Thực trạng vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học môn Toán ở trường THPT

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo dự án một số nội dung đại số lớp 10 cho học sinh trung học phổ thông (Trang 35 - 41)

trường THPT

Qua thời gian, khái niệm “Dự án” đã dần dần đi vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với mục đích, ý nghĩa là các dự án nhằm phát triển nền giáo dục của

nhân loại mà còn được sử dụng như một phương pháp hay hình thức tổ chức dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của người học.

Khái niệm “Dự án” được sử dụng trong các trường dạy Kiến trúc - Xây dựng ở Ý từ cuối thế kỷ XVI. Vào thế kỉ XVI, dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng Gregory XIII năm 1577 Học viện nghệ thuật – The Accademia di San Luca – Rome được thành lập bởi những kiến trúc sư người Ý. Học viện tổ chức cuộc thi đầu tiên, tương đương với một kì thi kiến trúc. Song việc thiết kế chỉ là những tình huống giả định. Vì vậy, chúng được gọi là “dự án” – “những dự án với ý định là những bài tập trong tưởng tượng chứ chúng không được dùng để xây dựng” (dẫn theo [10])

Sau mô hình của Ý, Viện hàn lâm kiến trúc Hoàng gia Pháp thành lập năm 1761 cũng nhân rộng việc đào tạo bằng cách tập trung vào học tập bằng các dự án. Đến giữa thế kỉ XVIII, ở Pháp sự phát triển ý tưởng dự án thành phương pháp học tập và giáo dục hàn lâm được hoàn thiện.

Cuối thế kỉ XVIII, các chuyên ngành cơ khí được thành lập và được coi là một bộ phận của các trường đại học công nghiệp và kĩ thuật mới đã ứng dụng PP học tập bằng các dự án. Học tập bằng các dự án không còn là duy nhất đối với ngành kiến trúc, nó có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều ngành học, môn học khác. DHTDA được chú ý đặc biệt trong giáo dục ở nước Mỹ từ những năm đầu của thế kỉ XX và ở châu Âu những năm 60. Từ đầu thế kỉ XX, các nhà sư phạm của nước Mỹ đã bước đầu xây dựng cơ sở lý luận cho DHTDA và coi đó là hình thức tổ chức dạy học quan trọng, chủ yếu để thực hiện việc dạy học theo quan điểm dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động và dạy học hướng vào người học nhằm khắc phục những nhược điểm của các PPDH, những hình thức dạy học truyền thống [7].

Ban đầu, phương pháp dự án được áp dụng chủ yếu đến môn học thực hành mang tính chất kĩ thuật. Sau đó, được vận dụng vào các môn xã hội rồi tất cả các môn. Hiện nay, được sử dụng phổ biến trong các trường phổ thông và đại học trên thế giới, đặc biệt ở những nước phát triển.

Hiện nay, DHTDA đã được sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau và được sử dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. DHTDA được ứng dụng ở nhiều môn học khác nhau trong mọi cấp học khác nhau, từ giáo dục phổ thông cho đến giáo dục đại học. Hiện nay, DHTDA đã được một số trường trên thế giới coi đây là một trong những hình thức tổ chức dạy học đặc biệt quan trọng, chủ yếu nhằm thực hiện đổi mới PPDH và đã dành một lượng lớn quỹ thời gian đào tạo cho DHTDA. Trường Đại học Roskilde của Đan Mạch hiện nay dành trên 50% quỹ thời gian đào tạo cho DHTDA. Từ đó cho đến nay, hàng năm có nhiều công bố nghiên cứu lý luận và thực tiễn về DHTDA của các tác giả như: David Moursund, Knoll, Sumita Bhattacharyya, Joseph L. Polman, John W. Thomas... ([42], [37], [38], [39], [41]).

Có thể nói, việc ứng dụng phương pháp DHTDA đã được thực hiện khá phổ biến trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu trong những năm gần đây, phương pháp này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với công ty Intel Việt Nam triển khai thí điểm tại nhiều trường học trên cả nước theo chương trình Dạy học cho tương lai của Intel (Intel Teach to the Future).

Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng cường hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức trên thế giới và việc phát triển của CNTT và truyền thông nên DHTDA ngày càng được giới thiệu rộng rãi và sử dụng sâu rộng ở Việt Nam. Chương trình bồi dưỡng GV phổ thông về ứng dụng CNTT của một số công ty hay tổ chức quốc tế như Intel, Microsoft… đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, sử dụng DHTDA ở Việt Nam. Chương trình “Dạy học cho tương lai” của Intel hay chương trình “Đưa kỹ năng CNTT vào dạy và học” của Partners in learning đã đề ra mục đích chính là giúp cho các GV phổ thông biết cách khai thác và sử dụng máy tính điện tử để góp phần hình thành và phát triển trí tưởng tượng của HS và cuối cùng là đưa các em tới một PPDH, hình thức dạy học hiệu quả hơn dựa trên nền tảng của DHTDA ([16], [40], [42]). Một số chương trình tập huấn trong khuôn khổ dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bước đầu triển khai tới một số GV và nhà quản lý giáo dục việc vận dụng DHTDA trong dạy học ([4], [5], [8]).

Ở các trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Thành Phố Hồ Chí Minh đã giảng cho sinh viên về mô hình dạy học dự án và tổ chức thực hiện dạy học dự án cho đối tượng sinh viên, thu hút được sự tham gia tích cực, khơi dậy lòng say mê, hứng thú của người học. Hiện nay, DHTDA đang được nhiều trường phổ thông tiếp cận và ủng hộ mạnh mẽ, một số trường đã mạnh dạn vận dụng PP DHTDA trong việc dạy học các môn tự học chọn hoặc thay thế cho các bài ngoại khóa. Tuy nhiên, việc triển khai DHTDA trong dạy học môn Toán ở các trường PT còn rời rạc, mang tính tự phát do đa số GV chưa được đào tạo, bồi dưỡng để triển khai DHTDA. Việc vận dụng PP DHTDA chưa mang lại hiệu quả cao, chưa phù hợp với thực tiễn và cơ sở vật chất ở từng địa phương. Để việc vận dụng phương pháp DHTDA trong dạy học thật sự đạt kết quả như mong muốn, ngành giáo dục cần nghiên cứu mở rộng hơn nữa những lớp tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp DHTDA, kỹ năng sử dụng phương pháp DHTDA trong dạy học ở trường THPT.

Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra tìm hiểu cụ thể về thực trạng dạy học Toán của một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để trên cơ sở đó có kết luận chính xác về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng phương pháp DHTDA vào dạy học môn Toán của học sinh, phát hiện những nguyên nhân, khó khăn của học sinh trong quá trình nhận thức Toán học để trên cơ sở đó lựa chọn và tổ chức hoạt động học tập phù hợp cho học sinh, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Toán nói chung và dạy học Đại số lớp 10 nói riêng. Kết quả khảo sát cho thấy:

- Việc sử dụng tài liệu phục vụ chuyên môn: Nhìn chung các giáo viên ở những

trường chúng tôi điều tra đã có đủ SGK, sách giáo viên và một số sách tham khảo phục vụ cho việc dạy học bộ môn Toán, các tài liệu này chủ yếu mượn của thư viện nhà trường. Nhìn chung sách tham khảo còn ít, nếu có chỉ là những sách cũ không phù hợp với xu hướng đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy Toán hiện nay. Việc sử dụng thiết bị dạy học chưa thường xuyên, nhiều trường không có đủ thiết bị phục vụ dạy học.

- Cách soạn giáo án: Nhìn chung trong bài soạn, giáo viên thực hiện đủ các

bước lên lớp theo quy định, song một số bài soạn chưa xác định đúng trọng tâm kiến thức bài học, soạn theo kiểu diễn giảng là chính. Phần lớn các giáo viên chưa đầu tư vào việc thiết kế các hoạt động tương thích với nội dung dạy học và chưa xây dựng được hệ thống câu hỏi phát vấn đòi hỏi phát triển tư duy ở học sinh, ít xây dựng tình huống có vấn đề trong học tập.

- Phương pháp giảng dạy: Phần lớn giáo viên không biết dạy thế nào cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra, thế nào là có chất lượng và có hiệu quả cao, không biết cải tiến việc giảng dạy của mình như thế nào. Đa số giáo viên sắp xếp, phân bố thời gian chưa hợp lí, nhất là dành quá nhiều thời gian cho việc trình bày bảng của thầy và việc ghi chép bài của trò. Chẳng hạn, giáo viên để rất nhiều thời gian cho việc ghi các tiêu đề, chép lại các định nghĩa, định lí, ... lên bảng và nhiều giáo viên không quan tâm lúc đó trò làm gì miễn là lớp học vẫn trật tự. Nội dung SGK có gì là giáo viên cố gắng dạy bằng hết, vì thế để có đủ thời gian thì giáo viên phải thuyết trình nhiều mà ít tổ chức các tình huống cho học sinh hoạt động dẫn đến truyền thụ kiến thức một chiều. Khi giảng bài giáo viên cũng có đặt câu hỏi cho học sinh nhưng chất lượng câu hỏi chưa cao, còn vụn vặt, một số câu hỏi lại quá khó do đó không tạo được cơ hội cho học sinh tích cực suy nghĩ và giải quyết vấn đề cơ bản trong bài học. Hình thức dạy học chưa đa dạng, phong phú, cách thức truyền đạt chưa sinh động, chưa gây hứng thú cho học sinh. Một số giáo viên có cố gắng đổi mới PPDH thì khá lúng túng, mất nhiều thời gian để xử lí tình huống, nhất là: khi học sinh không thực hiện được yêu cầu như mong muốn, học sinh giải sai, học sinh không trả lời được câu hỏi, học sinh trả lời không theo dự kiến.

- Trình độ nhận thức của học sinh: Thực tiễn sư phạm cho thấy, chất lượng đại

trà của học sinh còn yếu. Số học sinh tự mình tiếp thu và giải được các bài toán không nhiều, hầu hết học sinh còn yếu các kĩ năng kiến tạo kiến thức (yếu về định hướng giải toán, yếu về kĩ năng chuyển đổi bài toán, kĩ năng chuyển đổi ngôn ngữ, kĩ năng phát hiện vấn đề để giải quyết vấn đề,...).

- Phương pháp và thái độ học tập môn toán: Đa số học sinh chưa biết phương

pháp học, nên hiệu quả học tập trong nhà trường là chưa cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc học ở những bậc học cao hơn. Có đến 80% học sinh chỉ học thuộc lòng những gì giáo viên cho ghi trong vở và những định nghĩa ở SGK, chỉ khoảng 10% học sinh tự giác làm bài tập ở sách bài tập và sách tham khảo, 70% học sinh chỉ làm những bài tập dễ ở SGK, 20% học sinh hầu như không làm bài tập ở nhà. Một bộ phận HS còn lười suy nghĩ, chưa tích cực tư duy hoạt động trí não tìm tòi phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, tiếp thu kiến thức một cách thụ động nên dễ quên, không vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào giải toán. Học sinh chưa có thói quen tư duy tìm tòi, sáng tạo, khai thác các vấn đề mới từ những cái đã biết, đã học. Có khoảng 30% học sinh chú ý nghe giảng, suy nghĩ, tích cực phát biểu, xây dựng bài, 55% chủ yếu chỉ nghe giảng và ít khi phát biểu, 15% không chú ý nghe giảng. Đa số học sinh (65%) cho rằng Toán học là môn học trừu tượng, khó hiểu, phải học là do bắt buộc nên không hứng thú học tập.

Thời gian tiếp cận với chương trình SGK mới, với yêu cầu đổi mới PPDH còn chưa nhiều, lại thiếu các tài liệu cụ thể về việc tổ chức dạy học nên giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức dạy học theo phương pháp mới. Một số giáo viên vẫn

có chỗ, có lúc vẫn đang nặng nề về thuyết trình, chưa phát huy được năng lực chủ

động, tích cực và sáng tạo của học sinh trong dạy học. Phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn có chỗ chưa được hợp lý; với một khối lượng kiến thức cần truyền đạt tương đối nhiều mà giáo viên phải dạy theo đúng phân phối chương trình quy định. Điều này góp phần tạo tâm lý e ngại cho nhiều giáo viên trong việc đổi mới PPDH, việc mở rộng khai thác các khái niệm, tính chất, định lí, bài tập chưa được triệt để, sâu sắc. Đối với SGK mới lượng kiến thức đưa ra có phần dàn trải, các khái niệm, định lí chủ yếu là giới thiệu để ứng dụng, không chứng minh. Dẫn đến khó khăn cho giáo viên trong việc khai thác dẫn dắt giải các bài Toán. Đồng thời các bài tập trong SGK chưa có nhiều bài tập đòi hỏi học sinh tư duy nhiều trong quá trình giải, nhất là với học sinh khá giỏi. Điều có phần hạn chế việc phát triển tư duy cho học sinh. Vì vậy, giáo viên cần phải đổi mới từ cách

soạn giáo án, đổi mới cách dạy, ... sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo dự án một số nội dung đại số lớp 10 cho học sinh trung học phổ thông (Trang 35 - 41)