Khả năng kết hợp của nhóm thành tố chung chỉ đối tượng địa lý tự nhiên

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 40 - 41)

nhiên

+ Đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để cày cấy và trồng trọt

[51, tr. 341].

Trên tư liệu khảo sát được, chúng tôi thấy, đây là loại địa danh phong phú, đa dạng và có số lượng lớn nhất. Có 188 lượt “đồng” xuất hiện làm thành tố chung. Xin dẫn một số ví dụ: đồng Chùa (TQ), đồng Đội Lở (TH), đồng

Bến Đá (TĐ), đồng Đập Mắm (TM), đồng Cầu Trai (THạ), đồng Rạ (HHT),

đồng Voi Mẹp (ĐN), đồng Đất Đỏ (VY), đồng Hoang Nậy (TB), đồng Sác Năn, vv. Hầu hết các phường xã của thành phố Hà Tĩnh đều có địa danh cánh đồng, xứ đồng. Sự phân bố đều khắp này cho thấy yếu tố đồng đã phán ánh về địa bàn của thành phố từ xưa đến nay có dấu ấn đậm nét của cư dân nông nghiệp, sinh sống và sản xuất gắn với nông nghiệp lúa nước. Đồng chuyển hóa từ thành tố chung sang thành tên riêng hay bộ phận của tên riêng cũng xuất hiện trong một số trường hợp như: nghĩa địa Đồng Chăm (TQ), nghĩa địa

Đồng Vôi (TĐ), nghĩa địa Đồng Đuồi (TM), làng Đồng Môn (ĐDC), vv. Khả năng kết hợp của danh từ chung đồng rất phong phú, đa dạng với các từ, tổ hợp từ khác nhau như: kết hợp với tên riêng chỉ cây cối: đồng Sim (TH), đồng Mướp (ĐN), đồng Cồn Dừa (THạ), đồng Sắn (TH), đồng Nụ Nồi (TQ) ... kết hợp với tên riêng tạo thành xứ đồng mang tên người: đồng Bà Đoan (TH), đồng Đội Dương (THạ), đồng Bà Cạnh (TL) ...; kết hợp với đập:

Đập Các Cố (TM), đồng Đập Cầu (TQ) ... Tương tự, danh từ chung đồng đã kết hợp với một loạt các yếu tố như: cồn, bến, sác, đội, cựa ... để tạo thành 184 phức thể địa danh chỉ các xứ đồng, cánh đồng trên địa bàn.

+ Sông: Là “dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè thường đi lại được” [51, tr.867]. Có 11 lần thành tố chung

sông xuất hiện. Ví dụ: sông Nài (ĐN), sông Cụt (TG), sông Rào Cái (TH),

sông Cày(TT). Không có trường hợp nào chuyển sang tên riêng hoặc bộ phận tên riêng.

+ Nghĩa địa: Là “khu đất chung dùng làm nơi chôn người chết” [51, tr. 678]. Có 23 lần thành tố chung nghĩa địa xuất hiện, ví dụ: nghĩa địa Hoang Tù (TQ), nghĩa địa Cồn Cao (THạ), nghĩa địa Đồng Sang (TL), nghĩa địa Hoang Sòi (ĐN), nghĩa địa Nương Vưng (TB) ...

+ Cồn: Là “chỗ đất nổi lên (không cao lắm) trên mặt phẳng, có nhiều cây cỏ dại mọc kín thường ở trên cánh đồng, động cát hoặc bãi ven núi, ven khe” [26, tr.71]. Có 12 phức thể địa danh có cồn làm thành tố chung. Ví dụ:

cồn Cồ (TQ), cồn Kúc (TM), cồn Dừa (TH), cồn Kênh (TT) ... Cồn chuyển hóa sang vị trí thứ nhất của thành tố riêng xuất hiện nhiều trong các địa danh chỉ xứ đồng, nghĩa địa, ví dụ: nghĩa địa Cồn Bạc Lả (TQ), nghĩa địa Cồn Bóng (HHT), nghĩa địa Cồn Cao (THạ), đồng Cồn Ghè (THạ), đồng Cồn Mít (TQ), đồng Cồn Rều (TQ)...

+ Hồ: Hồ là “nơi đất trũng chứa nước, thường là nước ngọt, tương đối rộng và sâu, nằm trong đất liền” [51, tr.456]. Có 10 lượt thành tố chung hồ

xuất hiện. Ví dụ: hồ Bắc Hà (BH), hồ Cửa Tiền (ĐDC), hồ Văn Miếu (TG) ... Không có trường hợp nào chuyển hoá sang tên riêng đối với thành tố chung này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 40 - 41)