- Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế văn hóa phía Nam của xứ
2.2. Cấu trúc địa danh thành phố Hà Tĩnh 2 Thành tố chung (A)
2.2.2. Thành tố chung (A)
2.2.2.1. Khái niệm, chức năng của thành tố chung
Xung quanh khái niệm thành tố chung đã có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau của các nhà khoa học. Xin dẫn một số ý kiến của các nhà nghiên cứu học giả về vấn đề này. Theo A.I. Popov, trong địa danh Ấn – Âu thì “bất cứ hiện tượng hàng loạt nào (lặp lại, tương tự) trong toàn bộ địa danh, luôn cần được nghiên cứu cẩn thận vì các yếu tố lặp lại đó thường biểu hiện thể và giống của địa danh và cũng là đặc trưng của một ngôn ngữ” [68, tr.57]. Còn A.V.Superanskaja cho rằng “tên chung là những tên gọi chung liên kết các đối tượng địa lý với mọi vật khác của thế giới hiện thực. Chúng được diễn đạt bằng các danh từ chung vốn được dùng để gọi tên và để xếp loại các đối tượng cùng kiểu, có cùng đặc điểm nhất định” [68, tr.66].
Ở một góc độ khác, tên gọi của thành tố chung cũng đã có nhiều thuật ngữ khác nhau như: từ chung, yếu tố chung, danh từ chung, yếu tố tổng loại và thành tố chung. Tuy nhiên, xét cho cùng, các thuật ngữ trên đều hướng đến một đối tượng và chỉ ra được nét chung nhất vốn có của một thành tố chung.
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu một cách chung nhất về thành tố chung là những thuật ngữ địa lý thuộc về danh từ chung, được dùng để chỉ một lớp đối tượng (địa lý) cùng loại hình, cùng thuộc tính bản chất, và về vị trí, nó đứng trước thành tố riêng để chỉ ra loại hình đối tượng.
Trong cấu trúc phức thể địa danh tiếng Việt, thành tố A bao giờ cũng được quy loại là danh từ chung, nó có chức năng gọi tên và chỉ một lớp sự vật, đối tượng có cùng thuộc tính. Thành tố chung vừa có ý nghĩa về mặt hình thức: tạo nên chỉnh thể cho phức thể địa danh, tạo nên một khái niệm, cho phép hiểu đúng địa danh; vừa mang ý nghĩa về mặt nội dung: xác định loại
hình đối tượng được gọi tên. Ví dụ: đồng Hoang Nậy, nghĩa địa Hoang Tù,
sông Rào Cái, hồ Xã Tắc, làng Kẻ Bợt ..
2.2.2.2. Thành tố chung trong địa danh thành phố Hà Tĩnh