Dấu ấn của văn hóa xứ Nghệ qua địa danh thành phố Hà Tĩnh 1 Dấu ấn qua văn hóa vật thể

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 75 - 76)

- Địa danh thành phố Hà Tĩnh phần nào phản ánh đặc trưng, sự biến đổ

3.3.2.Dấu ấn của văn hóa xứ Nghệ qua địa danh thành phố Hà Tĩnh 1 Dấu ấn qua văn hóa vật thể

3.3.2.1. Dấu ấn qua văn hóa vật thể

Thành phố Hà Tĩnh là một thành phố có diện tích nhỏ, tuy nhiên, dấu ấn văn hóa vật thể được thể hiện khá rõ nét khi các địa danh chỉ các công trình văn hóa như đền, chùa, miếu, nhà thờ, am, vv chiếm 1/10 trong tổng thể địa danh toàn thành phố. Sự xuất hiện dày đặc của các công trình văn hóa vật thể trong địa bàn đã cho thấy văn hóa tín ngưỡng được coi trọng và có hệ thống.

chùa chiền, đàn am, nhà thờ ... lớn nhỏ. Mỗi phố, mỗi xóm đều có miếu thành hoàng, miếu thổ thần. Nhiều đền miếu lớn đẹp: đền Tam Tòa, miếu Tứ vị, đền văn Yên, đền Phú Hàu, miếu Đôi, đền Hội Đồng, miếu quạn công họ Võ (Hà Hoàng), miếu làng Dương, làng Hoàn (Đông Lỗ).

Làng nào cũng có chùa Phật, nhưng đều là chùa nhỏ: đáng chú ý là chùa Đông Lỗ (Trổ), chùa Yên Lệ (Đại Tiết), chùa Cảm Sơn (ĐN) – một di tích thời hậu Lê ....” [69, tr.171].

Ngày nay, các di tích văn hóa vật thể đã không còn đầy đủ nhưng với 67 địa danh còn lại cũng đã minh chứng cho đặc trưng văn hóa của vùng qua phản ánh của các công trình vật thể. Trong tổng số phức thể địa danh còn lại có 25 phức thể địa danh chứa yếu tố “đền”: đền Kinh Hạ (THưng), đền Tam Tòa (TB), đền Hội Đồng (ĐN), đền Võ Tá Sát (THạ), vv; 20 phức thể địa danh chứa yếu tố “miếu”: miếu Tứ Vị (ĐN), miếu Đôi (TQ), miếu Tự Giáp

(TL), miếu Ngoài (T Đ), miếu Bạ Bia (TL), vv; 11 phức thể địa danh chứa yếu tố “chùa”: chùa Cảm Sơn (ĐN), chùa Yên Xá (TL), chùa Cổ Lam (ĐDC), vv; 10 phức thể địa danh chứa yếu tố “nhà thờ”: nhà thờ Yên Định, nhà thờ Tịnh Giang, nhà thờ Hạnh Đức, vv; 1 phức thể địa danh có chứa yếu tố “đình”:

đình Trung (TQ) ...

Như vậy, địa danh chỉ các công trình văn hóa vật thể có thể là chưa nhiều so với các địa phương khác ở miền Bắc, bởi Hà Tĩnh không phải là đất kinh kỳ, khó có điều kiện tiếp xúc văn hóa thuận tiện. Mặt khác, vùng đất này là biên viễn trong nhiều thế kỷ, là phên dậu của đất nước nên việc lưu giữ các di sản văn hóa phi vật thể là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên, xét trong tổng thể xứ Nghệ thì các địa danh văn hóa thành phố Hà Tĩnh là khá nhiều. Từ đây, có thể thấy địa danh văn hóa đã phần nào minh chứng cho tín ngưỡng tôn giáo của vùng đất này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 75 - 76)