- Rút ra các bài học kinh nghiệm từ dự án
c. Thể chế hóa kiến thức
3.4.1. Nhận xét chung về tiến trình dạy học
Tiến trình dạy học Đại số theo phương pháp DHTDA về cơ bản được tiến hành không giống những tiết học bình thường. Vì HS cần nhiều thời gian để thực hiện dự án như: họp nhóm để xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, thu thập kiến thức,. . .và cuối cùng khi kết thúc dự án phải tạo được sản phẩm thực tế. Về phương tiện học tập, HS cần được trang bị nhiều phương tiện hiện đại, do đó sau khi kết thúc dự án HS có thêm được nhiều kỹ năng mới. Đối với GV đòi hỏi cần có sự đầu tư thực sự công phu trong việc xây dựng ý tưởng, đặt tên cho dự án, xác định mục tiêu dự án, xây dựng bộ câu hỏi định hướng, lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá,. . . sao cho tạo được trí tò mò, phù hợp với từng đối tượng HS và đáp ứng được các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cũng như việc tăng cường các kỹ năng tư duy bậc cao cho HS. Việc phân chia nhóm bảo đảm sự đồng đều về năng lực học tập và tính tích cực trong các hoạt động của HS giữa các nhóm, mỗi nhóm có HS biết ứng dụng CNTT,. . .
Với phương pháp DHTDA, sau khi kết thúc dự án, ngoài việc HS nắm vững kiến thức theo quy định ở chương trình khung của Bộ Giáo dục, các em còn tự nghiên cứu, tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển tốt các kỹ năng tư duy bậc cao như làm việc nhóm, ứng dụng tri thức vào thực tế, kỹ năng ứng dụng CNTT, trình bày trước đám đông,... phương pháp DHTDA tốt hơn các PPDH khác trong việc tạo hứng thú học tập cho HS.
Tài liệu phục vụ cho HS thực hiện dự án tương đối phong phú, chủ yếu dưới dạng các trang Web từ mạng Internet, bài Powerpoint đơn giản, sách giáo khoa và sách tham khảo là chính. Ngay trước và sau khi HS thực hiện dự án, HS có sự tiến bộ rõ rệt về các kỹ năng tư duy, kỹ năng làm việc theo nhóm, và nổi bật là kỹ năng ứng dụng kiến thức có được để giải các bài tập thực tế, tự chiếm lĩnh tri thức, ứng dụng tốt CNTT, đánh giá và tự đánh giá, . . . Đồng thời qua dự án HS biết được một lượng lớn thông tin liên quan tới dự án, do đó phân hóa mức độ nhận thức theo khả năng từng HS cao hơn.
Tóm lại phương pháp DHTDA giúp HS tiếp cận kiến thức một cách đa dạng và phong phú. Việc dạy học một số phần kiến thức có tính thực nghiệm, ứng dụng thực tế cao trên cơ sở phương pháp DHTDA đã mang lại những hiệu quả khả quan hơn so với các PPDH khác hiện nay.
Những nội dung kiến thức cơ bản và mở rộng tích hợp trên cơ sở phương pháp DHTDA được đưa vào tiến trình dạy học thực nghiệm là phù hợp. Sự phong phú về nội dung và hình thức của sản phẩm thu được sau tiến trình thực hiện dự án đã thực sự đem lại không khí học tập sôi nổi, hào hứng có sức thuyết phục cao trong hoạt động nhận thức của từng HS.