Phân loại theo nguồn gốc ngữ nguyên + Địa danh nguồn gốc Hán Việt

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 26 - 29)

+ Địa danh nguồn gốc Hán - Việt

Địa danh có nguồn gốc Hán Việt có 377/768 trường hợp, chiếm 49,08% trong tổng số địa danh mà chúng tôi thu thập được. Trong 377 địa danh trên,

nhóm địa danh công trình xây dựng có 148 trường hợp, chiếm 39,25%, nhóm địa danh cư trú hành chính có 109 trường hợp chiếm 28,9%, nhóm địa danh chỉ đường phố có 90 trường hợp, chiếm 23,8%, còn lại địa danh chỉ đối tượng địa lý tự nhiên chiếm một số lượng rất ít. Từ số liệu khảo sát cho thấy, địa danh có nguồn gốc Hán Việt chiếm gần một nửa số địa danh khảo sát được và chủ yếu tập trung vào nhóm địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân văn như làng, xóm, trường, đường phố, công trình xây dựng. Ví dụ: làng Đồng Môn, khối Trung Đình, chợ Cầu Đông (TL), Trường tiểu học Tân Giang (TG), đường Trung Tiết, chùa Liên Hạ, vv.

Địa danh có nguồn gốc Hán Việt chiếm một số lượng lớn và xuất hiện với tần suất cao, trong đó, đa số là các địa danh có cấu tạo ghép hai yếu tố (âm tiết) là phổ biến, chiếm tỉ lệ cơ bản. Ví dụ: đường Đông Lộ, ngã tư Hồng Ký

(ĐDC), phố Tân Bình, đền Kinh Hạ, chùa Cảm Sơn (ĐN), chợ Bình Hương, sông Cầu Đông (TL), phường Thạch Quý, xóm Đồng Giang, khối Đại Đồng, làng Khang Quý, tổng Thượng Nhất, vv.

Địa danh gốc Hán một yếu tố (âm tiết) chỉ xuất hiện với tần suất và số lượng ít hơn, chủ yếu gắn với việc chỉ địa hình, phương hướng. Ví dụ: đền Đông (TĐ), miếu Hạ (TM), xóm Thượng (TH), vv. Ngoài ra, địa danh hơn hai yếu tố cũng xuất hiện với số lượng và tần suất thấp tập trung chủ yếu vào địa danh đường phố, công trình xây dựng, ví dụ: đường Hồ Phi Chấn (ĐN),

đường Hải Thượng Lãn Ông (BH), bệnh viện y học cổ truyền Hà Tĩnh (TT), vv.

+ Địa danh nguồn gốc thuần Việt

Địa danh nguồn gốc thuần Việt có 354/768 trường hợp, chiếm 46,09%, chủ yếu tập trung vào nhóm địa danh chỉ đối tượng địa lý tự nhiên, địa danh chỉ đối tượng cư trú hành chính và xuất hiện một số ở địa danh chỉ công trình xây dựng.

Nhóm địa danh chỉ đối tượng địa lý tự nhiên có 207/354 trường hợp chiếm 58,47% trong tổng số địa danh có nguồn gốc thuần Việt. Trong đó,

184 trường hợp, tiếp theo là các nhóm khác như nghĩa địa, cồn, hồ... Ví dụ:

đồng Sắn (THạ), đồng Tai quạt (THạ), nghĩa địa Nụ Nồi (VY), hồ Dài (NH)... Nhóm địa danh thuần Việt chỉ đơn vị cư trú hành có 101/354 trường hợp, chiếm 28,5%. Các trường hợp này chủ yếu xuất hiện trong các địa danh chỉ tổ dân phố, khối phố, xóm, phường. Ví dụ: tổ 3 (TP), khối 5 (NH), xóm Mới (TB), vv.

Nhóm địa danh công trình xây dựng có nguồn gốc thuần Việt chủ yếu xuất hiện trong các địa danh chỉ đập, cầu, chợ. Ví dụ: cầu Nghen (TM), cầu Vọoc (ĐN), đập Vòng (TĐ), đập Gềnh (TB), chợ Vườn Ươm (BH), chợ Bừa, vv.

+ Địa danh theo nguồn gốc Pháp, Anh

Địa danh có nguồn gốc Pháp chỉ có 3 trường hợp chiếm 0,39% trong tổng số. Các địa danh này là tên phố trong thời kỳ cai trị của thực dân Pháp gồm: phố Luy – xiêng Lơ Me (Lucien Le – Maire), phố Mô – nê (Monet), phố Cu đe (Coudern).

Địa danh có nguồn gốc Anh chỉ có 1 địa danh, tồn tại theo cách gọi dân gian được xuất hiện trong kháng chiến chống Mỹ chỉ rú Nài, nơi đặt ra đa của quân và dân Hà Tĩnh: đồi ra-đa.

+ Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp

Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp chủ yếu là địa danh có kết hợp giữa một yếu tố Hán và một yếu tố Việt hoặc ngược lại. Có 23/768 trường hợp có nguồn gốc hỗn hợp chủ yếu tập trung vào nhóm địa danh chỉ đối tượng địa lý tự nhiên, công trình xây dựng địa danh cư trú hành chính chiếm 2,99% tổng số. Ví dụ: đồng Đồi Quang (TĐ), đồng Nương Thiên (TĐ), chợ Cầu Đông

(TL), khối Tân Quý II (TQ), nhà máy bia Toàn Cầu (ĐN), cầu Sở Riệu

(NH) ...

+ Địa danh theo nguồn gốc khác (Tày, Thái, Nùng, Việt Mường, Mã Lai, Chăm...) có 6 trường hợp, chiếm 0,78% gồm các địa danh: sông Nài

(ĐN), cầu Nủi (ĐN), cầu Vọoc (ĐN), đồng Đập Kun (THạ), đồng Ôốc (TL),

+ Địa danh không xác định được nguồn gốc (không giải thích được)

Địa danh không giải thích được có 5 trường hợp, chiếm 0,65% chủ yếu tập trung vào địa danh chỉ cánh (xứ) đồng như: đồng Làng Càng (TL), đồng Quần Đoang (TĐ), đồng Quao (TH), đồng Mụi Thớ (VY) ...

Từ số liệu thu thập được cho thấy địa danh có nguồn gốc Hán Việt và thuần Việt chiếm số lượng cơ bản. Báng chú ý là số lượng chênh lệch nhau không nhiều khi địa danh gốc Hán Việt chiếm 49,08% còn thuần Việt chiếm 46,09%. Đây là nét riêng của địa danh thành phố Hà Tĩnh so với các địa danh thành phố khác: số lượng địa danh gốc Hán -Việt không chiếm phần đa. Có thể thấy rõ điều này khi so sánh số lượng địa danh gốc Hán của huyện Can Lộc là 85%, thành phố Vinh là 76%, thành phố Thanh Hóa là 82,8% và Cố đô Hoa Lư chiếm 77,8%. Sự khác biệt này do nhiều nguyên nhân, theo chúng tôi nguyên nhân trước hết là thành phố Hà Tĩnh được có diện tích nhỏ được mở rộng các xã nông nghiệp lân cận nên số lượng các địa danh đối tượng tự nhiên chiếm một số lượng lớn và đa số là từ có gốc thuần Việt. Ở một phương diện khác cũng có thể nhận định rằng Hà Tĩnh là vùng phên dậu của Đại Việt cổ, sự ảnh hưởng, giao thoa của văn hóa phương Bắc và phương Nam đã làm cho các địa danh có tính chất trung hòa. Từ đây cũng có thể thấy sự trường tồn của ngôn ngữ bản địa còn lưu lại, có nhiều ý nghĩa cho việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt ở vùng đất này.

1.3. Tiểu kết chương 1

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w