Hiệu quả kinh tế của canh tác

Một phần của tài liệu Tài liệu Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam pdf (Trang 104 - 105)

Nếu xét về mặt lãi suất thu về cho ng−ời nông dân thì cây công nghiệp lâu năm và cây đặc sản có lãi suất cao hơn cây l−ơng thực. Cây đặc sản, cây thuốc và cây quả bản địa (hồi, quế, vải, nhãn, na...) có mức sinh lợi và an toàn hơn. Trồng cây công nghiệp lâu năm có mức độ an toàn thấp. Với các cây không phải là truyền thống của họ hoặc các giống mới (cao su, cà phê, mía, ngô lai, lúa lai) thì mức độ rủi ro là rất cao, nhiều khi thua lỗ nặng nề.

Canh tác các cây l−ơng thực và cây màu có thể cho thu nhập cao ở các vùng thâm canh. Các loại đất một vụ đều cho thu nhập thấp do năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích kém. Tuy nhiên cũng phải thấy là các vùng thâm canh cao độ là các vùng có đông dân c−, lực l−ợng lao động dồi dào, ph−ơng thức canh tác này mặc dù cho thu nhập cao nh−ng cũng chỉ nhằm để giải quyết l−ợng lao động d− thừa hoặc đáp ứng nhu cầu l−ơng thực cho địa ph−ơng chứ ít có giá trị cho xuất khẩu và phát triển sản xuất.

Mức lãi thuần thu về trên 1 ha th−ờng chỉ ở mức trung bình đến thấp chỉ đủ đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thay đổi hệ thống canh tác. Tỷ suất lợi nhuận cũng không cao do sản xuất thâm canh phải có các đầu t− đáng kể vào sản xuất.

Các loại hình sản xuất quảng canh nh− cây trồng một vụ, đất n−ơng rẫy ít phải đầu t− nên mặc dầu thu nhập thấp nh−ng lại có tỷ suất lợi nhuận biểu kiến cao hơn nếu bỏ qua sự trả giá về độ phì đất bị mất. Rõ ràng là không thể chỉ dựa vào thông số này để đánh giá tính bền vững của hệ canh tác. Loại hình sản xuất này nhanh chóng bóc lột độ phì tự nhiên của đất và về mặt xã hội và môi tr−ờng là không bền vững.

Bảng 5.5. Diện tích đất hoang đồi núi trong cơ cấu đất trống đồi trọc

Tỉnh Đất trống đồi trọc

(1 000 ha)

Đất hoang đồi núi (1 000 ha)

I. Trung du miền núi Bắc Bộ 5 958 5 163

1. Lai Châu 1 400 1 293 2. Sơn La 1 018 945 3. Hoà Bình 162 120 4. Hà Giang 428 335 5. Tuyên Quang 245 227 6.Lào Cai 456 403 7. Yên Bái 378 343

Một phần của tài liệu Tài liệu Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam pdf (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)