Đánh giá trong dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo dự án một số nội dung đại số lớp 10 cho học sinh trung học phổ thông (Trang 26 - 29)

Hoạt động đánh giá trong DHTDA dựa trên kết quả thực hiện các DAHT. DAHT có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại [29]:

- Phân loại theo chuyên môn:

+ DAHT trong một môn học: Là các DAHT mà trọng tâm nội dung nằm trong một môn học.

+ DAHT liên môn: Là các DAHT mà trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau.

+ DAHT ngoài chuyên môn: Là các DAHT không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học.

- Phân loại theo sự tham gia của người học: DAHT cho nhóm người học,

Ngoài ra còn có DAHT toàn trường, DAHT dành cho một khối lớp và DAHT cho một lớp học.

- Phân loại theo sự tham gia của GV: DAHT dưới sự hướng dẫn của một

GV, DAHT với sự cộng tác hướng dẫn của nhiều GV.

- Phân loại theo quỹ thời gian:

+ DAHT nhỏ: Là các DAHT được thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 - 6 giờ học.

+ DAHT trung bình: Là các DAHT được thực hiện trong một hoặc một số ngày học, nhưng giới hạn là một tuần hoặc 40 giờ học.

+ DAHT lớn: Là các DAHT được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ học) hoặc có thể kéo dài nhiều tuần.

- Phân loại theo nhiệm vụ: Dựa theo nhiệm vụ trọng tâm của DAHT, có thể

phân loại theo các dạng sau:

+ DAHT tìm hiểu: Là các DAHT được thực hiện nhằm khảo sát thực trạng đối tượng.

+ DAHT nghiên cứu: Là các DAHT được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng...

+ DAHT thực hành: Là các DAHT được thực hiện nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn.

+ DAHT hỗn hợp: Là các DAHT có nội dung kết hợp các dạng nêu trên. Các loại DAHT trên không hoàn toàn tách biệt với nhau. Trong từng lĩnh vực chuyên môn có thể phân loại các dạng DAHT theo đặc thù riêng.

Mục đích đánh giá trong lớp học hiện nay là thúc đẩy việc học và cải tiến việc dạy. Với DHTDA, đánh giá không phải là hoạt động đơn lẻ, trái lại, nó là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt dự án. Đánh giá liên tục và định kỳ là khâu cốt yếu của phương pháp DHTDA, có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp HS thể hiện được những gì đã học bằng nhiều cách khác nhau. Đánh giá trở thành một công cụ giúp cho việc cải thiện chất lượng học tập hơn là bài kiểm tra độ thông minh hay là sự tích lũy các sự kiện. Nhờ đánh giá định kỳ thông qua các hướng dẫn trong bài

học, GV biết nhiều hơn về nhu cầu của HS cũng như có thể điều chỉnh việc giảng dạy nhằm giúp HS đạt kết quả tốt hơn.

Thông thường, các chuẩn được dạy thông qua các hoạt động, việc học được đánh giá bằng các bài kiểm tra và các kỳ thi, quá trình dạy học phải gắn với các bài kiểm tra được chuẩn hóa. Trong DHTDA, các chuẩn được sử dụng nhằm giúp cho việc thiết kế dự án, việc đánh giá được lên kế hoạch trước và xuyên suốt trong bài học, các bài kiểm tra chỉ là một trong nhiều loại đánh giá. Việc thực hiện nhiệm vụ, các phiếu tự đánh giá, bảng kiểm mục và các bài kiểm tra được coi như các công cụ để đánh giá. Các hình thức đánh giá đa dạng này được dùng trong suốt quá trình dạy học, xem việc học như là một quá trình chứ không phải là một hoa ̣t đô ̣ng đơn lẻ. Thông qua quá trình đánh giá liên tục, GV sẽ cảm thấy tự tin rằng họ đã đạt được mục tiêu của mình và HS đã hiểu được nội dung bài học.

Để triển khai thành công phương pháp DHTDA, việc đánh giá nên tập trung vào những câu hỏi cụ thể như:

- HS hướng đến các mục tiêu học tập như thế nào? - HS sử dụng những kĩ năng tư duy nào?

- Liệu HS có nâng cao được khả năng tự quản lý, tư duy sâu để học tốt hơn hay không?

- HS tích hợp và sử dụng thông tin mới hiệu quả đến mức nào? - Điều gì thúc đẩy động cơ HS?

- Hiệu quả của các hoạt động can thiệp đặc biệt? - Liệu các chiến lược dạy học có cần phải thay đổi?

Dự án tốt là dự án phải định ra được kết quả cuối cùng ngay trong ý tưởng. Điều đó có nghĩa là dự án phải được khởi đầu từ mục đích, xác định được HS muốn biết gì, chỉ ra được cách đánh giá sự hiểu bài của HS. Tất cả những điều trên cần phải được tính toán trước khi triển khai hoạt động. Cần phải có kế hoạch cho việc đánh giá bài học theo dự án nhằm mục đích:

- Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau. - Đánh giá định kỳ trong các chu trình dạy học.

- Đánh giá những mục tiêu quan trọng của bài học. - Khuyến khích HS tham gia trong quá trình đánh giá.

Trước khi bắt đầu dự án, cần sử dụng dữ liệu đánh giá để xác định điểm bắt đầu bằng cách chú trọng vào những câu hỏi sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HS cần chú trọng vào những kiến thức sẵn có nào? - Những loại hoạt động chính nào cần phải thực hiện? - HS hoạt động nhóm như thế nào để học tập hợp tác?

Trong suốt dự án, có thể thực hiện cùng đánh giá với HS để: chia sẻ mục tiêu và tiêu chuẩn học tập; tạo cơ hội cho HS tự định hướng, xác lập mục tiêu, lên kế hoạch và thực hành trong quá trình học; giám sát quá trình hướng đến mục đích, việc học tập và mức độ thấu hiểu; thúc đẩy phản hồi từ bạn học, phân tích quan niệm sai lầm; xác định xem kiến thức có được vận dụng trong các tình huống mới hay không.

Sau khi hoàn thành dự án, có thể thực hiện cùng đánh giá với HS để: Xác định những lĩnh vực học tập sau tiếp theo, lập kế hoạch cho các cơ hội học tập sớm nhất ngay sau đó, xác lập mục tiêu mới.

Trong DHTDA, HS sẽ được tham gia nhiều hơn vào các quá trình đánh giá, cần thêm nhiều cơ hội để học tập và thực hành hơn. Để giúp HS thành công, GV có thể sử dụng gợi ý giúp HS suy nghĩ và tự đánh giá việc học của chính mình, xác lập mục đích, nhiệm vụ, dự đoán về kết quả đạt được trong học tập, chỉ ra những khó khăn có thể có trong quá trình học, đưa ra những gợi ý chiến lược khắc phục, trao đổi phản hồi từ HS.

Muốn vậy, GV phải tạo cơ hội để HS theo dõi sự tiến bộ của chính mình, cung cấp các chuẩn rõ ràng, các phương pháp thu thập phản hồi chính tắc để chia sẻ với bạn học, kết hợp những phản hồi từ bạn học để tăng hiệu quả công việc, thời gian đủ để hoàn thành công việc và các sản phẩm, hỗ trợ xác lập mục đích học tập mới trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo dự án một số nội dung đại số lớp 10 cho học sinh trung học phổ thông (Trang 26 - 29)