Tại các vùng thấp hơn có nguồn n−ớc để phát triển lúa n−ớc, tại các thung lũng vùng núi hoặc nơi đồng bào đã cải tiến đồng ruộng thành ruộng bậc thang thì sản xuất nông nghiệp t−ơng đối ổn định. Lúa n−ớc đã góp một phần đáng kể vào khẩu phần l−ơng thực của đồng bào ở đây và diện tích các cây trồng cạn vẫn còn nh−ng đời sống không còn phụ thuộc hoàn toàn vào các cây trồng này nữa. Do sản xuất lúa n−ớc rất ổn định nên đồng bào không phải du canh du c− đến các vùng đất khác. Hoa màu ở vùng này đ−ợc chăm bón tốt hơn, có các biện pháp bảo vệ đất nên có thể ổn định sản xuất trong một thời gian dài. Tuy nhiên ở một số nơi, một số vùng, do đất đai không thuận lợi nên sản xuất cây trồng cạn vẫn bị thu hẹp dần. Việc phát triển các thuỷ lợi nhỏ cũng chuyển dần diện tích trồng màu một vụ sang đất trồng lúa 2 vụ, hoặc ở các vùng cao nguyên bazan đất trồng màu khi có t−ới đ−ợc chuyển sang trồng các cây sinh lợi nhất thời nh− cà phê, hồ tiêu. Các vùng đất có độ dốc cao không thuận lợi cho phát triển hoa màu cũng dần dần đ−ợc chuyển sang các cây trồng lâu năm nh− trồng cao su, điều, dâu tằm hoặc cây ăn quả. Sản xuất lúa màu ở đây cũng vẫn mang tính tự cung tự cấp cao, với mức độ đầu t− lao động mạnh phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng vùng, tuy nhiên hơn hẳn chế độ canh tác n−ơng rẫy du canh.
Tuỳ theo hệ thống các cây trồng mà trong hệ thống nông nghiệp này có thể có một số loại hình sản xuất sau:
5.3.1. Loại sử dụng trồng lúa nuớc
ở các vùng trũng, thung lũng hoặc những nơi đã đ−ợc cải tạo thành bậc thang để giữ n−ớc, có thể có hệ thống thuỷ lợi t−ới n−ớc để trồng 2 vụ lúa hoặc trồng 1 vụ lúa mùa nhờ n−ớc trời. Đất đ−ợc khai thác sử dụng đã hình thành tầng đế cày giữ n−ớc và các chất màu mỡ trong đất. Các hệ thống đồng ruộng đ−ợc san phẳng và có bờ bao quanh đã hạn chế tối đa xói mòn đất. Nhiều giống mới đ−ợc đ−a vào sản xuất cho năng suất ngày càng tăng. Phân bón đ−ợc đầu t− do phân chuồng từ chăn nuôi gia đình và từ các nguồn phân vô cơ khác.
Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa đồi và ruộng n−ớc rất đáng l−u ý.
Nghiên cứu so sánh tính chất đất đồi phiến thạch và ruộng lúa n−ớc d−ới chân đồi (xã Ninh Dân, Phú Thọ) cho thấy: trong quá trình sử dụng đất đồi để trồng sắn diễn ra sự chua hoá rất mạnh, pHKCI thấp khoảng 0,5 đơn vị so với bình quân của đất đỏ vàng phiến thạch d−ới rừng (pHKCI chung quanh 4,5). Có thể do sự dịch chuyển các kim loại kiềm xuống ruộng làm cho đất ruộng lúa ít chua hơn, đồng thời trong môi tr−ờng ngập n−ớc pH của đất luôn luôn tăng lên nh− đã khẳng định trong hoá học đất ngập n−ớc.
Trong cấp hạt thì phần cát và limon bị trôi nhiều hơn sét chứng tỏ có sự vận chuyển cơ học hạt đất nguyên khối song song với sự rửa trôi các phần tử mịn giầu dinh d−ỡng. Hàng năm ở các thôn vùng này đất lúa th−ờng bị mất 1 - 2% do đất đồi tràn lấp thung lũng.
Chất mùn bị mất rất rõ ra khỏi phẫu diện đất đồi kể cả tầng sâu và tích luỹ rất mạnh xuống đất ruộng rộc chân đồi (Bảng 5.4). Đất lúa lầy thụt trong điều kiện ngập n−ớc ở độ sâu trên 1m cácbon vẫn còn trên 1,7%. Trên đất đồi có sự gột rửa silic và tích luỹ Fe2O3, Al2O3 làm cho tỷ lệ SiO2/R2O3 < 0,6 chứng tỏ quá trình feralit hoá rất mãnh liệt. Trong khi ở d−ới ruộng chỉ cách vài trăm mét tỷ lệ SiO2/R2O3 > 3. D−ới ruộng quá trình glây hoá chiếm −u thế, hình thành tầng glây ngay từ tầng 40 cm thống trị toàn phẫu diện. Có sự tích luỹ mùn yếm khí với dạng Fe2+ và Al3+ di động độc hại rễ lúa.
Xem thế ta có thể thấy rằng giữa đồi và ruộng có mối t−ơng tác vật chất rất chặt chẽ, nhân quả trực tiếp, mà mọi sự bất cẩn trong quản lý đồi dốc sẽ có hiệu ứng bất lợi cho chính đất dốc (hiệu ứng tại chỗ) và cho đất ruộng (hiệu ứng ngoại biên).
Bảng 5.4. Tính chất đất đồi và đất ruộng trên đất phiến thạch Phú Thọ
Độ sâu (cm) Tầng đất pHKCI Sét (%) Limon (%) Cát (%) Cácbon (%) SiO2 (%) Fe2O3 (%) Al2O3 (%) Đồi đất đỏ vàng phiến thạch trồng sắn: 0-20 A 3,9 44,4 8,5 47,1 1,8 35,6 13,2 36,4 40-80 Bf 3,9 61,8 9,0 29,2 0,5 36,0 14,0 32,0 80-120 BC 4,0 51,0 10,2 38,8 0,3 36,0 15,7 33,9
Đất ruộng rộc chân đồi cấy lúa
0-20 A 4,7 30,8 25,1 47,4 2,9 59,1 6,7 13,3
40-80 Bg 4,9 30,9 21,7 47,1 1,7 60,3 6,0 13,1
80-120 Bg 4,6 27,0 25,9 47,1 1,7 63,0 5,9 13,0
Nguồn: Phạm Quang Hà, Nguyễn Tử Siêm & ctv, 1987
Về mặt kinh tế trong một cộng đồng hay một hộ vùng đồi núi, mối quan hệ đồi ruộng cũng là một t−ơng tác rất cần phải điều chỉnh. Cùng trong một thôn xã khi đất lúa quá ít mà không thâm canh thì cho dù có nhiều đất n−ơng, vấn đề an ninh l−ơng thực rất nan giải. Mà đã
100 không no thì không thể nói gì đến giữ rừng hay bảo vệ môi tr−ờng. Với 700 m2 đất ruộng mặc dù canh tác 1,1 ha đất n−ơng hộ Khơ Mú ở xã Chiềng Pằn vẫn thiếu đói. Các hộ ng−ời Thái không có nhiều n−ơng, nh−ng nhờ có luá ruộng nhiều và trồng 2 vụ nên l−ơng thực thừa ăn. Các hộ ng−ời Kinh chỉ có chút ít ruộng nh− ng−ời Khơ Mú, nh−ng nhờ thâm canh nên thu sản l−ợng lúa gấp 3, diện tích n−ơng không bằng nửa mà lúa gạo vẫn d− giả (Bảng 5.5). Từ đó có thể thấy trong quy hoạch sử dụng đất cấp hộ gia đình phải cố gắng bố trí đủ đất cho cây l−ơng thực thực phẩm, tất nhiên là đất phải phù hợp, không g−ợng ép. Nơi có nguồn n−ớc thì tận khả năng mở ruộng lúa n−ớc hay làm bậc thang lúa n−ớc. Việc thâm canh d−ới ruộng góp phần to lớn vào việc bảo đảm l−ơng thực, giảm áp lực tấn công lên đồi rừng để trồng g−ợng ép cây ngắn ngày.
Bảng 5.5. Ruộng và n−ơng ở 1 nông hộ miền núi (xã Chiềng Pằn, Yên Châu, Sơn La)
Dân tộc Lúa n−ớc (m2) Năng suất lúa (tấn/ha/năm) Đất n−ơng (m2) Sử dụng đất n−ơng DT n−ơng/ DT ruộng Kinh (Chiềng Phú) 850 10,0 (2 vụ) 4000 N−ơng cố định độc canh 5 : 1 Thái (Bản Phát) 2500 8,0 (2 vụ) 8000 N−ơng cố định luân canh 3 : 1 Khơ Mú (Bản Thàn) 700 3,0 (1 vụ) 11000 N−ơng du canh 15 : 1
Nguồn: Lê Văn Tiềm, 1996
Gần đây, với sự hỗ trợ của các ch−ơng trình phát triển, từ Việt Bắc đến Tây Nguyên ta có thể gặp rất nhiều hộ đồng bào dân tộc trồng lúa n−ớc thành công dù rằng truyền thống của họ là canh tác cạn chứ từ đời cha ông ch−a hề làm ruộng n−ớc bao giờ. Ví dụ ở buôn Lé Bê (xã Krông Pa, Phú Yên) 365 hộ Ê Đê lần đầu tiên ngăn suối trồng lúa n−ớc đã thoát đ−ợc tình trạng đói triền miên do tr−ớc đây chỉ du canh trên đồi.
Kết quả trồng ngô trên đất lầy thụt ở Vĩnh Phú (cũ) những năm qua là một ví dụ sinh động về sự sáng tạo trong việc sử dụng đất, giải quyết an toàn l−ơng thực ở vùng nhiều đồi ít ruộng. Đề tài do đồng chí Phạm Thức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì. Cho đến những năm 1980 dân các huyện miền núi Vĩnh Phú ch−a bao giờ đ−ợc ăn no, đói nghèo nhất tỉnh. Trên đồi trọc sắn không quá 9 tấn/ha, năng suất mỗi ngày mỗi sụt. D−ới ruộng trũng 2 vụ lúa gộp lại không quá 4-5 tấn/ha. Với 400 m2 đất một ng−ời, bữa ăn phần nhiều là sắn thay cơm. Với cơ cấu giống cũ: lúa xuân sớm (cấy tháng 15/1) giống dài ngày, tiếp theo là lúa mùa cũng là giống dài ngày (thu hoạch cuối tháng 9), vụ đông chỉ còn lại 105 ngày lại bị lầy thụt, nên đành bỏ hoá hoàn toàn. Việc tăng thêm một vụ ngô đông trên diện tích rộng lớn này (khoảng 15.000 ha) là một đóng góp có tính quyết định đ−a năng suất l−ơng thực từ 4-5 tấn lên 7-8 tấn/ha/năm. Mấu chốt của giải pháp là dùng giống lúa xuân trung và ngắn ngày (115 - 165 ngày nh− C70, C71, CR203...) để gieo muộn đi 15 ngày, dùng luá mùa ngắn ngày ( l05 - 110 ngày nh− KD 18) gieo sớm lên 15 ngày để thời gian dãn cách ở vụ đông tăng lên 130 ngày đủ để bố trí một vụ ngô (ở đây là giống Pacific-11 có thời gian sinh tr−ởng 110-120 ngày trong vụ đông Bắc Bộ). Để tránh căng thẳng thời vụ ngô đ−ợc gieo bầu 10 - 15 ngày để có thể mọc tốt trên đất −ớt. Bón phân đạm vừa phải 100 kg N do đất rất giầu hữu cơ, 150-200 kg P2O5 do đất rất nghèo P và 50 kg K2O/ha.
Nhờ thâm canh đất ruộng đủ và d− l−ơng thực, ngày nay ng−ời dân ở đây đã tránh đ−ợc độc canh sắn, có ngô ruộng nên chăn nuôi phát triển hơn, có cơ hội thâm canh đa dạng hoá cây trồng trên đồi, phục hồi đất thoái hoá.
5.3.2. Loại sử dụng lúa - màu
Có loại hình sản xuất 2 mùa, 1 lúa hiện có ở Việt Bắc Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ và Duyên hải Bắc Trung Bộ. Các công thức luân canh th−ờng là 2 cây màu vụ đông và vụ xuân, lúa màu.
ở các chân đất t−ới tiêu không chủ động có thể trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu (mùa đông xuân, lúa mùa).
ở các loại hình sản xuất này đồng ruộng đ−ợc xây dựng tốt, cơ cấu luân canh lúa màu giúp cho đất đai thay đổi môi tr−ờng sau mỗi vụ canh tác, làm cho đất huy động tốt hơn các chất dinh d−ỡng và loại trừ bớt sâu bệnh.
5.3.3. Loại sử dụng chuyên màu
Các cây màu đ−ợc trồng trên các loại đất thoát n−ớc có địa hình bậc thềm cao ven sông suối hoặc ở các vạt đất dốc tụ. Các khu trồng màu định canh này phân bố gần với khu thổ c− hơn là so với các n−ơng rẫy du canh, việc đầu t− chăm bón thuận lợi hơn. Các vạt đất trồng cấy hoa màu ổn định th−ờng là các vạt đất tốt, ít dốc, có nguồn chất dinh d−ỡng từ trên đồi xuống nên mặc dù l−ợng đầu t− phân bón vào đây rất ít nh−ng đất vẫn đủ độ phì nhiêu để đảm bảo đ−ợc năng suất cho cây trồng.