Xung đột trong tích truyện dân gian

Một phần của tài liệu Đặc điểm mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của lưu quang vũ (Trang 57 - 60)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.Xung đột trong tích truyện dân gian

VHDG nói chung và các tích truyện dân gian thuộc các thể loại khác nhau nh: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cời, truyện ngụ ngôn và sử thi… tuy có những điểm gặp gỡ song cơ bản là khác nhau, nhất là về hoàn cảnh ra đời và đối tợng (đề tài) phản ánh. Chẳng hạn nh: thần thoại hớng vào các hiện tợng tự nhiên; truyền thuyết hớng vào các sự kiện lịch sử; cổ tích hớng vào những hiện tợng, những xung đột trong đời sống thờng nhật của con ngời trong xã hội nhằm phản ánh những mâu thuẫn, quan hệ riêng t nhng có tính phổ biến; sử thi thì ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh hùng đã có công bảo vệ cộng đồng, đồng thời qua đó khẳng định một cách tự hào sự tồn tại, phát triển của xã hội cộng đồng.

ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu về truyện cổ tích vì đây là những tích truyện mà Lu Quang Vũ đã dựa vào để sáng tác kịch. Ngoài ra thì sử thi cũng đợc xem xét làm tiền đề cho việc nhận thức mối quan hệ của nó với kịch Lu Quang Vũ để thấy đợc sáng tạo của kịch tác gia này. 5 kịch bản văn học của Lu Quang Vũ, ngoài vở Nàng Sita đợc sáng tác dựa trên sử thi Ramayana của dân tộc ấn Độ (cũng có nguồn gốc từ tích truyện dân gian) thì 4 vở còn lại dựa trên 4 truyện cổ tích của dân tộc Việt Nam. Tất nhiên 4 tích truyện vừa nói không thuần tuý thuộc thể loại cổ tích mà vẫn có sự đan xen của các thể loại khác với nhiều dị bản khác nhau cũng nh có sự kết hợp với những câu ca dao, tục ngữ nh “Hồn Trơng Ba, da hàng thịt”, “Nói dối nh Cuội”… gắn với nội dung của những tích truyện đó.

Cho nên việc tìm ra những xung đột trong truyện cổ tích hay sử thi cũng phải có những linh hoạt vì không phải truyện cổ tích nào cũng có những xung

đột hoặc là cha đến mức đợc coi là xung đột mà chỉ mới là những mâu thuẫn. Điều đáng nói là cách nhìn, cách xử lý, tiếp thu của ngời nghệ sĩ hiện đại đối với tích truyện dân gian để tìm ra những điều phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của con ngời thời nay. Không phải là kịch tác gia bê nguyên tất cả những gì có sẵn trong vốn cổ mà phải chủ động sáng tạo, biết chọn lọc, khơi tìm một ý tởng hay một chi tiết rất phụ, có khi độc giả không để ý. Lúc này kịch tác gia giống nh ngời nghệ sĩ điêu khắc nhìn ra trong thớ gỗ một hình tợng nào đó, ngời nhạc sĩ nhìn thấy từ bài thơ những nốt nhạc, âm điệu phải thuộc về âm nhạc. Nghĩa là từ một điểm xuất phát, ngời ta có thể đi theo nhiều hớng hoặc với một đối tợng nhng dới nhiều góc nhìn sẽ đa đến những nhận xét khác nhau.

Truyện cổ tích ra đời từ cuối thời kỳ công xã Nguyên thuỷ, tồn tại, phát triển và diễn biến qua các thời kỳ khác nhau của xã hội có giai cấp. Trong các thể loại truyện dân gian thì cổ tích là thể loại lớn nhất, phức tạp nhất và khái niệm cổ tích còn rất rộng và khó xác định. Tuy nhiên cũng có những tiêu chí nhất định để phân biệt nó với các thể loại khác. Hồn Trơng Ba, da hàng thịt: phản ánh mâu thuẫn giữa hai ngời vợ tranh chồng, giữa cái chết và khát vọng đ- ợc sống. Cuối cùng thì mâu thuẫn đợc giải quyết với kết thúc có hậu. Truyện đơn giản và dễ nhớ. Nhân dân ta từ truyện này đã rút ra câu tục ngữ mang tên của truyện hay chính từ câu tục ngữ mà ngời ta đã sáng tác ra tích truyện có cả yếu tố thần kỳ và thế sự, có cái bi và cái hài, có sự phi lý và có lý.

Về nhân vật Cuội thì có nhiều tích truyện: Hằng Nga và Hậu Nghệ (thần thoại Trung Quốc), Chú Cuội cung trăng (cổ tích), Nói dối nh Cuội (truyện c- ời), truyện ngụ ngôn, ca dao, dân ca và tục ngữ "Nói dối nh Cuội” đã trở nên quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Đối chiếu với vở kịch Lời nói dối cuối cùng của Lu Quang Vũ thì hẳn là anh đã dựa trên cả hai tích truyện Việt Nam và xử lý theo cách riêng, phản ánh sự đối lập giữa nhu cầu bất tử và quy luật của tạo hóa, mối quan hệ sinh lý - tâm lý, ớc muốn - khả năng. L- u Quang Vũ đã nâng ý nghĩa của vở kịch lên một tầm cao mới, mang ý nghĩa

thời đại: con ngời ta có thể cải tử (lừa dối) bằng sự hoàn sinh (sự thật). Có khi kịch tác gia chỉ dựa trên một câu tục ngữ để sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật theo góc nhìn, tài năng của mình.

Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không đợc chép trong Lĩnh Nam chích quái (những truyện kỳ lạ thu góp đợc, lợm lặt đợc ở cõi Lĩnh Nam) của Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã làm cơ sở cho Lu Quang Vũ sáng tác kịch bản

Ông vua hoá hổ. Truyện cổ tích có liên quan đến nhân vật lịch sử, phản ánh xung đột giữa cha con Từ Đạo Hạnh với Diên thành hầu và Đại điên thiền s; luật nhân quả theo thuyết luân hồi, kiếp trớc và kiếp sau của Từ Đạo Hạnh trong quan hệ là vua Lý Thần Tông với Nguyễn Minh Không (vốn là học trò của Từ Đạo Hạnh).

Sự tích đá vọng phu, bi kịch về hôn nhân và gia đình, biết - không biết, sự thật phũ phàng - ớc mong hạnh phúc, chia li - đoàn tụ, tình anh em - tình vợ chồng, đợi chờ - vô vọng... Có lẽ đây là tích truyện duy nhất mà Lu Quang Vũ đã rất trung thành với cốt truyện theo t tởng dân gian nh một minh chứng cho sự tiêu biểu và độc đáo nhất của Sự tích đá vọng phu trong văn học Việt Nam về chủ đề niềm hi vọng, đợi chờ vừa đáng thơng vừa đáng quý của ngời phụ nữ.

Với hiểu biết về sử thi Ramayana của dân tộc ấn Độ, giữa VHDG Việt Nam và VHDG thế giới không có khoảng cách trong quan điểm sáng tác của tác gia Lu Quang Vũ. Sử thi đợc đánh giá là "có điều gì hấp dẫn kỳ lạ đã rung động lòng ngời từ xứ sở này qua xứ sở khác, từ thời đại này qua thời đại khác” [77,64]. Nội dung chính của tác phẩm là: ca ngợi chiến công, đề cao đạo đức của hoàng tử Rama, ca ngợi mối tình chung thuỷ của nàng Sita, phản ánh sự phát triển của xã hội ngời Arian. Để đạt đợc những chiến công và giữ gìn đợc tình yêu thì cả Rama và Sita đều phải vợt qua những thử thách, xung đột với thứ phi hiểm độc Kekêi, với quỷ vơng Ravana, với chính sự nghi ngờ, ghen tuông dữ dội trong lòng Rama khi chàng nghĩ rằng Sita đã phản bội mình. Cuối cùng vợ chồng Rama - Sita đã đoàn tụ trong vinh quang, hạnh phúc, xứng đáng với

nhân cách và tài năng của họ. Tuy nhiên sử thi vẫn có một phụ bản ở phần kết (nghĩa là bi kịch vẫn kéo dài, hạnh phúc không dễ dàng) mà kịch bản Nàng Sita của Lu Quang Vũ (viết chung với cha là Lu Quang Thuận) đã phản ánh theo cách cảm nhận, đánh giá của tác gia hiện đại.

Mỗi tích truyện đã thể hiện rất trung thực diện mạo lịch sử, con ngời qua mỗi thời kỳ dới cách nhìn của tác giả dân gian. Nội dung chính, mâu thuẫn cơ bản trong đó cha hẳn là cơ sở để Lu Quang Vũ vận dụng đa vào kịch của mình mà nhiều khi anh chú ý khai thác đến một khía cạnh rất không quan trọng và thổi vào đó một không khí, sinh khí mới của thời đại nh một cách độc đáo bộc lộ khả năng sáng tạo đến bất ngờ. Điều này sẽ đợc làm sáng rõ trong phần tìm hiểu tiếp theo về những xung đột đa dạng trong kịch Lu Quang Vũ, từ đó chúng ta càng hiểu hơn về mối quan hệ giữa nghệ thuật hiện đại và VHDG. Càng nhiều loại xung đột đợc phản ánh thì bản chất của hiện thực cuộc sống càng đợc nhìn nhận sâu rộng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của lưu quang vũ (Trang 57 - 60)