Khó có thể xác định chính xác tiềm năng mở rộng đất nông nghiệp, nông lâm kết hợp ở miền núi khi ch−a tiến hành khảo sát chi tiết ở các tỉnh. Dù vậy, dựa vào tài liệu tổng quan toàn quốc về khả năng bố trí sử dụng đất cho một số cây chính, chúng tôi chọn ra các tỉnh có nhiều huyện miền núi để tổng hợp lại theo vùng. Vùng Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ ch−a thể tách riêng các huyện miền núi, chúng tôi lấy số liệu toàn vùng; vùng Đông Nam Bộ lấy tỉnh Đồng Nai và Sông Bé cũ. Những số liệu này ch−a chính xác cho ranh giới vùng cao và miền núi, chỉ để tham khảo về khả năng mở rộng diện tích một số cây trồng chính.
Bảng 6.3. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp
(Đơn vị: 1 000 ha) Vùng cây trồng Tổng diện tích Trung du miền núi Bắc Bộ Duyên hải miền nam Trung Bộ Duyên hải miền bắc Trung Bộ Tây Nguyên Đồng Nai Sông Bé 1. Cà phê 145,7 57,0 5,2 22,5 60,0 1,0 2. Cao su 356,7 25,3 30,4 290,0 11,0 3. Chè 35,5 18,7 0,1 4,3 12,4 4. Điều 59,0 25,0 17,0 17,0
5. Cây ăn quả 89,4 35,9 11,4 25,8 10,3 6,0
6. Cây trồng cạn 303,2 52,5 63,7 58,6 78,4 50,0
7. Lúa n−ớc 36,4 6,4 30,0
Cộng 1025,9 170,5 130,7 141,6 489,0 85,0
Qua số liệu trên nhận thấy khả năng mở rộng đất trồng cây công nghiệp dài ngày còn lớn. Tổng số sử dụng khoảng 1026 nghìn ha cho nhóm cây trồng chính, cây ngắn ngày chỉ khoảng 340 nghìn ha, cây dài ngày 686 nghìn ha. Trong cây dài ngày cao su và cà phê chiếm nhiều diện tích.
Nếu sử dụng hơn 1 triệu ha mở rộng diện tích đất nông nghiệp, trong diện tích trồng rừng dành ra một phần diện tích sản xuất nông lâm kết hợp dạng trang trại thì đất trống đồi núi trọc sẽ đ−ợc phủ xanh một phần diện tích đáng kể.
6.3. Những vấn đề cần quan tâm giải quyết dể sử dụng có hiệu quả đất đai miềnnúi núi
Miền núi th−a dân, đất đai và khí hậu đa dạng thích hợp với nhiều loại cây nông - lâm nghiệp và d−ợc liệu. Có nhiều cây con đặc sản giá trị kinh tế cao, nh−ng để sử dụng đất đai bền
vững, hợp lý, hiệu quả kinh tế lại không đơn giản. Theo chúng tôi, nhiều vấn đề quan tâm giải quyết để biến tiềm năng đất đai thành hiện thực:
6.3.1. Giải quyết l−ơng thực cho miền núi, vùng cao
Mặc dù n−ớc ta có thứ hạng cao về xuất khẩu gạo; l−ơng thực đã an toàn trên phạm vi quốc gia, nh−ng ở cấp thôn bản và cấp hộ gia đình thì thiếu đói vẫn là vấn đề phải giải quyết lâu dài nh− sẽ trình bày ở phần sau.
6.3.2. Cơ sở hạ tầng ở miền núi còn thấp kém
Chỉ có các thành phố, thị xã, thị trấn có cơ sở hạ tầng khá hơn, hơn 83% dân số các tỉnh miền