Hệ thống nông lâm kết hợp

Một phần của tài liệu Tài liệu Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam pdf (Trang 102 - 104)

Nông lâm kết hợp là hệ thống canh tác đã đ−ợc nhiều dân tộc ít ng−ời ở Trung du miền núi n−ớc ta tiến hành từ lâu đời. Tuỳ theo từng địa ph−ơng mang ph−ơng thức canh tác, cơ cấu luân canh cây trồng đ−ợc thay đổi khác nhau. Đó là hệ thống thảo quả d−ới tán rừng của ng−ời H'mông ở vùng núi cao phía Bắc, trồng quế d−ới tán rừng của ng−ời Dao ở Yên Bái, lúa cạn và sắn xen với xoan của ng−ời M−ờng ở Thanh Hoá, lúa n−ơng xen với quế của đồng bào dân lộc Cà Tu ở Trà My, các cây công nghiệp ngắn ngày xen với các cây công nghiệp dài ngày (chè, cọ, sơn...) cây gỗ che bóng (trẩu, keo...) và các cây chịu bóng d−ới tán (dứa, gừng...) ở Trung du Bắc Bộ. Đặc điểm của hình thức nông lâm kết hợp là thành phần cây trồng đa dạng, tận dụng đ−ợc không gian gieo trồng, tạo ra nhiều tầng nhiều tán che nên có tác dụng bảo vệ tốt.

Có rất nhiều hộ nông-lâm kết hợp, song các hệ sau đây đ−ợc coi là ví dụ thành công: • Mô hình hồi-trám-rừng tái sinh (điển hình ở Văn Quan, Lạng Sơn):

Đỉnh đồi để rừng tái sinh. Từ giữa đồi trở xuống trồng hồi theo mật độ 5 m x 5 m (400 cây/ha), trám trồng xen với hồi với khoảng cách 6 m x 7 m (250 cây/ha). Độ che phủ đạt trên 60%. Mô hình này t−ơng đối lâu (sau 10 năm) mới cho thu hoạch nh−ng có lợi ích lâu dài.

Mô hình trồng chè xen hồi (điển hình ở Bình Gia, Lạng Sơn).

Đất dốc 20-300, đỉnh đồi để rừng tái sinh hoặc trồng cây rừng. Từ l−ng đồi trở xuống trồng hồi theo mật độ 5 m x 5 m, giữa hàng hồi có thể trồng 2-3 hàng chè chiếm khoảng 20% diện tích. Cả hai cây đều trồng vào vụ xuân.

Trong thời kỳ chăm sóc (3 năm đối với chè, 9 năm đối với hồi) có thể trồng xen cốt khí làm phân xanh, hoặc đậu xanh, đậu Cao Bằng lấy hạt. Độ che phủ có thể đạt 50-60%.

Mô hình trúc sào-cây lơng thực (Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang):

Trúc sào trồng với khoảng cách 2 m x 3 m (1.600 cây/ha), cần 3-4 năm mới bắt đầu cho thu hoạch khi cây cao 15-20 m. Trong thời gian đó có thể trồng lúa n−ơng hoặc sắn xen giữa cây chính. Trúc sào trồng vụ đông xuân (tháng 12-1). Lúa n−ơng gieo vào vụ hè

thu (tháng 5-6 hàng năm). Sau 1 - 2 năm lúa n−ơng có thể đ−ợc thay thế bằng sắn, trồng 1 hàng sắn giữa 2 hàng trúc. Từ năm thứ t− thì ngừng trồng xen bắt đầu chặt tỉa trúc để bán.

Mô hình chè San-cây lơng thực (Hà Giang):

Chè San là đặc sản của vùng núi cao trồng một lần để thu hoạch hàng trăm năm, có khả năng cạnh tranh cao là giải pháp thay thế rất tốt khi triệt phá cây thuốc phiện. Chè thích hợp với đất dốc, chua và không sâu dày lắm, có thể mọc rải rác trên các hốc đất phân tán, do vậy đất dốc trên 250 không có trở ngại lớn. Mặc dù ít chăm sóc, năng suất vẫn đạt trên 3 tấn búp t−ơi/ha.

Khi trồng mới để lại cây rừng rải rác làm cây che bóng hoặc trồng xen cây lấy gỗ (100 - 200 cây/ha). Chè trồng với mật độ 1500 cây/ha, khoảng cách có thể không đều lắm. Khoảng trống giữa cây chè có thể trồng đậu đỗ, ngô, lúa hoặc cây phân xanh trong 3 - 4 năm đầu. Mô hình này thích hợp với các tỉnh miền núi phía Bắc nh− Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lao Cai.

Mô hình cây lấy gỗ xen cây nông nghiệp (Taungya)

Là mô hình khá phổ biến. Ví dụ ở Yên Bình nông dân trồng xen lúa n−ơng hoặc sắn trong bồ đề. Năm đầu sau khai hoang rừng tre nứa lúa n−ơng trồng thuần. Sau khi gặt lúa n−ơng (tháng 12 - 1) cuốc hố bỏ hạt bồ đề với mật độ 2.500-3.300 cây/ha. Đầu tháng 5 gieo thêm 1vụ lúa n−ơng d−ới tán bồ đề. Sắn thuần có thể trồng vụ đầu. Thu sắn xong gieo bồ đề mật độ cao 5.000 cây/ha, tỉa th−a bán dần đến năm thứ 4 còn 2.000 cây. Lúc này có thể trồng xen cọ.

Mô hình vờn rừng vầu xen cây thân gỗ

Th−ờng gặp ở Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang. Vầu ngoài việc cung cấp nguyên liệu còn cho măng là nguồn thu nhập sớm quan trọng. Có 3 loại vầu: vầu ngọt (măng ngọt), vầu đắng (măng đắng) và vầu sặt (măng nhỏ).

Vầu đ−ợc trồng xen với nhiều cây gỗ và cây quả nh− ràng ràng, lim xẹt, mán đìa, mỡ là các loài mọc nhanh nh− cáng lò, hông; dẻ h−ơng, kháo cho gỗ tốt, mít, vải thiều, trám trắng ngoài gỗ còn cho quả.

Trên đất xấu thì các loài thân gỗ trồng xen trong vầu th−ờng là sòi, thừng mực, xoan, lim xẹt... và kết hợp trồng dứa ta nh− ở Sơn D−ơng (Tuyên Quang).

Mô hình quế - dứa - mỡ (Phú Thọ, Yên Bái)

Vỏ quế có thể cho dầu, còn gỗ dùng làm bột giấy hoặc củi. Quế non cần che bóng, nên ng−ời ta trồng xen với mỡ và chè. Trong 2 năm đầu trồng xen sắn cho đến lúc tán quế và mỡ đã lớn (huyện Yên Lập, Phú Thọ).

Mô hình quế-cốt khí làm băng chắn

ở Thác Bà có thể gặp nhiều v−ờn đồi trồng khoai sọ, khoai lang, chè, cam, cà phê... dùng quế và cốt khí làm cây băng xanh. Cốt khí che bóng cho quế non và đ−ợc đốn phớt 4 lần trong năm để làm phân xanh. Sau 3 năm cốt khí đốn làm củi và trồng lại. Một gia

104 đình thực hiện kiểu canh tác này đã chấm dứt du canh lúa n−ơng trên 7 ha và trở thành hộ giầu trong xã.

Ngoài ra một số cây công nghiệp lâu năm với cây trồng xen về bản chất cũng là hình thái nông lâm kết hợp. Ví dụ: cà phê có thể trồng xen cây ngắn ngày trong 3-4 năm. Hệ cây che bóng cà phê gồm cây che bóng tạm thời (muồng sợi, cốt khí), bóng mát tầng trung (khoảng 280-330 cây muồng lá nhọn hoặc keo dậu khoảng cách 4 x 6 m hay 5 x 7 m), cây bóng tầm cao (khoảng 60 cây muồng đen khoảng cách 24 x 7 m) tạo một sinh thái không khác gì rừng th−a, sản l−ợng gỗ của cây bóng mát cũng đáng kể. Bản thân cây cao su (trên 300 cây/ha) ở cuối nhiệm kỳ khai thác mủ sẽ là cây lấy gỗ. Gần đây một số giống cao su đ−ợc tạo ra với mục đích làm cây lấy gỗ hơn là lấy nhựa.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam pdf (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)