- Bước 1: Xác định chủ đề, nhiệm vụ học tập và nghiên cứu gắn với yêu cầu
của môn học. Có thể khởi đầu bằng ý tưởng HS quan tâm hoặc những định hướng, chỉ dẫn của giáo viên. Có thể xây dựng các tiểu chủ đề bằng cách đặt những câu hỏi: Ai?, Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào?
Bước 2: Các nhóm hình thành đề cương và lập kế hoạch thực hiện. Xác định
mục tiêu của dự án; Hình dung nội dung chi tiết và các công việc cụ thể, cách thức thực hiện, các điều kiện cần thiết như nguồn tư liệu, thiết bị cần thiết, kinh phí, người tham gia,… Dự kiến thời gian, địa điểm triển khai công việc, phân công người thực hiện, dự kiến sản phẩm cần đạt. Tất cả vấn đề trên được trình bày trong đề cương hoạt động và kế hoạch thực hiện; Khơi gợi sự hứng thú: tập thể nhóm phải động viên, khích lệ thể hiện sự say mê, hứng khởi trong việc nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 3: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Thu thập thông tin: từ sách báo, tạp
chí, mạng internet, khảo sát, điều tra, phỏng vấn, thực địa,…; Xử lí thông tin: tổng hợp, phân tích dữ liệu (có thể biểu hiện bằng sơ đồ, biểu đồ,.…); Thảo luận thường xuyên giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết các vấn đề và kiểm tra tiến độ; Xây dựng sản phẩm: tập hợp các kết quả thành một sản phẩm cuối cùng.
- Bước 4: Giới thiệu phẩm trước tập thể lớp. Trình bày, giới thiệu sản phẩm
bằng các cách: Bài viết, Powerpoint, bản đồ, tranh ảnh, mô hình, kể cả việc đóng kịch, kể truyện,…
- Bước 5: Đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu xác định. HS tự rút ra
những bài học từ việc học theo dự án: đã học được gì? Hình thành được những thái độ tích cực nào? Có hài lòng về kết quả thu được không? Đã gặp những khó khăn gì và đã giải quyết như thế nào? Những cảm nhận của cá nhân sau khi thực hiện xong một dự án? Giáo viên: Đánh giá chất lượng sản phẩm giới thiệu, kết quả tự đánh giá, phương pháp làm việc.
Tổ chức hoạt động dạy học theo dự án có thể được thực hiện qua ba bước:
Bước 1. Lập kế hoạch: Lựa chọn chủ đề; Xây dựng tiểu chủ đề; Lập kế hoạch
Bước 2. Thực hiện dự án: Thu thập thông tin; Xử lý thông tin; Tổng hợp
thông tin.
Bước 3. Tổng hợp báo cáo kết quả: Xây dựng sản phẩm; Báo cáo trình bày
sản phẩm; Đánh giá.
Học tập theo dự án được thực hiện qua ba bước:
Bước 1. Lập kế hoạch: Lựa chọn chủ đề; Xây dựng tiểu chủ đề; Khơi gợi hứng thú; Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập.
Bước 2. Thực hiện nghiên cứu: Thu thập thông tin; Thực hiện điều tra; Thảo
luận với các thành viên khác; Tham vấn giáo viên hướng dẫn.
Bước 3. Tổng hợp kết quả: Tổng hợp kết quả; Xây dựng sản phẩm; Trình bày
kết quả; Phản ánh lại quá trình học tập.
Trong quá trình thực hiện dự án, GV hướng dẫn HS thể hiện các kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, hợp tác; kỹ năng lập phiếu phỏng vấn, thống kê; kỹ năng làm các thí nghiệm; kỹ năng thu thập xử lý thông tin; kỹ năng tổng hợp và trình bày báo cáo...
Có thể tóm tắt các bước hướng dẫn học sinh học theo dự án như sau:
Bảng 1.1: Quy trình dạy học theo dự án
TT Hoạt động của giáo viên Mục tiêu
1
Giới thiệu phương pháp học dự án. Giới thiệu chủ đề. Hướng dẫn phát triển tiểu chủ đề
HS xây dựng ý tưởng và chọn tiểu chủ đề cho dự án theo sở thích.
2
Hướng dẫn HS lập kế hoạch, trình bày kế hoạch
HS lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ trong nhóm. Trình bày, hoàn thiện kế hoạch.
3 Hướng dẫn HS thu thập thông tin
HS biết cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
4 Hướng dẫn HS xử lý, tổng hợp thông tin
HS biết cách phân tích và tổng hợp thông tin.
cáo kết quả. bày sản phẩm với các hình thức đa dạng.
6 Hướng dẫn HS đánh giá, nhìn lại quá trình.
HS đánh giá lẫn nhau và chia sẻ, rút kinh nghiệm.
Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy học theo dự án:
Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: GV và HS cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài. GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để HS lựa chọn và cụ thể hoá. Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía HS.
Xây dựng kế hoạch thực hiện: trong giai đoạn này HS với sự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.
Thực hiện dự án: các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này, HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lý thuyết, các phương án GQVĐ được thử nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra.
Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn.... Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm, có thể được giới thiệu trong nhà trường, hay ngoài xã hội. Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự
án tiếp theo. Kết quả của dự án cũng có thể đuợc đánh giá từ bên ngoài. Hai giai đoạn cuối này cũng có thể được mô tả chung thành giai đoạn kết thúc dự án.
Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án.
Ví dụ 1: Dùng kiến thức logarit để giải quyết các vấn đề của cuộc sống
Mục tiêu
•Kiến thức:
- Hiểu và vận dụng các kiến thức về logarit vào cuộc sống - Phát triển khả năng giải quyết vấn đề
- Vận dụng toán học vào các môn học khác
•Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng tự học thông qua tìm kiếm và phân tích tài liệu
- Thu thập, xử lí được các thông tin; viết và trình bày báo cáo một vấn đề - Bước đầu cho HS kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm, tổ chức hội nghị
Các bước tiến hành
1) Xác định chủ đề, mục đích dự án
GV chia HS trong lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một chủ đề.
•Chủ đề1 : Dùng logarit giải quyết bài toán tăng dân số
•Chủ đề 2: Dùng logarit giải quyết bài toán lãi suất ngân hàng
•Chủ đề 3: Dùng logarit giải quyết bài toán tăng trưởng vi sinh vật
•Chủ đề 4: Dùng logarit trong vấn đề phản ứng hạt nhân.
2) Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc
- Phác thảo đề cương
- Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm
3) Thực hiện
HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch Thu thập tài liệu:
• Sách báo, video, tạp chí, tranh ảnh, biểu đồ, bảng số liệu vấn đề liên quan
• Tổng hợp kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của các thành viên trong nhóm
chiếu, mô hình ... để trình bày trước lớp.
Trong khi thực hiện dự án cần làm rõ các vấn đề chính của chủ đề được phân công:
Chủ đề1 : Dùng logarit giải quyết bài toán tăng dân số Đối với chủ đề này HS cần làm rõ:
- Tình trạng tăng dân số trên thế giới và nước ta, địa phương trong những năm gần đây (có biểu đồ,bảng, hình ảnh minh họa)
- Làm thế nào người ta dự toán sự tăng dân số cũng như tính dân số dự kiến tương lai (chỉ ra công thức toán học)
- Ra một số bài toán có dùng logarit để liên quan dân số Chủ đề 2: Dùng logarit giải quyết bài toán lãi suất ngân hàng Đối với chủ đề này HS cần làm rõ
- Tìm hiểu về lãi suất ngân hàng, cũng như ảnh hưởng nó - Làm rõ khái niệm số khái niệm, công thức tính
- Ra một số bài toán có dùng logarit để liên quan lãi suất
Chủ đề 3 : Dùng logarit giải quyết bài toán tăng trưởng vi sinh vật Đối với chủ đề này HS cần làm rõ:
- Tìm hiểu sự tăng trưởng vi sinh vật và cũng như ảnh hưởng nó - Làm rõ khái niệm số khái niệm, công thức tính
- Ra một số bài toán có dùng logarit để liên quan vi sinh vật Chủ đề 4: Dùng logarit trong vấn đề phản ứng hạt nhân Đối với chủ đề này HS cần làm rõ:
- Tìm hiểu sự hạt nhân và ảnh hưởng nó đến thế giới ngày nay - Làm rõ khái niệm số khái niệm, công thức tính
- Ra một số bài toán có dùng logarit để liên phản ứng hạt nhân
4) Giới thiệu sản phẩm trước lớp
• Sản phẩm của các nhóm ngoài phần bài viết, nên có thêm tranh ảnh, video, trình chiếu mô hình, đặc biệt phải có bảng mô tả dùng logarit để GQVĐ khuyến khích dùng công nghệ thông tin để thể hiện mô hình ảo hoặc các video chuẩn bị trước sinh động
• Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày vấn đề đã tìm hiểu.
• Cả lớp thảo luận để xây dựng thành một bản tổng hợp các vấn đề.
Học sinh được giáo viên đánh giá và tự đánh giá qua tiêu chí sau: - Hồ sơ làm việc cả nhóm
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề - Bài trình diễn trước lớp
- Sự sáng tạo của vấn đề
- Sự hoạt động trong nhóm của từng thành viên khi trên lớp
Sau đây là phiếu tự đánh giá để đánh giá để GV và HS đánh giá các nhóm
Bảng 1.2: Phiếu đánh giá kết quả thực hiện dự án
Cấp độ Tiêu chí
Trung bình Khá Tốt
Hồ sơ dự án
Hồ sơ không đầy đủ, chưa thể hiện sự phân công, đóng góp cả nhóm (5đ)
Hồ sơ không đầy đủ, có sự phân công, nhưng chưa thể hiện công việc cả nhóm (8đ)
Hồ sơ không đầy đủ, có sự phân công, thể hiện công việc cả nhóm (10đ) Giải quyết vấn đề Đưa ra và chưa GQVĐ, hoặc giải quyết không đúng (5đ) GQVĐ nhưng chưa đưa được kết luận tốt (8đ) Giải quyết tốt vấn đề, đưa ra kết luận (10đ) Trình bày Trình bày kém (5đ) Trình bày đầy đủ vấn đề những chưa được lôi cuốn (8đ) Trình bày đẹp có sáng tạo trình bày (10đ) Sự sáng tạo Trình diễn, vấn đề qua đơn điệu, đơn giản (5đ)
Trình diễn, vấn đề có sử dụng cộng nghệ có thể hiện đầu tư vào công việc (8đ)
Trình diễn, vấn đề được đầu tư, sáng tạo (10đ)
Hoạt động các thành viên
Chưa thể hiện công việc nhóm (5đ)
Còn một số chưa tích cực (8đ)
Tất cả tham gia tích cực (10đ)