Trong lịch trình phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp trên đất miền núi và vùng cao Việt Nam các hệ thống canh tác đã đ−ợc hình thành, phát triển, thay thế lẫn nhau. Có những hệ thống canh tác hiệu suất rất thấp nh−ng vẫn tồn tại dai dẳng bên cạnh những hệ thống có hiệu suất cao hơn. Có những hệ thống ''hiện đại'' đ−ợc đ−a vào nh−ng do môi tr−ờng sản xuất không thích hợp nên phải nh−ờng chỗ cho các hệ thống cũ. Hiện nay các hệ thống này tồn tại xen kẽ nhau và mỗi một hệ thống tồn tại có lý ở từng địa ph−ơng và từng điều kiện thích hợp. Theo mức độ tiến bộ của tổ chức sản xuất mà ng−ời ta chia ra các loại hệ thống nông nghiệp nh−: Hệ thống nông nghiệp cổ truyền, hệ thống nông nghiệp chuyển tiếp và hệ thống nông nghiệp hiện đại.
Hệ thống nông nghiệp cổ truyền là các hệ thống mang nhiều tính chất địa ph−ơng, bao gồm các kỹ thuật canh tác của các dân tộc đã sống lâu đời ở địa ph−ơng, mà trên vùng núi và vùng cao điển hình nhất là hệ thống n−ơng rẫy du canh. Hệ thống này nói đơn giản là sử dụng nhiều năng l−ợng của cơ bắp và súc vật dùng các giống cây trồng đã qua chọn lọc tự nhiên thích nghi với điều kiện địa ph−ơng; triệt để khai thác độ phì nhiêu tự nhiên của đất đai và của rừng để lại; tận dụng n−ớc trời, không sử dụng phân bón hay thuốc trừ sâu; không có công trình thuỷ lợi hay các công trình bảo vệ đất đai. Khi độ phì nhiêu hữu hiệu (độ phì nhiêu thực tế) bị cạn kiệt, năng suất xuống d−ới mức có thể chấp nhận đ−ợc nữa thì bỏ hoá để cho cây cỏ tự phục hồi đất trong một số năm rồi canh tác trở lại.
Hệ thống nông nghiệp chuyển tiếp là hệ thống nông nghiệp cổ truyền đ−ợc đ−a thêm một số yếu tố kỹ thuật mới, cải tiến một vài khâu sản xuất. Đầu t− lao 'động, vật t− phân bón, thuốc trừ sâu, công cụ cải tiến và máy móc vẫn còn ít và đơn giản. Nhờ vậy mà thời gian canh tác trong chu kỳ du canh có thể kéo dài thêm, thời gian bỏ hoá đ−ợc rút ngắn lại chút ít. Nhiều tr−ờng hợp dẫn đến việc chuyển một phần diện tích n−ơng rẫy du canh thành n−ơng định canh. Nh−ng cũng do phải bổ sung thêm các yếu tố mới vào tập quán cũ, tăng đầu t− lao động sống và vật t− đầu vào nên tăng sự phụ thuộc vào bên ngoài. Do vậy nên quá trình sản xuất ở đây không ổn định, có lúc đ−ợc, lúc mất, việc quản lý khó khăn và phức tạp hơn. Nếu ở trong các điều kiện không thuận lợi (về khuyến nông, dịch vụ, tín dụng, thị tr−ờng, v.v.) thì hệ thống này có xu h−ớng tự phá vỡ để trở về với cân đối cũ do thiên nhiên tạo nên. Thái độ của đồng bào nhiều vùng cao đối với lúa lai, ngô lai là một ví đụ.
Hệ thống nông nghiệp ''hiện đại'' là các hệ thống có mẫu hình từ các n−ớc công nghiệp phát triển, thay đổi toàn bộ điều kiện canh tác kể cả mặt đất một cách nhân tạo, trồng các loại cây tạo ra sản phẩm hàng hoá, cơ giới hoá và tự động hoá hầu nh− toàn bộ các quá trình: sản xuất- chế biến-bảo quản-tiêu thụ, sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, giống mới năng suất cao, sử dụng n−ớc t−ới, các công trình thuỷ lợi. Việc tiến hành hệ thống nông nghiệp ''hiện đại'' đòi hỏi phải có nhiều điều kiện thuận lợi nh− tập trung về ruộng đất, sự thuận tiện về giao thông và các hạ tầng cơ sở khác, cộng với một nền kinh tế đ−ợc thị tr−ờng hoá.
Dựa vào đặc điểm của 4 yếu tố sản xuất: 1) cơ cấu cây trồng vật nuôi; 2) ph−ơng pháp trồng trọt và chăn nuôi. 3) c−ờng độ dùng lao động, vốn đầu t− trình độ tổ chức sản xuất. 4) tính chất hàng hoá của sản phẩm mà nền nông nghiệp của vùng cao và miền núi Việt Nam có thể đ−ợc phân ra thành các hệ thống nông nghiệp nh− sau:
92 • N−ơng rẫy du canh du c−
• Lúa n−ớc và hoa màu định canh • Cây lâu năm tập trung
• Chăn nuôi đại gia súc • Nông lâm kết hợp