Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Tài liệu Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam pdf (Trang 75 - 76)

Vùng đồi núi Việt Nam chiếm xấp xỉ 63% diện tích đất tự nhiên của cả n−ớc, có diện tích khoảng 21 triệu ha, bao gồm 6 nhóm, 13 loại đất chính phân bố trên 4 vành đai cao.

- Từ 25 - 50m đến 900 - 1000m: 16,9 triệu ha chiếm 51,14% - Từ 900 - 1000m đến 1800-2000m: 3,7 triệu ha chiếm 11,8% - Từ 1800 - 2000m đến 2800m: 0,16 triệu ha chiếm 0,47% - Từ 2800 - 3143m: 1200 ha (0,02%)

Các hoạt động nông nghiệp hầu nh− tập trung ở vành đai thứ nhất (vành đai đất feralit) và một phần của vành đai thứ hai (đất mùn feralit). Trong tổng số 21 triệu ha đất vùng đồi núi chỉ có 3,1 triệu ha đất đỏ nâu phát triển trên đá vôi, đất đỏ nâu phát triển trên đá bazan và các đá macma bazơ khác, đất đen... có độ phì nhiêu khá cao, khoảng 6 triệu ha đất phát triển trên đá biến chất, đá phiến sét và một phần trong số 4,6 triệu ha đất phát triển trên đá macma axit có độ phì trung bình, còn lại các đất vàng nhạt, vàng xám, vàng nâu (phát triển trên các đá cát, phù sa cổ, macma axit...) có độ phì nhiêu rất thấp.

Vùng đồi núi, cao nguyên Việt Nam gắn liền với các thế mạnh về rừng, cây công nghiệp dài ngày, đồng cỏ chăn nuôi, hoa màu l−ơng thực, các cây ăn quả, rau hoa ôn đới, cây d−ợc liệu quý, và thế mạnh khai khoáng.

Với đặc tr−ng cơ bản là ở địa hình cao và dốc, các loại đất ferralit có đặc điểm chung là: tích lũy sắt nhôm cao (t−ơng đối và trong một số điều kiện nhất định quá trình này là tuyệt đối, hình thành nên kết von, đá ong), khoáng hoá nhanh dẫn tới hạ thấp l−ợng hữu cơ, quá trình rửa trôi bề mặt và theo chiều sâu làm cho đất chua, nghèo dần chất dinh d−ỡng, các cation kiềm và kiềm thổ dễ hoà tan, di chuyển tới mức không còn đủ dễ duy trì một số đặc tính hoá - lý của một loại đất có độ phì nhiêu cao và cung cấp cho cây trồng có bộ rễ ăn nông sinh tr−ởng và phát triển bình th−ờng (nh− tính đệm, khả năng hấp phụ của đất). Ngoài ra, các quá trình bốc hơi n−ớc diễn ra mạnh trong mùa khô gây hạn nghiêm trọng ở các vùng mà đất đã chai cứng, thoái hóa, làm cho cây trồng có thể chết khát tr−ớc khi "chết đói". Thoái hoá đất và thảm thực vật còn gây ra hàng loạt các hậu quả môi tr−ờng, l−ợng dòng chảy nh− suy thoái l−ợng dòng chảy các l−u vực làm mực n−ớc ngầm hạ thấp; l−ợng dòng chảy mùa kiệt giảm xuống, dòng chảy mùa lũ tăng lên, gây ra thảm hoạ lũ quét và lụt lội, các công trình kỹ thuật nh− kênh m−ơng, đ−ờng xá, hồ đập bị huỷ hoại nghiêm trọng. Các đợt rét mạnh, s−ơng muối phá hoại nặng ở các vùng cao, không khí khô nóng ở các vùng đồi trọc cũng một phần do đất không có một l−ợng trữ ẩm thích hợp để điều hoà các biến đổi của môi tr−ờng.

Thoái hoá đất đ−ợc định nghĩa là các quá trình thay đổi các tính chất hoá lý và sinh học của đất dẫn đến giảm khả năng của đất trong việc thực hiện các chức năng của mình.

- Cung cấp chất dinh d−ỡng và tạo ra không gian sống cho cây trồng, vật nuôi và hệ sinh thái.

- Sản xuất ra l−ơng thực an toàn và giàu dinh d−ỡng với hiệu quả kinh tế cao, đồng thời đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho dân c−.

- Điều hoà và bảo vệ l−u vực thông qua sự thấm hút và phân bố lại n−ớc m−a, dự trữ độ ẩm, hạn chế sự biến động của nhiệt độ, hạn chế ô nhiễm n−ớc ngầm và n−ớc mặt bởi các sản phẩm rửa trôi.

76 Theo đặc điểm biến đổi các tính chất đất mà thoái hoá đất đ−ợc phân ra thành nhiều quá trình khác nhau, trong đó đối với đất đồi núi n−ớc ta, các quá trình sau đây là chủ đạo:

* Xói mòn và rửa trôi * Suy thoái hoá học:

- Mất chất dinh d−ỡng khoáng và chất hữu cơ - Chua đất

- Tăng c−ờng dinh d−ỡng khoáng và chất hữu cơ - Ô nhiễm

* Suy thoái vật lý: - Mất cấu trúc

- Chặt nén, đóng váng

- Giảm tốc độ thấm n−ớc và sức chứa ẩm.

Các nguyên nhân làm suy thoái đất có rất nhiều, trong đó phải kể đến tình trạng mất rừng do chiến tranh và phá rừng lấy đất canh tác nông nghiệp, việc sử dụng các hệ thống canh tác không phù hợp trên đất dốc, và thiếu một chiến l−ợc bảo vệ khai thác đất một cách toàn diện. Nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái đất là do hoạt động của con ng−ời.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam pdf (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)