Phân loại theo chức năng giao tiếp (Việt xưng, tục xưng, giản

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 25 - 26)

xưng, tự xưng, biệt xưng, tên khác) và theo hệ quy chiếu đồng đại -lịch đại (cổ, hiện nay).

Địa danh là một trong những đơn vị của ngôn ngữ, có chức năng định danh đối tượng, khi đối tượng biến đổi thì cách định danh đối tượng cũng thay đổi cho phù hợp. Chính vì thế, hệ thống địa danh của thành phố Hà Tĩnh hết sức đa dạng và phức tạp. Nhiều đối tượng tồn tại nhiều tên gọi khác nhau, có tên chính thức do nhà nước đặt (quan phương), có tên gọi trong dân gian (không quan phương). Đặc biệt, vùng đất này lại mang đặc điểm của phương ngữ Bắc Trung Bộ nên việc gọi chệch tên đối tượng, hay xuất hiện một tên gọi khác là điều thường thấy.

hành tồn tại. Địa danh núi Nài (ĐN) là tên chính thức nhưng vẫn còn nhiều tên gọi như rú Nài (tiếng địa phương) hay Cảm Sơn (văn tự cổ), đồi ra-đa (dân gian). Ngoài các địa danh hành chính, nhiều địa danh đường phố, công trình xây dựng song hành tên gọi chính thức lẫn tên dân gian, trong đó, tên dân gian được sử dụng nhiều hơn. Tiêu biểu như một số đường phố song hành tên gọi như: đường Nguyễn Du – đường 35, đường Ngô Quyền – đường Nam cầu Cày Thạch Đồng, đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh – đường 70, đường Hàm Nghi – đường Phan Đình Phùng kéo dài, phố Hà Huy Tập – phố Cu- đơ ....

Theo Nguyễn Kiên Trường, việc phân biệt tên cũ và tên cổ trong địa danh là hết sức phức tạp và khó khăn do nhược điểm lớn nhất của địa danh thường không có niên đại rõ ràng. Do đó, tác giả xếp tất cả tên cũ, tên cổ vào nhóm tên khác. Chúng tôi tán đồng quan điểm này, bởi trong địa danh thành phố Hà Tĩnh, chúng tôi thấy vẫn tồn tại nhiều tên gọi cổ, cũ gắn liền với sự phát triển của thành phố từ khởi thủy cho đến ngày nay nhưng khó có thể xác định được niên đại. Chẳng hạn, địa danh sông Nài, bến Nài, cầu Nài (ĐN) là bắt nguồn từ chữ đầu của làng Nài Thị xưa kia, về sau đến đầu đời Khải Định (1917) cho lập phủ lị ở bờ bắc sông Nài nên các địa danh này đổi thành cầu Phủ, sông Phủ cho đến ngày nay.

Một số địa danh khác cũng là tên của đối tượng nhưng chỉ được dùng trong những phong cách nhất định vì mang tính chất biệt danh, hiệu danh .. như thành Sen, hà Thành ...

Như vậy, dựa vào chức năng giao tiếp, địa danh tồn tại nhiều hình thức gồm tên chính thức, tên dân gian, tên thay đổi theo thời kỳ: cổ, cũ, hiện nay thể hiện sự phong phú, đa dạng của hệ thống địa danh đồng thời qua cách đặt tên, dùng tên có thể phản ánh các chủ thể đặt tên khác nhau về trình độ, tâm lý, thời đại...

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w