Xung đột giữa lòng Tin yêu và sự Nghi ngờ

Một phần của tài liệu Đặc điểm mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của lưu quang vũ (Trang 83 - 94)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.4.Xung đột giữa lòng Tin yêu và sự Nghi ngờ

Cuộc sống tơi đẹp, con ngời hoà thuận làm việc gì cũng suôn sẻ thành công. Đó là nhờ có lòng tin yêu của con ngời với nhau. Lòng tin yêu là cơ sở tạo nên ý nghĩa cuộc sống, là nền tảng lâu bền của những niềm hi vọng, mỗi sự vơn lên. Nếu không có lòng tin yêu thì sự phản bội sẽ có cơ hội nảy mầm và dẫn đến những tai hoạ khủng khiếp. Tình ngời và nhất là trong tình yêu thì lòng tin yêu có vai trò rất quan trọng với sức mạnh của chất keo gắn kết đặc biệt. Lu Quang Vũ là nhà viết kịch về những xung đột trong tâm lý. Anh hiểu con ngời ta cảm thấy ra sao và muốn gì trong từng hoàn cảnh, địa vị cụ thể. Xem kịch của anh, khán giả tìm thấy mình trong đó. Vì thế mà Nàng Sita đã đợc 14 đoàn dựng liên tục trong ba năm với sức hút mạnh mẽ. Lu Quang Vũ khai thác nhiều xung đột trong cuộc sống vợ chồng của PơLiêm và Sita khi đã trở lại kinh thành làm Vua và hoàng hậu. ở sử thi Ramayana, sự nghi ngờ của Rama bị dập tắt nhờ thần lửa Anhi (niềm tin lấy từ các vị thần, không phải từ trong ý thức Rama) và kết thúc có hậu cho chuyện tình của Rama - Sita. Còn trong Nàng Sita, sự nghi ngờ không chỉ đến một lần mà nó luôn giày vò trái tim PơLiêm để cho bi kịch cuộc đời chàng kéo dài mãi với cái giá quá đắt.

ở cảnh 1, khi Vua cha mất, nỗi đau cực điểm ngự trị trong lòng PơLiêm:

"Đối với ta lúc này không còn có ý nghĩa gì hết”. (Vở kịch này Lu Quang Vũ tiếp tục ý tởng của cha anh. Ông mất trớc khi vở kịch ra đời. Cảm tởng nh đó cũng là nỗi đau của chính Lu Quang Vũ, của một ngời con rất yêu kính cha). Cộng thêm với sự tiếm quyền của hoàng hậu, PơLiêm bị đuổi đi và chàng không còn tin vào lòng tốt, sự tử tế của ai. Đến cả Sita, ngời yêu của chàng cũng bị nghi ngờ: "Tất cả là giả dối”. Thực ra rất dễ hiểu cho tâm trạng bấn loạn đang mất thăng bằng của PơLiêm trong hoàn cảnh bất hạnh này. Chàng thấy mình bơ vơ và bị bỏ rơi không thơng xót nên đã đánh đồng tất cả mọi lời nói, mọi con ngời, mọi giá trị dù đó là tình yêu trong sáng của Sita. Nhng bằng tấm lòng và sự nhẫn nhịn cao thợng, Sita đã làm cho PơLiêm gần mình hơn, lấy lại đợc niềm tin, sức mạnh để hi vọng, chiến đấu. Sự nghi ngờ chỉ bị xua tan bằng

lòng tin yêu mà thôi. Nhân cách và linh hồn đợc bảo vệ chính là bởi lòng tin yêu. Dấu hiệu đầu tiên này cha đủ cơ sở để khẳng định tính cách của PơLiêm chỉ toàn sự nghi ngờ. Cuộc đời không phải lúc nào cũng suôn sẻ, tốt lành để lòng tin yêu đợc lên ngôi. Để có đợc vị trí đích thực của mình, lòng tin yêu phải không ngừng đấu tranh với sự nghi ngờ để vợt thoát, tồn tại.

Trong Nàng Sita, ngoài xung đột chúng ta vừa nói là chủ yếu thì còn có các xung đột khác về quyền lực giữa hoàng hậu và PơLiêm, giữa tình cảm và lí trí, yêu thơng và hận thù, quỷ và ngời… Tất cả nhằm làm nổi bật lên vẻ đẹp thuỷ chung của hình tợng nàng Sita, ngời con của thần đất bao dung. Tình huống liên tục đợc đặt ra để nhân vật bộc lộ xúc cảm căng thẳng dẫn đến những xung đột kịch, qua đó nhân vật thể hiện tính cách. Cảnh 4, khi Hanuman và PơLiêm cứu đợc Sita khỏi tay quỷ Riếp thì đồng thời một mầm hoạ lại đợc gieo rắc nh cái án tử hình treo trên đầu Sita khi quỷ Riếp xảo quyệt đã lừa PơLiêm: "Bây giờ mới là lúc khốn khổ nhất của đời mày đấy. Nàng Sita sẽ không bao giờ sống hạnh phúc với mày. Nàng Sita đã yêu ta, đã thuộc về ta”. Quỷ Riếp hiểu tâm lí PơLiêm, biết đợc tình yêu của chàng nên nó đã gieo quỷ kế làm vẩn đục tình yêu ấy bằng sự nghi ngờ, ghen tuông. Bởi "ta có mặt khắp nơi trong mỗi con ngời. Sự cuồng nộ của ta còn lớn hơn dục vọng của ta”. Sự cuồng nộ do những mối nghi ngờ gây ra chính là ác quỷ trong mỗi ngời. Nếu không cảnh giác và tỉnh táo thì nó sẽ chi phối, làm cho lời nói, suy nghĩ, hành động của ta bị chệch hớng khỏi sự đúng đắn và chuẩn mực đạo lí. Sita không ngờ lời PơLiêm nói đầy ngụ ý nh một sự đe doạ khủng khiếp:"”Về tới kinh thành Aốtđia ta sẽ nói chuyện với nàng .

Xung đột ngày càng căng thẳng, gay gắt khi PơLiêm tra hỏi Sita tại kinh thành. Chàng lên ngôi và cùng Sita đã trải qua bao hiểm nguy, khó khăn. Nhng trong trờng hợp này, PơLiêm đã không làm chủ đợc tình cảm của mình. Chàng yêu tin ở sự chung thuỷ của Sita bao nhiêu thì càng sợ bị xúc phạm bởi sự phản bội nếu nó là sự thật bấy nhiêu. Sita là giá trị của chàng nên PơLiêm giữ gìn cả

thể xác và linh hồn nàng, không cho phép có tỳ vết. Động cơ, ý muốn của chàng có thể hiểu đợc. Song PơLiêm đã đi quá xa khi không còn tin vào tình yêu của chính mình và bản chất thực sự của Sita. Chàng không phân biệt đợc yếu tố làm nên giá trị cao đẹp của vợ là sự chung thuỷ, là vẻ trong trắng trong tâm hồn nàng chứ không phải vì nàng bị Riếp bắt, bị phụ thuộc vào nó, bị những lời dối trá che mắt mà coi đó nh yếu tố làm nên bản chất nàng. PơLiêm đã nhầm và bị lời của quỷ ám ảnh thành bệnh hoạn. PơLiêm xúc phạm và coi thờng Sita qua những câu nói nh mũi nhọn gơm dao: "Có đúng nàng vẫn còn là vợ ta không? Ta không dễ tin nh trớc đâu. Nàng sẽ bị thiêu trên giàn lửa””. Sita tội nghiệp ra sức thanh minh nhng càng nói càng bất lực vì sự nghi ngờ quá lớn của chồng. Nàng tin vào mình, không sợ sự thật, bởi nàng chính là sự thật nên đã không ngần ngại bớc vào giàn thiêu và đợc thần lửa cứu. Nỗi oan của Sita đợc giải nh một minh chứng cho sự chiến thắng của lòng chung thuỷ. Xung đột tởng nh đợc giải quyết triệt để, nhng chính từ đây, Lu Quang Vũ bằng sự sáng tạo và thấu hiểu tâm lý con ngời đã nâng xung đột vốn có lên cao trào, đỉnh điểm. Tác giả hiểu, hạnh phúc có đợc không hề đơn giản và bản chất con ngời rất khó thay đổi, đặc biệt là những điểm xấu, nhất là khi môi trờng có sự tác động không nhỏ tới tính cách. Sự thanh thản trong tâm hồn là điều xa xỉ, vô cùng khó khăn với những ngời hay nghi ngờ nh PơLiêm.

Con quỷ của sự đa nghi vẫn không buông tha cho hạnh phúc lứa đôi. Giữa lúc vui vẻ, sum vầy, khi Sita chuẩn bị báo tin đợc làm cha cho PơLiêm thì chiếc vòng oan nghiệt mà Sita đeo ở tay đã làm bằng chứng cho sự phản bội của nàng trong mắt PơLiêm. Bởi đó chính là chiếc vòng mà PơLiêm đã thấy quỷ Riếp đeo. Những lời nói của PơLiêm, của những kẻ độc ác trong triều dồn dập đổ lên đầu Sita, cơ hội thanh minh của nàng không có. Quyền lực đã chứng tỏ sức mạnh và bất công của nó. PơLiêm cho rằng, lần này chàng đã bắt đợc bằng cớ phạm tội của Sita. Sita lâm vào cảnh "tình ngay lý gian”, không nói lên đợc tiếng nói của mình, bị đầy vào rừng sâu giữa lúc đang có mang. Nỗi đau khổ

dồn dập, giây phút hạnh phúc mới thật mong manh và lúc này sự giải thoát duy nhất là xa nhau và chết. Chết mới chấm dứt đợc nỗi đau tinh thần và sự tổn th- ơng về danh dự, lòng tự trọng. Đúng là con qủy của sự nghi ngờ len lỏi mọi nơi mọi lúc trong mỗi ngời. Khi không đủ cảnh giác, bản lĩnh, niềm tin thì con ngời sẽ thành đồng minh của quỷ. Nếu Sita chết đi thì sự công bằng ở đời này không còn bởi không ai đáng đợc sống hạnh phúc, đáng đợc trân trọng hơn nàng. Vì nàng mà ngời thị nữ đã hi sinh mạng sống bởi dù ở trong thân phận ngời hầu nhng ngời thị nữ đã hiểu đợc bản chất, sự thật ở đời. Cái giá phải trả cho sự sống không nhỏ chút nào.

Khi xa Sita rồi, xa đợc sự phản bội trong suy nghĩ, liệu PơLiêm có thanh thản đợc không? Quyền lực giúp chàng thực thi ý muốn nhanh chóng cũng nh giúp cho kẻ lợi dụng chàng nh Supakha có cơ hội để thực hiện âm mu xảo quyệt. Nỗi ân hận, nhớ nhung và linh cảm Sita bị oan đã giày vò trái tim PơLiêm. Chàng thấy cô đơn, cuộc sống vô nghĩa ngay trong cung điện và ngai vàng. Tình yêu, lòng tin của chàng không gắn liền với nhau. Cho nên chàng không thể có hạnh phúc vững bền và cũng không thể biết đợc sự thật về cuộc sống của Sita và con trai Sila.

Quy luật của cuộc sống không cho phép sự tồn tại mãi mãi của nỗi nghi ngờ kéo theo bao nhiêu hành động độc ác, cuồng nộ. Khỉ Hanuman trên hành trình trở thành ngời, đã đa sự thật ra ánh sáng và giúp Sita lấy lại vị trí, sự trong trắng của mình. Niềm tin vẫn còn thì điều tốt đẹp vẫn luôn vững vàng trong cuộc sống. Supakha - quỷ Riếp hiện hình đã không giấu nổi mình qua ánh mắt trong trẻo và tấm lòng chất phác, hồn nhiên của Hanuman. Sita cùng con trai trở về trong vòng tay PơLiêm. Nhng sự khôn ngoan của PơLiêm trong kế hoạch đa Sita về đã không giữ đợc nàng ở bên mãi mãi. Lời nguyền của Sita đã linh ứng:

"Chỉ khi nào chết đi hai ta mới gặp nhau . ” Nàng Sita tội nghiệp đến chết mà vẫn thuỷ chung hết mình. Nàng tởng PơLiêm đã chết nên cũng chuẩn bị cái chết cho mình để đợc gặp chồng. Song sự oan nghiệt vẫn bám riết lấy cuộc đời nàng.

Sita chết đi để lại tấm lòng vị tha, chung thuỷ và cả sự tha thứ cao thợng, vĩ đại cho PơLiêm. Sita đã đợc giải thoát. Nàng trở về với đất mẹ và sống mãi trong lòng ngời dân với gơng mặt, nụ cời thánh thiện.

Còn PơLiêm, dẫu đã đợc tha thứ nhng PơLiêm có tự tha thứ cho mình đ- ợc không? Chàng sẽ sống mà khổ sở hơn chết, sẽ chịu đựng nỗi đau của sự giày vò, mặc cảm tội lỗi. Cái chết của Sita mới đủ sức mạnh để thức tỉnh hoàn toàn tình yêu đã bị sự nghi ngờ làm cho biến dạng của PơLiêm. "Mạnh hơn cả quỷ dữ, cao hơn mọi quyền lực chỉ có tình yêu và lòng tin vào con ngời là cứu đợc con ngời”. Chết cho lẽ phải, cho tình yêu là cái chết bi hùng. Phần đời còn lại, PơLiêm thành nhân vật trung tâm cho chính bi kịch của mình. Chàng không suy xét đúng đắn, không lấy bản chất để hiểu mà lấy sự duy ý chí để áp đặt cho điều mà ngời khác không làm. Sita cao quý, đáng trân trọng bao nhiêu thì PơLiêm tội nghiệp, đáng trách bấy nhiêu. Sự hối hận có thể cứu rỗi linh hồn của chàng? Con ngời ta chỉ hạnh phúc khi sống thanh thản. Còn PơLiêm, nỗi bất hạnh của chàng chỉ bắt đầu khi chàng ý thức đợc sự sai lầm của mình.

Trong văn học Trung Quốc, Tào Tháo là kẻ gian hùng, dẫu giỏi nhng cuối cùng cũng chết vì sự đa nghi độc ác của mình. Với bi kịch "Ôtelô” (1604), Secxpia đã khắc hoạ hình tợng Ôtelô với phẩm chất cao thợng trong sáng đến ngây thơ bị kẻ thù xúc xiểm khiến cho ghen tuông "cái con quỷ mắt xanh ấy” lồng lộn và giết nàng Đexđêmôna trong trắng, thuỷ chung để rồi khóc đớn đau, giận mình ngu ngốc, giận đời cay nghiệt, cuối cùng đã chết cho niềm tin đợc khôi phục vẹn toàn. Napôlêôn đệ tam, hoàng đế nớc Pháp dù làm chủ mời hai toà cung điện lộng lẫy nhng không có lấy một cái tủ để trốn cho đợc yên thân vì sự ghen tuông bệnh hoạn của bà vợ, hoàng hậu xinh đẹp, nữ bá tớc Euge'nie. Làm sao để thoát khỏi con quỷ ghen tuông mà con ngời nào cũng có trong mình? Câu trả lời tuỳ thuộc bản thân mỗi cá nhân. Những nhận thức sâu sắc mà vở kịch Nàng Sita mang lại xứng đáng để chúng ta ghi nhớ và suy ngẫm.

Từ việc đối sánh với các tích truyện dân gian, chúng ta đã thấy rõ sự cách tân, sáng tạo của kịch tác gia Lu Quang Vũ trong tác phẩm của mình. Anh không phụ thuộc, khai thác tất cả những gì có trong đó mà ngợc lại đã chủ động khi lựa chọn những gì thật cần thiết, phù hợp với cách nhìn và t tởng của mình cũng nh của thời đại. Điều đó góp phần tạo nên tính dân tộc và hiện đại trong kịch của anh. Những xung đột đợc gợi mở từ tích truyện cổ qua ngòi bút Lu Quang Vũ đã chứng tỏ khả năng hiện đại hoá những vấn đề trong quá khứ cũng nh khẳng định con đờng đến với hiện thực của kịch tác gia qua những xung đột là con đờng ngắn nhất, đòi hỏi sự tập trung cao độ tài năng, tâm huyết ngời nghệ sĩ. Chúng ta còn nhận thấy những nét giống và khác biệt giữa mảng kịch có đề tài dựa trên tích truyện dân gian với mảng kịch có đề tài hiện đại. Mảng kịch thứ nhất đề cập đến những xung đột giữa các giá trị mang ý nghĩa nhân văn muôn đời trong đạo lý, cuộc sống con ngời. Xung đột cũ - mới thì gần nh vắng bóng trong mảng kịch này. Bên cạnh những xung đột cơ bản, mỗi kịch bản vẫn có sự xen kẽ của các xung đột khác tạo nên sự căng thẳng sâu sắc cho xúc cảm và hành động kịch. Xung đột trong kịch Lu Quang Vũ nói chung chủ yếu diễn ra trong sự tự ý thức, trong nội tâm, không phải lúc nào cũng cần đến bạo lực cách mạng hay một cái kết một mất một còn. Đó là xung đột về quan niệm sống, lý tởng, tình yêu, hạnh phúc, công việc, cái tôi và cái ta, trách nhiệm, tình thơng… đợc thể hiện thông qua hệ thống nhân vật.

Cái nhìn của Lu Quang Vũ với các mặt đối lập của những xung đột luôn tỏ ra khách quan, toàn diện và nhân đạo. Anh cố gắng lý giải và thông cảm với những giá trị còn đối nghịch với truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống con ngời:

"Hoàn cảnh khiến ngời ta nhìn nhau cạn hẹp chẳng ra làm sao, chứ vốn ai cũng tốt cả thôi”. Điều này cho thấy trong nhân sinh quan, tác giả rất coi trọng giá trị tinh thần, tâm hồn, cuộc sống bên trong của con ngời. Bởi giá trị con ng- ời đợc tạo nên từ những yếu tố vừa nói. Sau tất cả những xung đột thì điều đợc rút ra luôn là: "Cao hơn hết thảy là tình yêu, tình thơng, tấm lòng””. Giải

quyết xung đột bằng cách nào, đó là điều Lu Quang Vũ lu ý. Hoá giải, cảm hoá bằng mọi cố gắng có thể. Dờng nh những t tởng lớn đã gặp nhau khi chúng ta tìm hiểu kịch Lu Quang Vũ mà lại nhớ đến nhà văn Nam Cao…

Chơng 3

Nhân vật và ngôn từ trong mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của Lu Quang Vũ

3.1. Nhân vật

Nếu thiếu nhân vật thì sẽ không còn là kịch. Nhân vật đợc coi là phơng tiện tất yếu quan trọng nhất để thể hiện t tởng, nhân sinh quan tác giả và là ph- ơng tiện có tính thống nhất trong hình thức của tác phẩm, nó chi phối đến yếu tố khác, mặc dù nếu xét về số lợng, nhân vật trong kịch chỉ là "một số” so với hàng chục, hàng trăm nhân vật trong tiểu thuyết lớn, sử thi. Timôfêep đã giải thích: " Hình tợng kịch phản ánh mâu thuẫn của cuộc sống đã chín mùi gay gắt nhất và đã đợc xác định, chính vì vậy nó đợc xây dựng trên cơ sở nhấn mạnh trong tính cách con ngời. Sự cảm xúc phiến diện do các mâu thuẫn trên

Một phần của tài liệu Đặc điểm mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của lưu quang vũ (Trang 83 - 94)