N−ơng rẫy du canh du c−

Một phần của tài liệu Tài liệu Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam pdf (Trang 92 - 98)

5.2.1. Vài nét về du canh du c trên thế giới

''Nông nghiệp du canh là những hệ thống nông nghiệp trong đó đất đ−ợc phát quang để canh tác trong những thời đoạn ngắn hơn là thời đoạn bỏ hoá'' (Colkin, 1957). Theo Srivastava (1986) thì ở châu á-Thái Bình D−ơng có khoảng 28 triệu ng−ời thực hiện du canh trên khoảng 74 triệu ha, trong đó lớn nhất là Indonesia chiếm tới gần nửa quy mô khu vực, thứ đến ấn Độ. Việt Nam đứng thứ 3 về quy mô, nh−ng về tỷ lệ thì ở hàng đầu. Con số này có thể là quá lớn, do tác giả không phân biệt đ−ợc bao nhiêu c− dân trực tiếp du canh và bao nhiêu là bị ảnh h−ớng bởi du canh.

Bảng 5.1. Diện tích và số dân du canh ở châu á-Thái Bình Dơng (1986)

N−ớc Dân số canh tác

n−ơng rẫy (1 000 ha)

Diện tích canh tác n−ơng rẫy (1 000 ng−ời)

Bangladesh 108 1 000 Brunei 20 120 Myanma 2 600 1 420 Fiji - 200 ấn độ 2 700 10 000 Indonesia 12 000 35 000 Lào 1 000 3 000 Malaysia 1 640 4 700

Papua New Ghinea 1 000 4 000

Philippines 830 2 000 Salomon 20 3 Sri Lanka 60 1 000 Thái Lan 1 000 4 000 Việt Nam 5 000 8 000 Tổng số 27 978 74 443 Nguồn: Srivastava, 1986

Thứ nhất: Cho rằng du canh là một thành phần của hệ sinh thái đã tồn tại từ x−a đến nay một cách bền vững. Việc can thiệp vào nó sẽ tổn hại đến đa dạng sinh học và văn hoá địa ph−ơng. Cách nghĩ này khá thịnh hành trong th− tịch quốc tế và đ−ợc nhiều chuyên gia phát triển ủng hộ.

Thứ hai: Du canh gây tác hại môi tr−ờng, dẫn đến du c− và đói nghèo. Do vậy phải can thiệp và xoá bỏ. Cách nghĩ này gặp nhiều ở các chuyên gia bản địa của các n−ớc đang phải giải quyết vấn đề này. Trong Hiến ch−ơng về Giữ đất giữ n−ớc của Trung Quốc du canh du c− bị cấm triệt để.

ở Việt Nam, theo chúng tôi đối xử với vấn đề này không thể theo một cách tiếp cận cực đoan nào. Mỗi một trong 2 cách trên chỉ đúng có một nửa. Bảo tồn nó tức là duy trì mãi cuộc sống thấp kém của nhóm ng−ời du canh du c−, môi tr−ờng ngày càng tồi tệ. Xoá bỏ ngay bằng sự cấm đoán là không thực tế.

5.2.2. Vấn đề du canh du c ở Việt Nam

ở Việt Nam có 50 trong số 53 dân tộc thiểu số du canh. Trong hơn 9 triệu ng−ời miền núi có 2.879.685 ng−ời gồm 482.512 hộ tiến hành canh tác n−ơng rẫy theo kiểu phát đốt du canh (Cục Định canh Định c− & Kinh tế mới, 1989).

Các tỉnh có số dân du canh du c− nhiều từ 300.000 đến 430.000 ng−ời là: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Gia Lai, Kon Tum; tiếp theo là Lai Châu, Sơn La, Đắc Lắc mỗi tỉnh có 200-300 nghìn ng−ời. Cao Bằng, Thanh Hoá, Nghệ An, Lâm Đồng mỗi tỉnh có từ 100 nghìn đền 200 nghìn ng−ời. Ng−ời H'mông du canh du c− nhiều hơn cả (560.000 ng−ời). Tất cả các dân tộc thiểu số đều ít nhiều làm n−ơng theo kiểu du canh (7% dân số ng−ời Tày, 16% ng−ời Nùng, 45% ng−ời Thái). Cả các hộ ng−ời Kinh sống ở miền núi cũng du canh tuy không nhiều. Hàng năm có khoảng 1,4 triệu ha đất canh tác theo kiểu du canh (Bảng 5.2.), nh−ng diện tích bị tác động thì chắc chắn lớn hơn.

Bảng 5.2. Diện tích đất nơng rẫy ở Việt Nam

Vùng Đất nông nghiệp (1 000 ha) Đất n−ơng rẫy (1 000 ha) %

Miền núi phía Bắc 1.257,4 644,6

Bắc Trung Bộ 305,3 213,4

Nam Trung Bộ 195,1 176,0

Tây Nguyên 375,9 215,7

Đông Nam Bộ 548,9 178,0

Tổng cộng 2 682,6 1 427,7

94 Làm n−ơng rẫy kiểu du canh th−ờng tiến hành ở độ dốc cao trên 250 nên xói mòn mạnh. Trên độ dốc cao nhất là lúa n−ơng rồi đến ngô, thấp hơn nữa là sắn, các cây trồng này đều có khả năng chống xói mòn rất thấp.

ở Việt Nam những biến đổi kinh tế xã hội mạnh mẽ làm cho du canh du c− khó có thể tồn tại một cách tự nhiên nh− tr−ớc đây. Cần xem xét một cách khách quan tình trạng du canh du c− để có thể h−ớng tới định canh định c− một cách hợp lý, chọn b−ớc đi thích hợp.

Tr−ớc hết cần phân định rõ biện pháp phát-đốt chuẩn bị đất với ph−ơng thức du canh. Làm n−ơng rẫy có 2 kiểu: n−ơng rẫy định canh và n−ơng rẫy du canh. Cả 2 kiểu đều có liên quan đến biện pháp phát-đốt (đao canh hoả chủng hay slash-and-burn). Cho dù n−ơng rẫy định canh thì sau một thời đoạn bỏ hoá trong năm lúc canh tác trở lại cũng phải phát-đốt mới gieo hạt đ−ợc, nó thuộc về ph−ơng pháp chuẩn bị đất trồng. Vấn đề ở đây là hạn chế tác hại của việc phát đốt, tìm biện pháp ngăn xói mòn tr−ớc và sau khi phát đốt.

Du canh luân hồi thực hiện trên một diện tích cố định thực chất là một biện pháp canh tác cây ngắn ngày dựa hoàn toàn vào độ phì nhiêu sẵn có của đất, khi kiệt màu thì đất phải bỏ hoá. Các theo dõi đều cho thấy năng suất giảm dần, thời gian bỏ hoá phải kéo dài sau mỗi chu kỳ. Khi thiếu đất, thời gian bỏ hoá buộc phải rút ngắn lại thì năng suất cũng nhanh chóng tiến đến thất thu. Biện pháp canh tác này th−ờng dẫn đến bỏ hoá hoàn toàn sau một số chu kỳ canh tác-bỏ hoá và rồi dẫn đến du c− nếu nguồn sống chính là làm n−ơng rẫy.

Nghiêm trọng hơn cả đối với bảo vệ đất là du canh tiến triển luôn luôn đi theo việc chặt hạ rừng. Trên đất dốc và xấu thì du canh tiến triển sẽ dẫn đến du c− sớm, thậm chí ngay sau chu kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, ở phạm vi toàn quốc thì sự suy giảm độ che phủ là do nhiều hoạt động khác nhau, chứ không thể chỉ quy về nguyên nhân du canh.

Tr−ớc đây hệ canh tác du canh tiến hành ở nơi rừng còn dày, đất còn nhiều vốn rất phù hợp với dân số th−a thớt, trình độ sản xuất thấp, ch−a chịu áp lực bên ngoài và cũng không nhận đ−ợc hỗ trợ từ phía khoa học kỹ thuật, vốn hay vật t− công nghiệp. Trong điều kiện xã hội kém phát triển thì du canh là có lý vì không có sự lựa chọn nào hơn là khai thác dinh d−ỡng sẵn có từ đất, thực vật (đốt rừng). Khi năng suất xuống d−ới mức tới hạn hay thất thu hoàn toàn thì phải bỏ rẫy cũ, mở đất rừng mới mà khai thác độ phì tự nhiên. Khi rừng còn trên ng−ỡng an toàn sinh thái (50% hoặc hơn) thì việc phá rừng đốt rẫy ch−a ảnh h−ởng trực tiếp đến đời sống vốn rất thấp của dân địa ph−ơng (chứ không có nghĩa là không nguy hại cho cả hệ sinh thái). Nh−ng khi dự trữ đất và rừng tự nhiên đã giảm xuống thì du canh không thể duy trì nổi một môi tr−ờng sống tối thiểu cho ng−ời dân dẫn đến du c−.

Nếu năm 1976 có 9,2 triệu ng−ời thì 1990 đã có 17,1 triệu ng−ời c− trú trên trung du và miền núi và đến nay con số đó đã lên đến khoảng 25 triệu ng−ời. ở bản Tạt của ng−ời Thái (Yên Châu, Sơn La) so với năm 1954 thì năm 1994 dân số tăng 5 lần mà đất đai vẫn thế. Cả bản có 606 ng−ời với 604 ha n−ơng rẫy chỉ có 4 ha lúa n−ớc. Dân phải đi 5-7 km để phát n−ơng ở độ cao 700-900 m để trồng lúa n−ơng, ngô rồi sắn, 75% thu nhập của họ là từ sắn và ngô. Ngô, lúa chỉ trồng đ−ợc 2-3 năm thì phải bỏ hoá. N−ơng rẫy bỏ hoá 2-3 năm trồng lại lúa. (Nguyễn Huy Dũng, 1996).

Du canh cho năng suất thấp và giảm dần là điều không thể phủ nhận đ−ợc ở Việt Nam. Đó là lý do đời sống ng−ời du canh du c− quá thấp cả về vật chất lẫn tinh thần. Theo Viện Kinh tế Nông nghiệp thì bình quân ở 29 xã của Sơn La mỗi ng−ời chỉ có thu nhập 62.000 đ/tháng. ở

huyện Quỳnh Nhai và Yên Châu có xã chỉ có 40.000 đ/ng−ời/tháng (1998). ở M−ờng Tè (Lai Châu) 70% ng−ời La Hủ sống du c− th−ờng xuyên bị đói nghèo, tr−ớc đây dân số là 8.000 ng−ời, trong vài năm qua giảm xuống 6.000 ng−ời, thực sự là một nguy cơ đối với phát triển dân tộc (Đài THVN, 26/1/1999). Chúng ta không có lý cấm đoán (vả lại cũng chẳng có hiệu lực) ng−ời dân đói nghèo tìm miếng cơm manh áo từ mảnh đất khó khăn, song cũng không thể để đồng bào sống thấp kém mãi. Khi phỏng vấn, đồng bào ở miền núi vùng cao phía Bắc,

miền Trung và Tây Nguyên đều cho biết du canh du c− là một lựa chọn bắt buộc, cực nhọc để có cơ m−u sinh sống, chứ không sung s−ớng gì càng không phải là nhu cầu của cái gọi là ''văn hoá du canh'', nh− đôi khi nó đ−ợc thi vị hoá. Còn nét đẹp văn hoá của dân tộc có thực hiện du canh du c− lại là một giá trị đặc săc của đồng bào để thích ứng với sự lựa chọn đó. Nó là hệ quả-phản hồi chứ không hề là nguyên nhân khách quan.

N. Borlaug - ng−ời nhận giải th−ởng Nobel vì những công lao xoá đói giảm nghèo trong 50 năm qua - cũng khẳng định:

''Nông dân sản xuất nhỏ chẳng hào hứng gì với nhĩtng kỹ thuật, đầu vào thì thấp, đầu ra thì kém''... vì họ không thể quên đ−ợc kiếp ng−ời ngựa và nạn đói rình rập'' (Borlaug, 1994).

Bởi vậy cuộc vận động định canh định c− đã thực hiện từ những năm 1960, dự định hoàn thành năm 2000 nh−ng vẫn ch−a xong. Trong 5 năm 1991- 1995 với 425 dự án đã vận động định canh định c− trên địa bàn 1913 xã (193 huyện, 34 tỉnh) với hơn 500 nghìn hộ gồm 3 triệu ng−ời. Có rất nhiều điểm đã thành công, nh−ng cũng nhiều điểm không thành công.

Nguyên nhân có thể quy về mấy điểm: • Chọn vùng sinh thái không phù hợp; • Đất quá xấu và thiếu n−ớc;

• Hỗ trợ ban đầu không đủ để trụ lại tới khi tạo đ−ợc môi tr−ờng sống tối thiểu ở nơi mới; • Chuyển dân lâu nay quen sống dựa vào rừng sang vùng đất trống đồi trọc;

• Thiếu cơ sở hạ tầng tối thiểu;

• Ch−a quan tâm đến đời sống tinh thần văn hoá của ng−ời định c−.

N−ơng rẫy du canh du c− là tập quán canh tác của đồng bào dân tộc ít ng−ời từ lâu đời ở vùng Trung du và Miền núi n−ớc ta. Hệ thống canh tác này ở thời điểm phát sinh vốn rất phù hợp với dân số còn ít ỏi, trình độ sản xuất còn thấp. Tuy nhiên sau này, với dân số tăng lên gấp nhiều lần, n−ơng rẫy du canh không còn thích hợp nữa do không có khả năng nuôi sống một số l−ợng lớn c− dân, bình quân đất thu hẹp khiến tốc độ quay vòng giữa các giai đoạn canh tác và giai đoạn bỏ hoá tăng lên, đất mau chóng bị mất độ phì nhiêu thực tế và hơn thế cả độ phì nhiêu tiềm năng (độ phì tự nhiên).

Vùng trung du và miền núi trong thời gian dài trở nên bị mất an toàn về l−ơng thực và không có đủ khả năng tự cung tự cấp cho c− dân bản địa. Trong khi đó dân số trong vùng lại tăng nhanh do sinh đẻ nhiều và do chuyển từ'nơi khác tới. Năm 1976 mới có 9,2 triệu ng−ời thì năm 1990 đã lên tới 17;1 triệu ng−ời c− trú tại các vùng Trung du miền núi. Trong nhiều năm yêu cầu l−ơng thực phải đ−a từ miền xuôi lên miền núi cứ tăng dần, từ 120.000 tấn năm 1980 đến 250.000 tấn năm 1985 và 450.000 tấn năm 1990. Do không đáp ứng đ−ợc nhu cầu l−ơng thực cho từng nơi, từng vụ, từng thôn bản, nhất là ở vùng sâu vùng xa, đồng bào bắt buộc phải phát n−ơng làm rẫy, trồng lúa, ngô, sắn để tự cân đối suất ăn. Ng−ời Dao ở Đồn Đạc (Ba Chẽ, Quảng Ninh) mỗi hộ có 6-7 nhân khẩu, có đến 39% số hộ thiếu l−ơng thực quanh năm, 50% thiếu ăn 3-6 tháng.

N−ơng rẫy vùng sâu phổ biến là du canh mặc dù cho đến hiện nay phần lớn dân c− đã đ−ợc định c−. Một nguyên nhân nữa của tình trạng phát rừng làm rẫy là những ng−ời mới tới định c− ở các vùng miền núi (kể cả ng−ời Kinh ở d−ới xuôi lên do nhiều tr−ờng hợp khác nhau) ch−a có đủ điều kiện vật chất kỹ thuật để canh tác một loại cây trồng có kinh tế cao và an toàn nh− lúa n−ớc hoặc cây lâu năm bắt buộc phải dùng n−ơng rẫy để tự nuôi sống trong thời gian đầu. Diện tích đất n−ơng rẫy du canh năm 1991 là 1,16 triệu ha và cho tới nay con số đó vẫn dao động trong khoảng 1,1- 1,2 triệu ha cùng với 3,1 triệu ng−ời sống phụ thuộc vào n−ơng

96 N−ơng rẫy du canh trên đất dốc trồng cây hàng năm chủ yếu là hoa màu l−ơng thực: ngô, lúa rẫy, sắn... Canh tác bằng kỹ thuật đơn giản, không có các biện pháp bảo vệ đất gây xói mòn, rửa trôi cực kỳ nghiêm trọng. Mùa m−a hàng chục tấn đất màu trên một ha bị cuốn trôi (đối với đất trung bình chỉ mất đi 1mm bề mặt đã t−ơng đ−ơng với 10 tấn/ha). Vào mùa khô đất ở tầng mặt bị mất ẩm, chặt cứng, cây hàng năm rễ cạn rất hay mất mùa. Hiện nay chỉ sau 2-3 vụ gieo trồng là đã phải bỏ rẫy để rồi 10 - 15 năm mới có thể quay trở lại. Chu kỳ sau đất xấu hơn, gieo trồng chỉ đ−ợc 1 - 2 vụ, và nh− vậy chỉ 2 - 3 chu kỳ là phải bỏ hẳn, đất trở thành trống trọc mất khả năng canh tác. ở các tỉnh Tây Bắc trong những năm từ 1960 đến 1990 diện tích n−ơng rẫy du canh ở đây tăng vọt lên 342.000 ha trong tổng diện tích tự nhiên là 4.620.000 ha, góp phần vào việc làm cho độ che phủ rừng ở đây xuống d−ới 10%.

N−ơng rẫy du canh của đồng bào Ê đê, Gia Rai, M'nông, Gié Triêng ở Tây Nguyên; ng−ời Vân Kiều, Châu Ro ở miền Trung trong thời gian qua cũng đã phải đ−ơng đầu với các áp lực nh− nói trên. Ngay cả trên đất bazan nổi tiếng mầu mỡ cũng kiệt mầu, thoái hoá, trồng không đ−ợc ăn phải bỏ hoang. Trên đất này có nơi phải tìm rẫy mới cách buôn 4-5 cây số. Các khu đất hoang tập trung quanh các trục đ−ờng giao thông và những nơi dễ khai phá thuộc Mang Yang, An khê, Kong Chro, C− Jut, Ch− Sê, M'Đrăk cũng đã khai thác gần hết, không còn dành riêng cho du canh truyền thống nữa, phần nhiều đã đ−ợc khai phá để trồng cà phê, cao su, hồ tiêu, điều cây ăn quả, làm đồng cỏ chăn nuôi, thực hiện nông lâm kết hợp hay trồng rừng. Nhiều nơi đ−ợc coi là ''đất rộng ng−ời th−a'' cũng đã bị đánh động bởi những nhóm ng−ời di c− tự do, địa bàn du canh du c− truyền thống không thể yên tĩnh mãi.

N. Borlaug (1994), ng−ời đ−ợc giải Nobel về an ninh l−ơng thực, khẳng định:

"Chúng ta không thể quay ng−ợc chiều kim đồng hồ để trở về với thủa vàng son đầu những năm 1930 khi dân số thế giới chỉ mới có 2 tỷ ng−ời"

Do vậy vấn đề n−ơng rẫy du canh phải đ−ợc nhìn nhận trong khung cảnh mới, không thể nguỵ biện rằng nó tồn tại có lý hàng ngàn năm nay, nh−ng lại cũng không thể nóng vội xoá bỏ theo ý chí đ−ợc.

Canh tác n−ơng rẫy vẫn sẽ dai dẳng trên các vùng cao của Đông và Tây Bắc, miền núi Thanh Nghệ Tĩnh, miền núi của Nam Trung Bộ, Gia Lai, Kon Tum và Đắc lắc, các vùng miền núi giáp với Tây Nguyên của Đông Nam Bộ.

ở Việt Nam có 3 kiểu du canh:

• Du canh tiến triển (progressive cultivation): phát rừng khai thác kiệt đất, bỏ hẳn n−ơng cũ, phát rừng mới. Khi hết rừng thì dời bản đi nơi khác. Ph−ơng thức này th−ờng thấy ở vùng ng−ời H'mông.

• Du canh luân hồi (rotation shifting cultivation): trồng 2-4 năm, bỏ hoá 7-10 năm trở lại (th−ờng gặp ở vùng ng−ời Dao, Ba Na, Ê Đê, Gia Rai...)

• Du canh bổ trợ (supplementary shifting cultivation): gặp ở các vùng lấy lúa n−ớc làm chính (Thái, Tày, Nùng, M−ờng...), một số n−ơng du canh chỉ là hỗ trợ thu nhập.

Cần nhấn mạnh rằng du canh không phải là sự lựa chọn duy nhất của một dân tộc nào, ngay

Một phần của tài liệu Tài liệu Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam pdf (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)