Phương thức vay mượn

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 59 - 61)

- Khả năng kết hợp của nhóm thành tố chung chỉ đối tượng địa lý nhân văn

c. Phương thức vay mượn

đường đó là mượn (dùng) địa danh nơi khác và nhân danh để đặt tên cho các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn. Nguyễn Kiên Trường còn nhấn mạnh: “việc dùng địa danh ở nơi khác để đặt tên không chỉ bao hàm ý “mượn” thuần túy, đôi khi gây cách hiểu về sự vay mượn như “vay mượn” trong từ vựng; hiện tượng trôi địa danh theo di dân phản ánh xu hướng tâm lý và văn hóa, chính trị ... của các chủ thể khi đi mượn” [68, tr.85]. Phương thức vay mượn trong địa danh thành phố Hà Tĩnh cũng không nằm ngoài cách thức trên:

c1) Mượn địa danh nơi khác để đặt tên cho các đối tượng địa lý trên địa

bàn: Để xác định kiểu loại này phải xác định rõ nguồn gốc, phải hiểu lai lịch và chiều lịch đại một cách rõ ràng. Đây là một công việc không hề đơn giản. Một số địa danh như Hà Hoàng, Trung Tiết, Đông Lỗ, Đại Nài .... rõ ràng có nguồn gốc Hán Việt nhưng xuất phát từ đâu thì với hiểu biết hạn hẹp của chúng tôi nên việc lý giải là tương đối khó khăn. Trên thực tế, có nhiều địa danh trong tỉnh Hà Tĩnh có sự vay mượn kiểu này như làng Đức Bùi (Hương Sơn) được đặt lại tên làng cũ của cư dân huyện Đức Thọ lên sinh sống nơi đây, hay một loạt các xã di dân tái định cư Khu kinh tế Vũng Áng đến địa bàn cư trú hành chính mới vẫn lấy nguyên tên cũ từ các thôn đến xã như Kỳ Lợi, Kỳ Trinh, vv. Phương thức vay mượn phổ biến là mượn tên địa danh nơi khác (trong tỉnh, ngoài tỉnh) để đặt tên cho địa phương mình. Trong địa danh thành phố Hà Tĩnh cũng đã xuất hiện một số địa danh vay mượn như Bồng Sơn được mượn tên một làng ở huyện phía bắc Bình Sơn của tỉnh Bình Định để đặt tên cho một tuyến phố ở Hà Tĩnh. Tên gọi này xuất phát từ việc kết nghĩa giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Bình Định năm 1960. Sau khi kết thúc phòng trào xây dựng đập Bình – Hà (ở Bình Định), để thể hiện sự đoàn kết gắn bó, Hà Tĩnh đã quyết định lấy tên Bồng Sơn đặt tên cho một tuyến phố chính ở thị xã. Tương tự, tên gọi Nài Thị (Thị Nài) được vay mượn của địa danh Thị Nại ở Bình Định gắn liền với sự tích về Uy Minh Vương Lý Nhật Quang ở núi Tam Tòa (vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập sâu ở chương 3) Hoặc sông Hạ Vàng (ĐN) được mượn địa danh sông Hạ Vàng của huyện Can Lộc đoạn nối sông Cài với

sông Nghèn, thuộc đất Hạ Vàng (nay là xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc) để đặt. Địa danh xã Hà Hoàng (ĐDC) được mượn tên của một huyện thuộc châu Nhật Nam, phủ lộ Nghệ An thời Trần. Ngoài ra, còn có hình thức vay mượn tiếng nước ngoài làm địa danh như phố Mô-nê, Luy xiêng – Lơ me, đồi rada, vv.

c2) Mượn nhân danh làm địa danh

Đây là cách đặt tên khá phổ biến đối với các địa danh nói chung và địa danh thành phố Hà Tĩnh nói riêng. Kiểu đặt tên này là theo phương thức dùng tên người để đặt cho các đối tượng địa lý tự nhiên hoặc nhân văn. Phổ biến nhất các địa danh này chủ yếu thuộc nhóm địa danh chỉ đường phố, công trình xây dựng và cư trú hành chính. Ví dụ: đường Nguyễn Du, trường Lê Bình, công viên Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập, ngã tư Phan Đình Giót, phố Trần Thị Hường, quảng trường Trần Phú, khu lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh, đền thờ Trần Viết Thứ, nhà thờ Nguyễn Cao Đôn, am Bà Quận, vv.

2.3. Tiểu kết chương 2

Qua tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của địa danh thành phố Hà Tĩnh, bước đầu chúng tôi có một số nhận định sau:

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w