Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ thời gian trong thơ tình xuân diệu (Trang 28 - 32)

Đối với thơ, thời gian nghệ thuật gắn với nguồn cảm hứng của thi nhân bởi hình tợng thơ là hình tợng của cảm xúc. Sự cảm thụ thời gian trong thơ là cảm xúc của nhà thơ trớc sự tồn tại và ý nghĩa chung của đời sống nhân sinh. Trong thơ truyền thống yếu tố thời gian đã đợc “cân, đo, đong, đếm” và thể hiện theo mạch suy ngẫm riêng của từng nhà thơ “Sầu đong càng lắc càng đầy ,

Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân

“ ” (Nguyễn Du).

Tản Đà “Đời ngời thử ngẫm mà hay / Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê .” Đến Thơ mới và nhất là thơ Xuân Diệu, thời gian không còn đợc tính theo chiều vĩ mô nh trong thơ cổ nữa mà chủ yếu đợc tính bằng thời gian đời t, thời gian tâm trạng. Với quan niệm sống “gấp gáp, vội vàng” trong thơ Xuân Diệu thời gian trở thành “nỗi ám ảnh” (Đỗ Lai Thúy). “Thời gian là đại lợng tiêu cực, là thù địch với tuổi xuân” (Trần Đình Sử). Thơ Xuân Diệu trớc cách mạng thấm đẫm một nỗi đau thời gian, tạo nên một nét rất riêng trong phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu.

Tìm hiểu thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu, trớc hết cần lu ý hai phạm trù thời gian khác nhau trong thơ ông: một là, thời gian nghệ thuật nh một bộ phận, quan trọng cấu thành hệ thống quan điểm, về vũ trụ nhân sinh của nhà thơ; hai là phạm trù thời gian đã đợc xử lý nh một yếu tố hình thức để kiến tạo nên từng tác phẩm cụ thể. Xuân Diệu rất nhạy cảm với phạm trù “không gian - thời gian”. Ông chỉ ra “thời gian cũng là một chiều của không gian và không gian cũng là một chiều của thời gian… Mọi vật luôn chuyển động cho nên chúng ta sống trong một vũ trụ có bốn chiều và chiều thứ bốn là thời gian”. Do vậy trong tâm hồn, trí tuệ của thi sĩ phải thật sự dồi dào, phong phú về không gian, thời gian. Xuân Diệu là ngời đã dành một phần lớn sáng tác của mình để đàm đạo trực tiếp quan niệm nghệ thuật về thời gian và từ đó khái quát thành t tởng mang ý nghĩa triết học.

Ông viết về dòng thời gian - dòng đời - luôn chuyển động, thay đổi không ngừng. Trong bài Đi thuyền Xuân Diệu mợn hình tợng “nớc - thuyền” để diễn tả nhịp điệu sinh học của thời gian vũ trụ và muốn nhấn mạnh thời gian vũ trụ là tuyệt đối vĩnh hằng, thời gian của một đời ngời là tơng đối hữu hạn. Con ngời bất lực trớc sức mạnh chế ngự của thời gian vũ trụ và luôn có nguy cơ bị cuốn trôi hoặc nhấn chìm. Ông sáng tạo nên hình ảnh “ngọn gió thời gian” với những bớc đi tàn nhẫn: Ngọn gió thời gian không ngớt thổi / Giờ tàn nh những cánh

hoa rơi (Giờ tàn).

Càng tha thiết với cuộc đời, ông càng thấy thời gian trôi đi với nhịp độ chóng mặt “rồi đi” “cứ thế mà bay”… có lẽ cha có một nhà thơ nào luyến tiếc thời gian nh Xuân Diệu. Ông cũng nh các nhà thơ cùng thời, ý thức rằng thời gian trôi là tuổi trẻ mất và tuổi già đang chờ đón. Xuất phát từ ý thức về sự mất mát ông quan niệm thời gian tuyến tính: Hoa nở để mà tàn / Trăng tròn để mà

khuyết (Hoa nở để mà tàn).

Lo sợ, ám ảnh trớc sự chảy trôi của thời gian “một đi không trở lại” Xuân Diệu luôn tìm cách chống đỡ, ngăn cản không để thời gian cớp đi mọi lạc thú của tuổi trẻ tình yêu. Xuân Diệu khao khát tận huởng cuộc sống và kêu gọi mọi ngời cam đảm “nhập cuộc” “dấn thân” vào đời sống. Trong khi đa số các nhà thơ lãng mạn cùng thời tìm về quá khứ, xa rời thực tại thì Xuân Diệu kiên quyết bám riết, hoà nhập cuộc đời “Lẫn với đời quay tôi cứ đi”. Ông quan niệm để chống lại phần nào sự huỷ hoại của thời gian con ngời phải tận hởng nhịp sống hối hả, vội vàng, gấp gáp. Vì vậy thờng trực trong thơ ông là t thế “Mau đi thôi ! Mùa cha ngả chiều hôm .

Yếu tố thời gian trong thơ Xuân Diệu trớc cách mạng dờng nh tạo nên “chất men say” của hồn thơ “đa tình”, nó đem lại luồng rung động đặc biệt trong cảm hứng sáng tạo, thôi thúc ông viết nhiều những vần thơ có sức khái quát cao, với những hình ảnh gợi cảm.

Thời gian nghệ thuật trong thơ là thời gian vũ trụ bị đồng hoá và khúc xạ qua cái nhìn chủ quan của thi sĩ. Do vậy tuỳ theo hớng nghệ thuật khác nhau mà sự lựa chọn các chiều thời gian tất yếu cũng khác nhau. Nếu các nhà thơ hiện

thực xã hội chủ nghĩa chọn tơng lai là đối tợng thời gian đang đợc hớng tới, là biểu tợng rực rỡ của khát vọng đổi đời, và các gơng mặt tiêu biểu của thơ lãng mạn: Thế Lữ, Chế Lan Viên, Vũ Đình Liên… quay về quá khứ thì Xuân Diệu ở giữa thời cực thịnh của trào lu thơ ca lãng mạn lại say sa với hiện tại. Với ông, hiện tại có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với đời ngời, nhất là trong tình yêu: Cần

chi biết ngày mai hay bữa trớc/ Gần hôm nay thì yêu dấu là nên/… Gặp nhau đây ai biết tự thuở nào /Xa nhau nữa ai đoán ngày tái hợp (Mời yêu).

Say sa với hiện tại, Xuân Diệu không chỉ thờ ơ với quá khứ mà còn hoài nghi tơng lại, Xuân Diệu “sợ ngày mai” theo ông “ngày mai” là tất cả những gì của hôm nay đã chuyển sang độ phai tàn héo hắt.

Nếu Tố Hữu đã tạo ra một hình tợng thời gian lịch sử với những bớc vận động mang tính thời đại hào hùng, các nhà thơ mới tập trung khám phá thời gian trong quĩ đạo cá nhân khép kín, thì Xuân Diệu ý thức sâu sắc về thời hiện tại và thể hiện nó dới nhiều dạng thức khác nhau. Với “con mắt thời gian” khoa học, nhạy cảm, Xuân Diệu nhận ra thời tuổi trẻ “thời tơi” của đời ngời vô cùng ngắn ngủi, mỏng manh. Vì thế, cảm nhận thời gian trong thơ ông rút dần khoảng cách (từ một đời, một thời đến từng năm, từng tháng, từng phút…)

Xuân Diệu đã vợt khỏi giới hạn truyền thống, ông thành công trong việc diễn tả trạng thái chuyển động của thời gian. Cùng với hệ thống quan niệm và phơng thức chiếm lĩnh thời gian nghệ thuật, khả năng diễn tả những bớc chuyển động của thời gian qua cảm xúc đã khẳng định một hiện tợng độc đáo, đa dạng trong thơ Xuân Diệu.

Sau cách mạng, toàn bộ đời sống xã hội thay đổi, đem lại sự hồi sinh cho dân tộc và cho văn nghệ. Hầu nh các văn nghệ sĩ hớng ngòi bút về cách mạng, về nhân dân, đất nớc. Cách mạng đã khiến họ bừng tỉnh, thay đổi lý tởng thẩm mỹ, đa văn chơng về với mảnh đất hiện thực. Xuân Diệu không chỉ bừng tỉnh mà còn tham gia Cách mạng, làm thơ ngợi ca đất nớc, mừng nhân dân đợc giải phóng, đả kích bọn tay sai, phản động… Theo sát bớc đi của Cách mạng, Xuân Diệu miệt mài sáng tạo nghệ thuật. Nếu trớc kia thời gian là lực lợng thù địch của cá thể lãng mạn thì giờ đây thời gian là đồng minh của sự sống. Ông mở

rộng các dòng thời gian . Thời hiện tại là tin yêu cuộc sống, là thời gian của công việc, thời gian tồn tại của nhân vật trữ tình, thời gian tồn tại của xã hội. Sống trong hiện tại, thi nhân liên tởng về quá khứ, hớng tới tơng lai để khẳng định sự hiện diện của hiện tại và ca ngợi sự trờng sinh, tính vĩnh cửu của nó.

Nh vậy, thời gian trong vũ trụ thì muôn đời vẫn thế. Chỉ có cảm nhận của con ngời về thời gian thì mỗi thời một khác. Sự khác nhau này có thể do trình độ nhận thức khoa học, ý thức triết học, ý thức thẩm mỹ… của mỗi thời, mỗi ngời khác biệt nhau. Trong hai chặng đờng sáng tác, Xuân Diệu đã thể hiện một diện mạo thời gian rất mới.

1.4. Tiểu kết

Khái niệm thời gian đã đợc lý giải ở các góc độ khác nhau. Ngôn ngữ thời gian trong tác phẩm văn học là một vấn đề quan trọng trong ngôn ngữ nghệ thuật, nó mang những đặc điểm dễ dàng nhận diện ở mặt hình thức, ngữ nghĩa và vai trò trong việc hình thành phong cách tác giả.

Xuân Diệu là nhà thơ “ mới nhất trong các nhà thơ mới”.Đợc các nhà nghiên cứu đánh giá ở mọi phơng diện, đề tài, ngôn ngữ. Với quan niệm sống “ vội vàng, gấp gáp” trong thơ Xuân Diệu thời gian trở thành “nỗi ám ảnh”... tạo nên một nét rất riêng, trong phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu, một diện mạo thời gian rất mới.

Chơng 2

Đặc điểm về mặt ngữ pháp của từ ngữ biểu hiện ý nghĩa thời gian trong thơ tình Xuân Diệu

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ thời gian trong thơ tình xuân diệu (Trang 28 - 32)