Tăng độ chua

Một phần của tài liệu Tài liệu Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam pdf (Trang 86)

Đất bị rửa trôi các chất kiềm và kiềm thổ trở nên chua ở tầng mặt. ở tầng d−ới, nơi có hàm l−ợng Ca, Mg cao hơn độ chua đ−ợc cải thiện đáng kể.

Ngoài ra còn có tác động của cây trồng và vi sinh vật thu hút một cách chọn lọc các nguyên tố và các gốc khả năng làm tăng pH đất, tiết ra các axit hữu cơ, cộng với việc sử dụng phân bón làm cho đất canh tác ngày càng chua và giảm các tính năng của mình. Cùng với độ chua tăng là việc giải phóng các chất sắt, nhôm d−ới dạng di động gây độc cho cây trồng và sự cố định lân d−ới các dạng khó tiêu làm giảm hoạt động của các vi sinh vật có ích (nh− các nhóm vi khuẩn cố định đạm và phân giải lân, các loại tảo lam, giun và các động vật đất...), tăng c−ờng các nhóm vi sinh vật có hại cho cây trồng (nh− nấm bệnh, các nhóm xạ khuẩn...).

Phần lớn đất ở n−ớc ta, kể cả ở vùng núi và vùng đồng bằng đều chua, pH th−ờng dao động trong khoảng 3,5 - 5,0 với giá trị hay gặp nhất là 4 - 4,5 và có tỷ lệ nghịch với hàm l−ợng nhôm di động. Sau 3-4 năm canh tác cây trồng cạn ngắn ngày, pH giảm trung bình 0,5. Bón vôi một cách thích hợp có thể tăng năng suất lên 20-30% nh−ng bón vôi chỉ làm tăng pH một cách tạm thời và trong một thời gian ngắn pH lại giảm xuống nh− cũ. Đất chua có pH d−ới 5 ở tầng B chiếm 2.3 triệu ha hay 70% tổng diện tích toàn quốc.

Trong đất hiện đang sản xuất nông nghiệp đất chua chiếm 6 triệu ha hay 84% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Đất chua hình thành ở những vùng có l−ợng m−a trên 1000mm (toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trừ vùng bán khô hạn Phan Rang) ở trên mọi loại đá mẹ. Tỷ lệ đất chua so với tổng diện tích đất của các vùng kinh tế sinh thái đ−ợc thể hiện nh− sau:

Vùng núi và Trung du Bắc Bộ: 84% Duyên hải Trung Bộ: 78% Tây Nguyên: 100% Đông Nam Bộ: 88%

Một phần của tài liệu Tài liệu Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam pdf (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)