Mô hình cấu trúc địa danh

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 32 - 34)

- Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế văn hóa phía Nam của xứ

2.1.2. Mô hình cấu trúc địa danh

Mô hình cấu trúc địa danh thường được cấu thành từ hai bộ phận bao gồm danh từ chung (thành tố chung) và tên riêng khu biệt (thành tố riêng). Cũng như địa danh ở các vùng khác, địa danh thành phố Hà Tĩnh có cấu trúc như trên. Qua khảo sát, phân tích, chúng tôi mạnh dạn đưa ra mô hình cấu trúc địa danh thuộc các loại hình đối tượng địa lý theo sơ đồ sau:

Thành tố chung (A) Thành tố riêng (B)

Số lượng âm tiết tối đa Số lượng âm tiết tối đa

Từ mô hình trên, so sánh với các mô hình địa danh mà các tác giả khác đã khảo sát, công bố trong các công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy mô hình phức thể địa danh thành phố Hà Tĩnh có độ dài tương đối lớn. Thành tố chung trong mô hình cấu trúc địa danh Hải Phòng tối đa có 4 âm tiết, ở Nghệ An: 4 âm tiết, Quảng Trị: 3 âm tiết, Hoa Lư (Ninh Bình): 5 âm tiết, thành phố Thanh Hóa: 3 âm tiết.

Thành tố riêng trong phức thể địa danh thành phố Hà Tĩnh có số lượng âm tiết (yếu tố) lớn hơn so với thành tố riêng (tên riêng) của các địa danh khác như Hải Phòng 4 âm tiết, Quảng Trị 4 âm tiết, thành phố Thanh Hóa 5 âm tiết. Tuy nhiên, thành tố riêng lại ít hơn hoặc bằng so với thành tố riêng trong địa danh Hoa Lư (Ninh Bình) 12 âm tiết, Nghệ An 7 âm tiết. Từ đây, có thể thấy độ dài (số lượng âm tiết) của mỗi địa danh là khác nhau xuất phát từ đặc điểm của mỗi vùng địa danh khác nhau và chủ ý định hướng của từng tác giả khi nghiên cứu.

Mô hình trên được xây dựng trên cơ sở về độ dài lớn nhất của một phức thể địa danh. Dĩ nhiên, không phải trường hợp địa danh nào cũng được phân bố đầy đủ và lấp đầy các vị trí như trên. Thực tế cho thấy, các địa danh có số lượng âm tiết cả A lẫn B lớn là rất ít. Thông thường, các địa danh có ít các yếu tố hơn chiếm đa số trong địa danh mà chúng tôi khảo sát được.

Mỗi bộ phận trong phức thể địa danh có vai trò, chức năng riêng biệt nhưng giữa chúng có một mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại. Quan hệ này được các nhà nghiên cứu khái quát thành quan hệ giữa cái hạn định (thành tố A) và cái được hạn định (thành tố B). A biểu thị một loại đối tượng có cùng thuộc tính, còn B dùng để chỉ các đối tượng cụ thể, được xác định trong lớp đối tượng mà A đã chỉ ra. Theo Nguyễn Kiên Trường, cả A và B đều giống nhau về chức năng định danh và có tính quy ước rất cao nhưng do quá trình tiếp xúc ngôn ngữ ở tiếng Việt, tính quy ước có thể khó xác định.

Để làm rõ những vấn đề này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu và miêu tả đặc trưng cấu trúc của từng thành tố A và B trong phức thể địa danh thành phố Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 32 - 34)