốn “ buộc gió” chính vì muốn giữ mãi hơng sắc cho trần thế này đây. Hơng sắc là cái sinh khí, là cái vẻ đẹp, cái nhan sắc của nó. Tất cả chỉ rực rỡ trong độ xuân thì. Mà xuân lại vô cùng ngắn ngủi, còn con ngời chỉ hởng thụ đợc cái “ ngon” kia khi còn trẻ thôi. Mà cả hai đều vô cùng ngắn ngủi thời gian sẽ cớp đi hết thảy. Có lẽ lần đầu tiên, thơ ca Việt Nam có đợc quan niệm này: Xuân đơng tới, nghĩa là xuân đơng

qua./Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già (Vội vàng). Con ngời thời trung đại

hình nh yên trí với quan niệm thời gian tuần hoàn với chu kỳ bốn mùa, cũng nh cái chu kỳ ba vạn sáu ngàn ngày của kiếp ngời. Con ngời hiện đại sống với quan niệm thời gian tuyến tính, thời gian nh một dòng chảy mà mỗi một khoảnh khắc qua là mất đi vĩnh viễn. Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định. Nói làm

chi rằng xuân vẫn tuần hoàn /Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại (Vội vàng).

Với Xuân Diệu thớc đo thời gian là tuổi trẻ. Tuổi trẻ một đi không trở lại thì làm chi có sự tuần hoàn. Giọng thơ sôi nổi nh nớc tự mạch nguồn tuôn ra. Một hệ thống tơng phản đối lâp : tới - qua, non - già, hết - mất, rộng - chật, tuần

hoàn - bất phục hoàn, vô hạn - hữu hạn, để khẳng định một chân lý triết lý: tuổi xuân một đi không trở lại, phải quý tuổi xuân.

Xuân Diệu là ngời rất nhạy cảm với bớc đi của thời gian. Trong hiện tại đã bắt đầu có quá khứ và đã hé lộ mầm tơng lai, cái đang có lại đang mất dần ... và mối tơng giao mầu nhiệm của cảnh vật, của tạo vật hình nh mang theo nỗi buồn “ chia phôi” hoặc “ tiễn biệt” phải “ hờn” vì xa cách, phải “ sợ” vì “ độ phai tàn sắp sữa”. Cảm xúc lãng mạn dào dạt trong cái vị đời. Nói cảnh vật thiên nhiên mà là để nói về con ngời, nói về nhịp sống khẩn trơng “ vội vàng” của tạo vật. Với Xuân Diệu hầu nh cuộc sống nơi “ Vờn trần” đều ít nhiều mang bi kịch về thời gian: Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi / Khắp sông núi đều than thầm

tiễn (Vội vàng).

Và có lúc Xuân Diệu lại thốt lên lời than. Tiếc nuối, lo lắng và chợt tỉnh “ mùa cha ngã chiều hôm” nghĩa là vẫn còn trẻ trung, cha già. Phải vội vàng, phải hối hả. Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nỗi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng: Chẳng bao giờ, ôi !

chẳng bao giờ nữa.../ Mau đi thôi! Mùa cha ngã chiều hôm .(Vội vàng). Không

thể buộc gió, không thể tắt nắng, cũng không thể cầm giữ đợc thời gian, thì chỉ có một cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, là phải tranh thủ sống: Gấp

đi em, anh rất sợ ngày mai/ Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn (Giục giã).

Thấy thời gian vùn vụt trôi đi, thi sĩ vội vàng kêu gọi tận hởng tình yêu, tận h- ởng những thanh sắc của cuộc sống. Năm giác quan đợc thức nhọn, đợc căng lên với cờng độ cao nhất để cảm thụ ngoại giới. Trong bài “Vội vàng” rất nhiều ớc vọng tự tuôn trào: Ta muốn ôm, ta muốn riết, ta muốn thâu, ta muốn cắn...

Xuân Diệu không chấp nhận cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt, tù túng trong cái “ Ao đời bằng phẳng” ( Tỏa Nhị Kiều), cuộc sống của đám công chức thời Pháp thuộc “ sáng vác ô đi tối vác ô về”, một cuộc sống cầu an, không hoài bão, không lý tởng, không muốn thay đổi thậm chí sợ cả sự thay đổi. Nhà thơ kêu gọi thanh niên phải sống mạnh mẽ, sống có bản lĩnh, thà vụt lóe sáng lên giây phút rồi tắt ngấm còn hơn là kéo dài một cuộc sống lơng thiện nhng buồn tẻ, vô

nghĩa, le lói nh ngọn đèn hạt đỗ suốt canh trờng: Thà một phút huy hoàng rồi

chợt tối / Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm (Giục giã).

Xuân Diệu nh một con ong hút nhụy nh một tình lang trong một cuộc tình chếnh choáng men say. Trớc cuộc đời, trớc tình yêu, nhà thơ không dấu diếm lòng mình sống vội vàng, cuống quýt, sục sôi, ào ạt: Em phải nói, phải nói và

phải nói. / Phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần / Em biết không? anh tìm kiềm em hoài / Sự thật ngày nay không thật đến ngày mai (Phải nói).

Sống vội vàng không có nghĩa là sống gấp, ích kỷ trong hởng thụ. “Vội vàng”thể hiện một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Biết quý trọng thời gian, biết quý trọng tuổi trẻ, biết sống cũng là để yêu, tình yêu lứa đôi, tình yêu tạo vật. Để vợt qua giới hạn của thời gian, nhà thơ đã vội vàng. Sự vội vàng trong thơ Xuân Diệu là sự vội vàng của ngời ý thức đợc giới hạn của con ngời, của cuộc đời. Sự vội vàng đó là sự tích cực sống chứ không phải sống gấp. Nhà thơ vội vàng để chiếm lấy những vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời, của con ngời. Y thức về sức sống mãnh liệt ấy đã trào lên thành khát vọng muốn đợc “ ôm”, đợc “ riết” đợc “ say” với cuộc đời, từ “ sự sống mới bắt đầu mơn mởn” cho đến cánh bớm, tình yêu, cỏ, cây, non nớc...Có thể nói, Xuân Diệu không chỉ sống hay ham sống mà ông “ say sống”, sống mãnh liệt, hối hả. Đó là một nhân sinh quan lành mạnh. Sống là hạnh phúc. Muốn đạt tới hạnh phúc phải sống vội vàng.

Tóm lại, trên đây, chúng tôi đã phân loại, phân tích những biểu hiện của thời gian – tâm lý trong thơ Xuân Diệu. Thời gian tâm lý thể hiện rõ trong các khía cạnh: thời gian mang tính biểu trng (chỉ sự khái quát về thời gian, biểu trng tình yêu, biểu trng sự vận động ); và thời gian tâm lý (thể hiện ở giải bày tâm trạng, các cung bậc cảm xúc, sự yêu thơng nồng cháy, sự vội vàng gấp gáp, khát khao giao cảm hòa hợp).

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ thời gian trong thơ tình xuân diệu (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w