Suy giảm cấu trúc

Một phần của tài liệu Tài liệu Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam pdf (Trang 87 - 88)

Một trong các biểu hiện thoái hoá vật lý đất là đất bị phá vỡ cấu trúc. Nguyên nhân chính của quá trình này là việc lạm dụng cơ giới trong khai hoang và canh tác không bảo vệ đất.

Đất đồi núi hiện nay còn lại tầng Ao và A1 rất mỏng, thậm chí hoàn toàn vắng mặt. Lớp thảm mục hoặc bị xói mòn hoặc bị gom làm củi đun không còn tác dụng bảo vệ tầng mặt. Lớp đất mặt kể cả đất đỏ bazan và đất đỏ trên đá vôi đều nghèo mùn và sét.

Hàm l−ợng các đoàn lạp nhỏ hơn 0,25mm tăng lên và đoàn lạp có giá trị nông học giảm mạnh ở các đất thoái hoá so với đất rừng. Khả năng duy trì cấu trúc giảm theo thời gian và đoàn lạp rất dễ bị phá vỡ khi gặp n−ớc.

Bảng 4.10. Sự thoái hoá cấu trúc của đất đỏ vàng trên phiến thạch

Đất canh tác Chỉ tiêu Đất rừng 5 năm 15 năm Đoàn lạp < 0,25 mm (%) 42 61 72 Đoàn lạp > 1,00 mm (%) 46 25 18 Hệ số cấu trúc 98 82 70

(Nguồn: Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên, 1993)

Sau 5 năm trồng lúa n−ơng trên đất bazan, chỉ số ổn định cấu trúc từ 0,1 đến 1,5; trên đất phiến thạch trồng sắn từ 0,7 lên 1,7. Hiện t−ợng các cấp đoàn lạp có giá trị nông học (> 1mm) giảm đi một nửa so với đất rừng. Trong thành phần đoàn lạp lớn của đất bazan thoái hoá hầu nh− không còn humat Ca và humat Mg. Hàm l−ợng C trong đó cũng chỉ còn 50%. Phần gắn kết còn lại chỉ là phần hữu cơ liên kết với sesquyoxyde, khi mất n−ớc các chất này bị keo tụ không thuận nghịch làm cho đất bị chai cứng. Các vi đoàn lạp rất dễ bị rửa trôi, hơn nữa chúng chứa nhiều hữu cơ và đạm, cho nên khi bị mất cấu trúc thì đất cũng bị mất hữu cơ và đạm nhanh chóng (Bảng 4.11)

Bảng 4.11. Tốc độ khoáng hoá N hữu cơ của đoàn lạp

Hàm l−ợng NH4-N (ppm)

Đất bazan Đất granit

Cấp đoàn lạp

Khô kiệt 70%FC Khô kiệt 70%FC

Nhỏ hơn 0,25 mm 85 89 26 30

Lớn hơn 1,00 mm 38 45 20 23

88

Một phần của tài liệu Tài liệu Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam pdf (Trang 87 - 88)