Các nhóm ý nghĩa được phản ánh trong địa danh

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 66 - 71)

- Địa danh thành phố Hà Tĩnh phần nào phản ánh đặc trưng, sự biến đổ

3.2.2. Các nhóm ý nghĩa được phản ánh trong địa danh

3.2.2.1. Nhóm ý nghĩa phản ánh tính chất khách quan về đối tượng a) Địa danh chỉ kích thước, hình dáng đối tượng

Ở nhóm ý nghĩa này chỉ xuất hiện ở địa danh TN, đặc biệt là tên gọi của các cánh đồng: đồng Con Cói (TH), đồng Tai Quạt (THạ), đồng Khúc Cá

(THạ), đồng Voi (TM), đồng Voi Mẹp (ĐN), vv. Đây là các địa danh Nôm có ý nghĩa gắn với các sự vật tương ứng như giống khúc cá, giống vành tai quạt, hay mang hình dáng của động vật như hình con cói, con voi, con voi nằm, vv.

Chủ yếu là các địa danh cư trú hành chính trong nhóm địa danh NV, còn trong nhóm địa danh TN xuất hiện rất ít.

Trong nhóm địa danh NV thường gặp trong tên các làng xã, ít gặp trong địa danh đường phố và chủ yếu xuất hiện bởi các từ có ý nghĩa xác định vị trí, phương hướng như trên, dưới, đông, tây, nam, bắc, đoài, vv. Tên riêng chỉ các xóm như: xóm Hạ (THạ), xóm Trung, xóm Đoài Thịnh, xóm Nam Phú, Bắc Phú (TT); chỉ tuyến phố: phố Tiền Môn, phố Hậu Môn (ĐDC); chỉ các công trình xây dựng, văn hóa: miếu Hạ (TM), đền Đông (TĐ), chùa Ngoài (TĐ),

đình Trung (TQ), vv.

Các địa danh TN chỉ xuất hiện ít và chủ yếu là tên các xứ đồng: đồng Bàu Hạ (HHT), đồng Đồng Đằng Sau (TL), đồng Láng Trong, đồng Láng Ngoài (THạ), đồng Thượng Đập (VY), vv.

c) Địa danh chỉ tên cây cỏ, hoa trái

Nhóm địa danh này hầu hết thuộc địa danh TN như: đồng Sim (TH),

đồng Sắn (THạ), đồng Cồn Dừa (THạ), đồng Mướp (VY), cồn Dừa (THạ),

cồn Mít (TQ), nghĩa địa Nương Vưng (vừng – TB), vv. và chỉ xuất hiện duy nhất trong địa danh NV trong trường hợp: thành Sen (ĐDC).

Các loại cây cỏ hoa trái được người dân đặt tên cho các cánh đồng, xứ đồng là những loại cây gần gũi với cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây. Mỗi cánh đồng, xứ đồng tương ứng với một loại cây được trồng ở đó, hoặc có sự hiện diện của chúng trên vùng đất đó mà người dân đặt tên nhằm phân biệt với các cánh đồng khác nhau.

d) Nhóm địa danh mang tên dòng họ, tộc người

Thường gặp ở các địa danh chỉ công trình xây dựng- văn hóa gắn liền với các dòng họ nổi tiếng của vùng đất nơi đây. Nhà thờ họ Đặng (TB) thờ Đặng Văn Kiều, Đặng Văn Bá là các nho sỹ quê ở Phật Náo. Đặng Văn Bá có hiệu là Nghiêu Giang, đậu cử nhân năm 1900, ông mở “Triệu dương thương điếm”, tham gia phong trào chống thuế bị bắt đày đi Côn Đảo. Đặng Văn Kiều đậu cử

Hàn Lâm viện thị giảng giữ chức Quốc sử Toản tu. Tương tự có nhà thờ họ Nguyễn thờ Nguyễn Cao Đôn, nhà thờ họ Võ thờ Thạch Quận Công.

e) Nhóm địa danh mang tên người

Chủ yếu xuất hiện trong địa danh NV chỉ đường phố, công trình xây dựng, một số ít xuất hiện trong địa danh TN nhưng chỉ là những tên người gọi theo dân gian như đồng Bà Đoan (THạ), đồng Bà Cạnh (TL), vv.

Địa danh trước năm 1945 chủ yếu là tên các nhà hoạt động chính trị, quân sự, danh nhân văn hóa do chính quyền pháp đặt. Trong đó, cả tên người nước ngoài lẫn tên người Việt như phố Nguyễn Công Trứ, phố Tôn Thất Hân,

phố Phố Luy – xiêng Lơ Me (tên viên công sứ đầu tiên ở Hà Tĩnh), phố Mô nê

(tên viên sỹ quan trực tiếp quản lý quân đội ở tỉnh thành Hà Tĩnh). Bên cạnh đó là cách đặt tên và gọi tên theo cách gọi dân gian của người dân bản địa như

đồng Bà Đoan (THạ), đồng Bà Cạnh (TL), vv.

Địa danh sau 1954 chủ yếu là tên do chính quyền đặt chủ yếu là tên các danh nhân văn hóa của Hà Tĩnh và Việt Nam trong đó có tên người không liên quan đến Hà Tĩnh như: đường Ngô Quyền, đường Lê Duẩn, đường Quang Trung, vv Ngược lại, có tên người ở địa phương hoặc có liên quan đến địa phương như: phường Trần Phú, phố Trần Thị Hương, đường Lê Hồng Phong,

đường Hàm Nghi, vv. Cách gọi tên trong loại địa danh này có thể chia thành hai cách: gọi theo tên, họ, tên đệm chính thống kiểu đường Lý Tự Trọng,

trường Lê Văn Thiêm, phường Hà Huy Tập, vv và gọi theo tên hiệu như đường Hải Thượng Lãn Ông, đường La Sơn Phu Tử, đền Đức Đại Vương, vv.

Các địa danh như trên gắn với tên các công trình xây dựng, đường phố, đơn vị hành chính trước và sau 1945, chúng chỉ xuất hiện trong địa danh VN mà không có trong địa danh TN.

g) Địa danh số đếm

Các địa danh số đếm có số lượng khá lớn trong địa danh thành phố Hà Tĩnh, chúng chỉ xuất hiện ở địa danh NV mà hầu hết là địa danh chỉ đơn vị

hành chính như khối, tổ: tổ 3, tổ 6, tổ 4 (BH,TP), khối 4, khối 11, khối 7

(NH,ND), vv.

h) Nhóm địa danh chỉ nguồn gốc, đặc trưng, tính chất đối tượng Có những địa danh được gọi theo việc lý giải nguồn gốc, xuất xứ của đối tượng. Loại địa danh này chỉ thấy trong địa danh TN mà không có trong địa danh NV. Một số ví dụ: sông Cụt (TG) là con sông đào từ đoạn eo sông Rào Cái trên cầu Đò Hà ăn sâu vào phí Nam tỉnh thành Hà Tĩnh cũ. Khi sông đào gặp hào thành phía đông thì đi chếch tây nam đến Sở Riệu được đào quay lên hướng tây bắc tạo thành góc tù 120 độ để làm âu thuyền. Sông đào đến đây bị “cụt” lại nên được gọi là sông Cụt. Đồi ra đa (ĐN): là tên gọi khác của rú Nài

trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1965 quân và dân Hà Tĩnh đã xây dựng đài Ra đa giả để nghi binh máy của địch. Ngày 26/3 đã có 12 máy bay Mỹ bị bắn rơi khi ném bom dàn ra đa giả này; đồi ra đa gắn với chiến thắng rú Nài cũng được gọi tên từ đó. Chỉ tính chất của đối tượng cũng đã được thể hiện qua một loạt các địa danh như: xóm Mới (TB), nghĩa địa Vùng Hiểm (TĐ), khối Linh Tân, khối Hòa Linh (TL), vv.

Bên cạnh nguồn gốc, nhiều địa danh chỉ đối tượng địa lý TN chỉ tính chất, đặc trưng như màu sắc, kiểu dáng cũng xuất hiện nhiều như: đập Vòng

(TĐ), đồng Vàng (TL), cầu Cao (TB), đồng Đất Đỏ (VY), đồng Nẻ (TQ),

đồng Đập Nậy (TM), đồng Dài (TT), đồng Đồi Quang (TĐ), đồng Đập Trắng

(TM), vv.

3.2.2.2. Nhóm ý nghĩa phản ánh tư tưởng nguyện vọng a) Địa danh chỉ tâm lý, nguyện vọng

Xuất hiện trong các đơn vị dân cư hành chính (làng, thôn, xã) và thường kết hợp với các yếu tố có nghĩa tốt đẹp với mong muốn yên bình: xóm Bình Yên (TB); giàu sang, đức rộng: xóm Đức Phú (TT); làm ăn yên ổn, hòa bình, yên ấm: khối Hòa Bình (VY); an khang, phú quý: làng Khang Quý (TQ nay), vv.

Các địa danh này phản ánh tâm lý, nguyện vọng hướng tới khi đặt tên cho các đơn vị hành chính này. Từ đây, cũng có thể thấy rằng cũng là phản ánh “hiện thực” nhưng tên Nôm, thuần Việt phản ánh hiện thực khách quan là địa hình, địa vật, trong khi đó, tên chữ Hán Việt lại phản ánh hiện thực trong tư tưởng, xu hướng tâm lý và văn hóa của con người.

b) Địa danh phản ánh tín ngưỡng tôn giáo và đời sống tâm linh

Cũng như các vùng khác, thành phố Hà Tĩnh là vùng đất hội tụ ba tư tưởng – tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo và Đạo giáo. Vì vậy, các địa danh thể hiện tín ngưỡng tôn giáo ở thành phố tương đối nhiều. Điều này được thể hiện ở gần 70 địa danh trên tổng số hơn 760 địa danh mà chúng tôi thu thập được về công trình xậy dựng như: đình, đền, chùa, nhà thờ, nhà thờ họ, nghĩa trang, tượng đài.

Có thể chỉ ra một số địa danh tiêu biểu như Văn Miếu, Võ Miếu, đền Cảm Sơn, nhà thờ Hạnh Đức, nhà thờ Chân Thành, miếu Tự Giáp, miếu Thành Hoàng, đền Tam Tòa, đền Vạn Nghiêu, vv.

c) Địa danh lịch sử, văn hóa, sự kiện

Các địa danh lịch sử, văn hóa ở thành phố Hà Tĩnh tuy không nhiều nhưng lại rất quan trọng trong việc phản ánh về lịch sử văn hóa của vùng đất này. Một số địa danh tiêu biểu như gắn với lịch sử, văn hóa như bến phà 4,

đồi ra đa, di tích Hào Thành, di tích khu nhà lao, di chỉ Rú Nài, vv.

Nhà lao Hà Tĩnh ra đời từ đầu thế kỷ XX, là nơi giam giữ tù nhân của thực dân Pháp, nhà lao ban đầu được xây dựng thô sơ, mái tranh, tường vôi. Nhà nghiên cứu, giáo sư Đặng Thai Mai viết về nhà lao Hà Tĩnh năm 1908: “... sau bức tường vôi chỉ một nhà gạch không to lắm án ngự lấy một ngôi nhà gianh phía đằng sau ... thì ra đây là cái “trại lá” – nơi giam tù! ... Gọi là “trại lá” vì lợp bằng gianh...” Năm 1932, nhà lao Hà Tĩnh được xây lại có 6 nhà gạch xếp thành hai dãy đối diện nhau: Bắc nhất, Bắc nhì, Bắc tam, Nam nhất, Nam nhì, Nam tam. Nam nhì là nơi giam nữ tù nhân, ba dãy có 18 xà lim. Địa danh Nhà lao Hà Tĩnh đã tồn tại ở vùng đất này hơn một thế kỷ, mặc dù đến

nay không còn chứng tích nhưng dịa danh này vẫn mãi là một minh chứng không thể thiếu của lịch sử.

Địa danh sự kiện được định danh trên cơ sở các sự kiện chính trị, lịch sử.

Đại lộ Xô viết Nghệ Tĩnh là con đường rộng nhất thành phố Hà Tĩnh hiện nay hay còn gọi là đường 70 ghi dấu phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh năm 1930. Đường 26/3 là con đường ghi dấu sự kiện ngày 26/3 – chiến tháng núi Nài khi nhân dân Hà Tĩnh bắn rơi 12 máy bay của Mỹ. Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh gắn với sự kiện “sau 50 năm xa quê hương, sáng 15 tháng 6 năm 1957, Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh trước khi về Kim Liên”.

Như vậy, việc phân chia các nhóm ý nghĩa của địa danh thành phố Hà Tĩnh là một hướng để giải mã ý nghĩa của của chúng thông qua một trường nghĩa nhất định giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn với địa danh vùng đất này. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, việc phân chia các nhóm ý nghĩa chỉ theo cảm nhận chủ quan của chúng tôi trên cơ sở dữ liệu thu thập được. Mặt khác, việc phân chia chỉ là tương đối bởi các tiêu chí để phân chia chỉ được xác lập trên một yếu tố, đặc điểm nhất định nào đó mà thôi.

Về ý nghĩa, địa danh thành phố Hà Tĩnh đã phản ánh những tầng ý nghĩa phong phú, đa dạng như các địa danh khác. Tuy nhiên, là một vùng miền với những đặc điểm dân cư, phong tục, tập quán, địa lý , lịch sử thì địa danh nơi đây vẫn mang trong mình những sắc thái riêng. Đó là sự xuất hiện của một lượng tên Nôm lớn, nhiều tên riêng mang tính chất cổ mà chỉ có ở vùng phương ngữ Nghệ Tĩnh còn lưu giữ được.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w