Phương thức tự tạo

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 53 - 57)

- Khả năng kết hợp của nhóm thành tố chung chỉ đối tượng địa lý nhân văn

a. Phương thức tự tạo

Theo Nguyễn Nhã Bản, Phan Xuân Đạm, "đây là phương thức cơ bản nhất để tạo ra địa danh và là phương thức phổ biến của Việt Nam lẫn nhiều nước trên thế giới. Phương thức này được tiến hành bằng cách dựa vào những yếu tố, những đặc điểm liên quan đến đối tượng đặt tên" [26, tr.106].

Trong địa danh thành phố Hà Tĩnh, nhiều địa danh được cấu tạo dựa vào những đặc điểm chính của bản thân đối tượng và dựa vào những yếu tố,

con sông này là một nhánh sông khi được đào vào giữa lòng thành phố làm âu thuyền bị dừng lại, không được đào thông tiếp, đồng Khúc Cá vì cánh đồng này có hình dáng môt khúc cá, chợ Vườn Ươm vì chợ đóng ngay cạnh vườn ươm cây của thành phố, chùa Nài vì đóng trên núi Nài,... Chúng tôi xin đưa ra một số cách định danh trong phương thức này :

a1) Định danh dựa vào đặc điểm, yếu tố chính hoặc có liên quan đến đối tượng

- Định danh dựa vào hình dáng của đối tượng

Đồng Khúc Cá (THạ), đồng Tai Quạt (THạ), đồng Tay Áo (THạ), cồn

Chén (THạ), đền Tam Tòa (TB), đồng Voi Mẹp (ĐN), đồng Con Cói (TH), vv.

- Định danh dựa vào tính chất của đối tượng

Đập Vòng (TĐ), đồng Vàng (TL), cầu Cao (TB), đồng Đất Đỏ (VY), đổng Nẻ (TQ), đồng Đập Nậy (TM), đồng Dài (TT), đồng Hoang (TH), đồng Đồi Quang (TĐ), đồng Đập Trắng (TM), nghĩa địa Vùng Hiểm (TĐ), sông Cụt (TG), xóm Mới (TB), vv.

- Định danh theo phương hướng, đối tượng (so với đối tượng khác)

Đồng Đằng Sau (TL), đồng Hoang Trửa (giữa-TT), sông Cầu Đông (TL), hồ Cửa Tiền (ĐDC), thôn Nam Hội (TH), xóm Đông Đoài (THạ), phố Tiền

Môn, phố Hậu Môn (ĐDC), đền Đông (TĐ), miếu Hạ (TM), chùa Ngoài

(TĐ), đình Trung (TQ), vv.

- Định danh theo tên cây cối

Đồng Sim (TH), đồng Sắn (THạ), đồng Cồn Dừa (THạ), đồng Mướp

(VY), cồn Dừa (THạ), cồn Mít (TQ), thành Sen (ĐDC), nghĩa địa Nương Vưng (vừng – TB), vv.

- Định danh theo tên người

Loại này thường có 2 dạng, thứ nhất là gắn với tên các danh nhân mà tiêu biểu là tên đường phố và trường học như: đường Lê Bôi, đường Nguyễn Thiếp,

đường Nguyễn Phan Chánh, trường THCS Lê Văn Thiêm, trường THPT Phan Đình Phùng, vv. Dạng thứ hai là tên người có đặc điểm riêng nào đó thường

không có họ mà chỉ đi sau các từ như “bà, mụ”, ví dụ: đồng Bà Cạnh (TL), đồng Bà Đoan (THạ), đồng Mụ Trợ (TT), am Bà Quận (TL), vv.

- Định danh công trình xây dựng theo địa điểm nhưng khác chủng loại

Sông Phủ, cầu Phủ, chợ Cầu Phủ (ĐN), cầu Đông, sông Cầu Đông (TL), núi Nài, chùa Nài, bến Nài, đồng Nài (ĐN), vv.

- Định danh theo sự kiện

Đại lộ Xô viết Nghệ Tĩnh, đường 26/3, khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, vv.

- Định danh kiểu mượn tên đối tượng, sự vật bên cạnh

Chợ Vườn Ươm (bên cạnh vườn ươm cây của đô thi thành phố), cầu Sợ

(sở) Riệu (bên cạnh sở riệu phôngten trước đây), đồng Chùa (gần chùa Cổ Lam thuộc địa phận xã Thạch Quý ngày nay). Địa danh sông Đồng Môn được mượn phần sau của tên gọi hai xã có sông chảy qua là Thạch Đồng và Thạch Môn, vv.

- Định danh dựa trên ước nguyện, mong muốn

Các tên riêng dạng này chủ yếu là từ Hán Việt xuất hiện trong cách đặt tên của các đơn vị dân cư hành chính (làng, thôn, xã) và thường kết hợp với các yếu tố có nghĩa tốt đẹp – mỹ tự. Ví dụ: xóm Bình Yên (TB), xóm Đức Phú

(TT), khối Hòa Bình (VY), làng Khang Quý (TQ nay), đường Tân Bình, nhà thờ Hạnh Đức (TG), vv. Ở phường Văn Yên có 4 xóm ban đầu khi thành lập (1989) được đặt tên với ước muốn là Hòa – Bình – Phúc – Thịnh (Văn Hòa, Văn Bình, Văn Phúc, Văn Thịnh).

a2) Định danh được tạo ra trên cơ sở ghép số và ghép địa danh

Trong dạng tên riêng này xuất hiện 2 kiểu ghép đó là dùng số từ, chữ cái và ghép các yếu tố Hán Việt, thuần Việt để tạo ra tên riêng mới như: miếu

Đôi, tổng Thượng Nhị, đường 26/3, khối 2, ..

Dùng chữ số Ả-rập để chỉ địa danh đường phố, cư trú hành chính: khối 1, khối 5, tổ 3, tổ 9, đường 26/3, tỉnh lộ 17, tỉnh lộ 9, bến phà 4, ngã tư 35, bệnh viện 2,... loại này phổ biến và chiếm số lượng lớn nhất.

Dùng hỗn hợp số và chữ cái: quốc lộ 1A, kênh N19; dùng hỗn hợp từ và số: khối Tân Quý I, trường mầm non 1, trường tiểu học Thạch Trung 2.... và cuối cùng là dùng từ Hán Việt để chỉ thứ tự: tổng Thượng Nhất, miếu Tứ Vị, đền Tam Tòa ....

- Cách ghép các yếu tố Hán Việt hoặc thuần Việt thành tên riêng mới

Lấy một yếu tố tên huyện ghép với yếu tố tên xã để đặt tên các xã, ví dụ các tên riêng: Thạch Hạ, Thạch Bình, Thạch Linh, Thạch Trung, Thạch Phú,

Thạch Hưng, Thạch Môn, Thạch Quý ... đều xuất phát từ yếu tố “thạch” của huyện Thạch Hà (các xã, mà nay có một số đã thành phường nêu trên, trước đây thuộc huyện Thạch Hà, sau này được chia tách, sát nhập vào thị xã, thành phố hiện nay). Tương tự như vậy, các đơn vị hành chính nhỏ hơn cũng được xác định như trên, ví dụ: xóm Bình Bắc, Bình Tây, Bình Đông, Bình Minh,

Bình Nam, Bình Yên,... là xuất phát từ ghép yếu tố “bình” của xã Thạch Bình. Tuy nhiên, cách ghép để đặt tên như trên là không trở thành quy luật mang tính phổ quát trong cấu tạo địa danh bởi một số đơn vị hành chính khác không tuân theo quy luật này như phường Văn Yên, các xã Thạch Trung, Thạch Hạ, Thạch Môn ...

Ngoài ra, cách ghép một yếu tố đơn vị hành chính này với đơn vị hành chính kia để tạo tên riêng mới cũng là một hướng để cấu tạo địa danh, đáng chú ý kiểu ghép này là các địa danh chỉ khối phố của phường Thạch Linh. Đây là phường được thành lập khá muộn trên cơ sở xã Thạch Linh, khi đặt tên khối phố, các tên riêng đều ghép yếu tố của xã lân cận với nhau. Xin dẫn một số trường hợp như: khối Linh Tiến được ghép từ 2 yếu tố của xã Thạch Linh và Thạch Tiến, tương tự có các khối Vĩnh Hòa (xã Thạch Vĩnh – Thạch Hòa),

Thạch Đồng), khối Yên Hòa (xã Thạch Yên – Thạch Hòa), khối Hòa Linh (xã Thạch Hòa – Thạch Linh), vv.

Trong cách ghép của tên riêng thuần Việt, đáng chú ý là sự xuất hiện của một số yếu tố xuất hiện nhiều như “đập, sác (đìa, bàu), cồn” trong địa danh chỉ đối tượng địa lý tự nhiên (chủ yếu là cánh đồng). Yếu tố “đập” được ghép với hơn 41 tên riêng khác như: đồng Đập Tàu, đồng Đập Bợt (TQ), đồng Đập Mắm, đồng Đập Muối, đồng Đập Mới (TM), đồng Đập Quảng, đồng Đập Mười, đồng Đập Cồn, đồng Đập Trong (THạ), đồng Đập Cấy, đồng Đập Rậm

(TT), vv. Tương tự các yếu tố “sác, cồn” cũng xuất hiện nhiều như: đồng Sác Cửa Làng, đồng Sác Mướp, đồng Sác Đìa Lau (THạ), đồng Sác Năn, đồng Sác Chai, đồng Sác Lăng (TT); đồng Cồn Rêu, đồng Cồn Mít (TQ), đồng Cồn Chén, đồng Cồn Dừa (THạ), nghĩa địa Cồn Kúc, nghĩa địa Cồn Cao, nghĩa địa Cồn Bạc Lã (THạ), vv.

Ngoài ra, còn có cách ghép các yếu tố trong tên của địa danh chỉ đối tượng hành chính thành tên gọi mới. Loại này chỉ xuất hiện ít trong một số trường hợp tên làng xã.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 53 - 57)