Phương thức chuyển hóa

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 57 - 59)

- Khả năng kết hợp của nhóm thành tố chung chỉ đối tượng địa lý nhân văn

b. Phương thức chuyển hóa

Phương thức chuyển hóa là một phương thức khá phổ biến nhưng lại rất quan trọng trong cấu tạo địa danh. Cũng chính từ vấn đề này đã có những quan niệm và cách tiếp cận khác nhau mà tiêu biểu là hai hướng tiếp cận của Phan Xuân Đạm, Nguyễn Nhã Bản và Nguyễn Kiên Trường, Lê Trung Hoa. Xem xét vấn đề chuyển hóa ở góc độ thay đổi cấu trúc vị trí thành phần, Phan Xuân Đạm, Nguyễn Nhã Bản cho rằng: “chuyển hóa” chỉ đơn thuần là cách thay đổi cấu trúc các vị trí thành phần trong phức thể địa danh để tạo đặt địa danh mới. Phương thức này vận dụng quy luật quan trọng của việc sử dụng ngôn từ: lấy cái hữu hạn để biểu thị cái vô hạn, việc tạo đặt địa danh là lấy số lượng thành tố chung hữu hạn để chuyển hóa, biến đổi mà thành vô số các địa danh mới [69, 110, 111]. Trong khi đó, Nguyễn Kiên Trường, Lê Trung Hoa

cho một đối tượng địa lý khác” và chia các dạng chuyển hóa trong nội bộ từng loại địa danh và giữa các loại địa danh [68, tr.84], [34, tr.28].

Chúng tôi cho rằng, mỗi cách tiếp cận đều có cơ sở và mang tính thuyết phục cao. Một bên, phương thức chuyển hóa được tiếp cận từ tổng thể cả địa danh từ thành tố chung đến tên riêng, xem xét sự thay đổi vị trí của các yếu tố trong phức thể này, ngược lại là quan điểm xét sự chuyển hóa chính trong nội bộ tên riêng (thành tố B) từ hai phương diện: trong nội bộ địa danh (tên riêng) và giữa các loại hình địa danh. Chúng tôi thấy đây là một cách tiếp cận hợp lý và chọn hướng tiếp cận này.

b1) Chuyển hóa trong nội bộ địa danh

Ở phương diện này, chuyển hóa xuất hiện cả ở địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân văn lẫn đối tượng tự nhiên. Ví dụ: sông Nài → bến Nài, cầu Phủ → chợ Cầu Phủ, đồng Voi → nghĩa địa Đồng Voi, vv.

b2) Chuyển hóa giữa các loại hình địa danh

- Địa danh tự nhiên chuyển sang địa danh chỉ công trình xây dựng: sông Cầu Đông → chợ Cầu Đông (TL), núi Nài → chùa Nài (ĐN), sông Kinh Hạ → đền Kinh Hạ (TH), sông Cụt → kè Sông Cụt (TG), vv.

- Địa danh tự nhiên chuyển sang địa danh cư trú hành chính: sông Tân Giang → phường Tân Giang, sông Đại Nài (sông nài) → phường Đại Nài ...

- Địa danh tự nhiên chuyển sang địa danh đường phố: sông Tân Giang →

phố Tân Giang (ĐDC), sông Hà Hoàng → đường Hà Hoàng, vv.

- Địa danh đường phố chuyển sang địa danh chỉ công trình xây dựng:

đường Phan Đình Phùng → trường Phan Đình Phùng, đường Lý Tự Trọng → công viên Lý Tự Trọng, đường Trần Phú → quảng trường Trần Phú, vv.

- Địa danh đường phố chuyển sang địa danh cư trú, hành chính: đường Nguyễn Du → phường Nguyễn Du, đường Hà Huy Tập → phường Hà Huy Tập, phố Tân Giang (ĐDC) → phường Tân Giang, đường Đồng Quế → xóm Đồng Quế (ĐDC), vv.

- Địa danh cư trú hành chính chuyển sang địa danh chỉ công trình xây dựng:

Làng Phú Hàu (ĐDC) → đền Phú Hàu, xã Thạch Đồng cầu Thạch Đồng, xã Đông Lỗ (ĐDC) → chùa Đông Lỗ, vv.

- Địa danh cư trú chuyển sang địa danh đường phố

Xã Đông Lỗ (ĐDC) → đường Đông Lộ (lỗ), xã Hà Hoàng đường Hà Hoàng, xã Trung Tiết → đường Trung Tiết, vv.

- Địa danh chỉ công trình xây dựng chuyển sang địa danh đường phố Cửa Tiền, cửa Hậu, cửa Tả, cửa Hữu (thành Hà Tĩnh cũ) → phố Tiền Môn, phố Hậu Môn, phố Tả Môn, phố Hữu Môn; tỉnh thành Hà Tĩnh → phố Thành Đông, vv.

- Địa danh chỉ công trình xây dựng chuyển sang địa danh cư trú không thấy xuất hiện trong tư liệu mà chúng tôi đã khảo sát. So sánh với địa danh Hải Phòng và thành phố Thanh Hóa, dạng chuyển hóa này vẫn xuất hiện, đây là nét khác biệt trong phương thức chuyển hóa mà địa danh thành phố Hà Tĩnh so với các địa danh khác.

Như vậy, có thể thấy, chuyển hóa là một phương thức quan trọng trong cấu tạo địa danh, đồng thời là cứ liệu quan trọng về sự chuyển hóa từ loại trong vốn từ tiếng Việt. Tuy nhiên, có thể thấy rằng sự chuyển hóa này có tính chất khác biệt so với chuyển hóa từ loại bởi mỗi trường hợp chuyển hóa của địa danh mặc dù ý nghĩa thay đổi nhưng xét về từ loại lại không thay đổi. Ví dụ: cầu Đông (danh từ) → sông Cầu Đông (danh từ). Trong khi đó, chuyển loại trong từ loại thì đồng thời chuyển cả ý nghĩa lẫn từ loại. Ví dụ: thịt là danh từ → thịt một con gà lại là động từ). Mặt khác, các địa danh đều thuộc từ loại danh từ, điều này phản ánh chức năng định danh và đối tượng gọi tên của địa danh.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w