Về một số địa danh gắn với đời sống, lịch sử, văn hóa ở thành phố Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 86 - 87)

- Địa danh thành phố Hà Tĩnh phần nào phản ánh đặc trưng, sự biến đổ

3.3.2.3. Về một số địa danh gắn với đời sống, lịch sử, văn hóa ở thành phố Hà Tĩnh

phương diện nào thì cũng đều mang dấu ấn của văn hóa vùng đất Nghệ Tĩnh. Đây cũng chính là một phần đặc trưng mà khi nghiên cứu cần được xem xét trong tổng thể mới có thể nhận định chính xác được.

3.3.2.3. Về một số địa danh gắn với đời sống, lịch sử, văn hóa ở thành phố Hà Tĩnh phố Hà Tĩnh

- Thành Sen

Thành Sen có tên chữ Hán là Liên Thành, là tên gọi của thành Hà Tĩnh xưa và thành phố Hà Tĩnh ngày nay. Thành Hà Tĩnh được xây dựng năm 1833 (năm Quý Tị, Minh Mệnh thứ 14) ngay sau khi thành lập tỉnh trên vùng đất Trung Tiết, huyện Thạch Hà. Sử sách ghi chép: “đây là vùng đất địa thế cao ráo rộng rãi, đằng trước có núi Cảm Sơn, lại có một dải sông chảy quanh phía trước, vòng sang bên tả, trên nối với Nài Giang, dưới chảy ra cửa Sót”. Thành được xây bằng đất, có bốn cửa Tiền, Hậu, Tả, Hữu, mỗi mặt dài 140 trượng.

Năm Quý Sửu, Tự Đức thứ 16 (1853) triều đình Nguyễn quyết định bỏ tỉnh Hà Tĩnh chuyển Phủ Đức Thọ về Nghệ An, lấy phủ Hà Thanh thành lập đạo Hà Tĩnh. Năm Ất Hợi, Tự Đức thứ 28 (1875) tỉnh Hà Tĩnh được lập lại như cũ, tỉnh lỵ được dời về chỗ cũ xã Trung Tiết và được xây lại theo kiểu Vô – băng chu vi 366 trượng, cao 8 thước, hào xung quang rộng 5 trượng [69, tr.37].

Về tên gọi Thành Sen, đến nay, các quan điểm lý giải đều liên quan đến hoa sen, tuy nhiên, lại có cách lý giải khác nhau. Đáng chú ý, có hai cách giải thích được nhiều người chấp thuận là dựa vào truyền ngôn và hình dánh thành.

Theo truyền ngôn, ở hào đạo thành Đại Nài và ao hồ vùng lân cận có rất nhiều sen. Bỗng sau một đêm mưa to gió lớn, sen di cư về cả ở hào thành Trung Tiết. Tỉnh thần lúc đó cho đó là điềm lành bèn tâu xin dời tỉnh thành về

lại Trung Tiết, và cũng từ đó ngoài tên chính thức là Tĩnh thành cũng đã tồn tại mỹ danh khác là “Liên thành” tức Thành Sen.

Còn theo cách lý giải của nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh thì dựa trên hiện thực thiết kế của thành. Thành Hà Tĩnh được một kỹ sư người Pháp thiết kế xây dựng theo kiểu vô – băng (Vauban) – kiểu thành phòng ngự rất được ưa chuộng ở Châu Á vào thế kỷ 18. Ở Việt Nam, thành Gia Định được xây theo kiểu này đầu tiên và sau đó các thành lớn nhỏ đều xây theo kiểu vô - băng. Từ thiết kế này cho hình dáng thành giống một bông hoa sen nở, các cánh xếp chồng lên nhau nên gọi là thành Hoa sen, dần gọi tắt theo cách của người Nghệ là thành sen - liên thành. Ông cũng đặt Thành Sen trong tổng thể ba thành là: Hạc Thành (Thành Thanh Hóa) – Quy Thành (Thành Vinh) – Liên Thành (Thành Hà Tĩnh) nhằm chứng minh cho sự thống nhất về cách lý giải dựa vào hình dáng của thành để gọi tên.

Dù cho căn cứ vào lý giải nào thì tên gọi Thành Sen cũng đã gắn chặt với chiều dài lịch sử của tỉnh Hà Tĩnh. Tên gọi này cũng đã phản ánh một nét văn hóa của người Nghệ đó là ưa những gì gần gũi, bình thường nhưng cũng hết sức thanh tao, khẳng khái. Hoa Sen ngày nay được chọn là quốc hoa bởi mang đầy đủ các đặc trưng tinh hoa văn hóa của người Việt càng khẳng định thêm sự ấn tượng của địa danh Thành Sen – Thành phố trẻ Hà Tĩnh hôm nay.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w