Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở miền núi

Một phần của tài liệu Tài liệu Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam pdf (Trang 119 - 120)

6.2.1. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở 14 tỉnh vùng cao và miền núi

Để mở rộng đất đai nông nghiệp ở miền núi phải trên cơ sở phát triển kinh tế tổng hợp nông - lâm nghiệp. Những năm qua Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã thực hiện các ch−ơng trình đánh giá đất trống đồi núi trọc, đánh giá đất đai và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp toàn quốc. Số liệu tổng quát đến cấp tỉnh. Do ranh giới miền núi ngoài 14 tỉnh vùng cao và miền núi còn 68 huyện thuộc 23 tỉnh có vùng cao và miền núi nên việc tách số liệu sử dụng đất rất phức tạp ch−a thực hiện đ−ợc.

Qua số liệu hiện trạng sử dụng đất ở 14 tỉnh vùng cao và miền núi nhận thấy với diện tích tự nhiên 14,4 triệu ha, chiếm 69% diện tích miền núi và vùng cao. Năm 1993 theo thống kê của Tổng cục Địa chính mới sử dụng 1521,5 nghìn ha cho nông nghiệp (chiếm 10,6% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp đang sử dụng 4 854 nghìn ha (33,8%). Còn 7 triệu ha đất ch−a sử dụng (chiếm 49%).

Trên thực tế đời sống đồng bào 14 tỉnh miền núi và vùng cao đ−a vào 10,6% diện tích đất nông nghiệp là chính và 2,7% đất thổ c− - chuyên dùng phục vụ đời sống, sinh hoạt, ở các tỉnh vùng cao và miền núi diện tích rừng và đất rừng hiện tại cũng nh− trong t−ơng lai chiếm phần lớn diện tích, vì vậy cần nghiên cứu ph−ơng h−ớng tới đ−a nghề rừng là nghề sống chính của đồng bào các tỉnh dân tộc.

Theo Niên giám Thống kê 1994 dân số ở 14 tỉnh vùng cao và miền núi 9.930, 1 nghìn ng−ời. Dân sống ở thành thị 1.655,8 nghìn ng−ời (chiếm 16,7%), dân sống ở nông thôn 8.274,3 nghìn ng−ời (chiếm 83,3%). Gần 8,3 triệu ng−ời sống ở nông thôn đời sống phải dựa vào nông - lâm nghiệp. Theo số liệu thống kê hiện lại:

• Đất nông nghiệp bình quân: 1840m2/ng−ời dân nông thôn • Đất đang dùng cho lâm nghiệp: 5 866m2/ng−ời nông thôn • Đất trống đồi núi trọc: 8500m2/ng−ời nông thôn.

Trong thời gian tới sử dụng đất trống đồi núi trọc để sản xuất nông lâm nghiệp là chính. Hiện tại bình quân sử dụng đất nông lâm nghiệp lớn hơn bình quân đầu ng−ời sống ở nông thôn toàn quốc nh−ng năng suất thấp và điều kiện sản xuất khó khăn nên đời sống đồng bào các dân tộc còn thấp.

Trên cơ sở rà soát lại tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất chính, để xuất sử đụng đất dựa trên cơ sở xác định diện tích tự nhiên đất đai thuộc đất trống đồi núi trọc có thể mở rộng đất nông nghiệp; đối với lúa n−ớc do khó khăn về xây dựng công trình thuỷ lợi nên chỉ xuất sử dụng khoảng 20% diện tích đất tự nhiên, có khả năng mở rộng diện tích cây trồng cạn ngắn ngày khoảng 40-50%, cây dài ngày khoảng 35-40% diện tích đất tự nhiên có khả năng mở rộng diện tích.

Tổng diện tích có khả năng mở rộng trong những năm gần đây 529,4 nghìn ha ở 14 tỉnh. Trong đó lúa n−ớc khoảng 14,4 nghìn ha. Nếu tính cả đất chuyên dùng và thổ c− theo hệ số hiện tại sẽ sử dụng gần 700 nghìn ha cho mở rộng diện tích đất nông nghiệp (khoảng 10% đất trống đồi núi trọc).

Theo số liệu đề xuất ban đầu này, 4 tỉnh Tây nguyên khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp lớn nhất, chiếm gần 60% diện tích mở rộng nông nghiệp trong những năm gần đây.

120

Một phần của tài liệu Tài liệu Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam pdf (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)