- Mục tiêu cụ thể:
2.2.1. Một số định hướng tổ chức dạy học theo dự án nội dung Đại số lớp 10 Trung học phổ thông
10 Trung học phổ thông
2.2.1. Một số định hướng tổ chức dạy học theo dự án nội dung Đại sốlớp 10 Trung học phổ thông lớp 10 Trung học phổ thông
Một số định hướng khi giáo viên tiến hành tổ chức DHTDA cho học sinh THPT nói chung, trong dạy học môn Toán ở trường THPT nói riêng là những gợi ý mà người giáo viên cần quan tâm trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, nó có tính chất chỉ dẫn, định hướng cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh. Đó là những quan điểm xuất phát cho việc vận dụng DHTDA trong dạy học cho học sinh THPT.
Để vận dụng DHTDA trong việc tổ chức các hoạt động dạy học một cách hiệu quả, chất lượng và đáp ứng được những yêu cầu trong dạy học bậc THPT nói chung và trong dạy học môn Toán ở trường THPT nói riêng, giáo viên cần chú ý những định hướng sau:
- Dạy học tập trung vào những mục tiêu học tập gắn với các chuẩn: DHTDA không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một buổi học, một bài học… mà còn được mở rộng ra trong cả một chủ đề, một môn học và thậm chí trong nhiều môn học thì mới có thể phát huy được hết những ưu điểm của DHTDA. Mục tiêu của DHTDA
là thông qua các DAHT không chỉ dừng lại ở việc giúp học sinh trả lời được những câu hỏi, giải quyết được những nhiệm vụ học tập mà học sinh còn lĩnh hội được những kiến thức cần thiết sau khi thực hiện DAHT đó. Thông qua việc tổ chức DHTDA, học sinh lĩnh hội được cách thức làm việc, có được khả năng tự học, tự nghiên cứu và đặc biệt là hình thành và phát triển các hoạt động tư duy cho bản thân.
- Dạy học phải chú ý tới hứng thú của người học, lấy người học làm trung tâm: DHTDA là một trong những hình thức dạy học tích cực, nó phát huy cao độ tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo… của học sinh trong quá trình học tập. Trong DHTDA, học sinh được tham gia hoạt động vào hầu hết các khâu thực hiện của DAHT. Trong quá trình triển khai thực hiện các DAHT, giáo viên không phải là người “cầm tay chỉ việc” cho học sinh mà giáo viên đóng vai trò là người cộng tác, hướng dẫn, tư vấn... cho học sinh trong quá trình học tập. Một DAHT chỉ được thực hiện có hiệu quả và thành công khi học sinh hiểu rõ về nó, có hứng thú tham gia vào các hoạt động triển khai thực hiện DAHT, được cộng tác làm việc với mọi người trong quá trình thực hiện DAHT và được quyền quyết định về sản phẩm DAHT của mình. Để tổ chức DHTDA cho học sinh, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần phải quan tâm, chú ý tới những đặc điểm tâm lý, định hướng vào hứng thú học tập của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính tự lực, chủ động, cộng tác làm việc... Ngoài hứng thú, sự ổn định và tập trung tư tưởng, khuynh hướng khắc phục khó khăn cũng giữ vai trò quan trọng đối với việc học tập của mỗi học sinh.
- Dạy học phải đảm bảo sự phù hợp giữa lý thuyết với thực hành và giữa lý
luận với thực tiễn: Trong DHTDA, các DAHT giáo viên tổ chức để học sinh thực
hiện phải là một cơ hội tốt để học sinh được làm việc, được tự mình khám phá ra tri thức. Quan trọng hơn nó còn là cơ hội giúp cho học sinh được vận dụng những kiến thức, những kinh nghiệm, những kỹ năng... đã có vào thực tế cuộc sống của bản thân. Những DAHT này phải là cơ hội để cho học sinh được tìm hiểu, được nghiên cứu, được giải quyết những vấn đề mang tính xã hội và tính thời đại. Chính
điều này mà tính thực tiễn trong DHTDA được phát triển thêm một mức. Khi tổ chức DHTDA cho học sinh nói chung và trong dạy học môn Toán ở trường THPT nói riêng, giáo viên cần phải lựa chọn những nội dung, những chủ đề gắn liền với thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh giải quyết được những vấn đề thiết thực và gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Giáo viên cũng cần lựa chọn những nội dung, những chủ đề có gắn với thực hành. Sau mỗi DAHT, những sản phẩm do học sinh tạo ra không chỉ có những sản phẩm mang tính lý thuyết mà còn có những sản phẩm thực hành. Học sinh cũng cần phải vận dụng những kiến thức, những kinh nghiệm và những kỹ năng đã được tích luỹ, được trang bị để hoàn thành những nhiệm vụ học tập phức hợp do DAHT đề ra.
- Đảm bảo tính khách quan, khoa học thường xuyên trong quá trình đánh giá việc thực hiện DAHT của học sinh nhằm thúc đẩy việc học của học sinh và cải tiến việc dạy của giáo viên: Đánh giá không phải là một hoạt động đơn lẻ, trái lại nó là
một quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt thời gian thực hiện các DAHT. Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ là những khâu cốt yếu, quan trọng trong DHTDA. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho giáo viên biết được học sinh đã lĩnh hội, đã làm được những gì… trong thời gian qua để có những điều chỉnh cần thiết. Đánh giá trở thành một công cụ nhằm cải thiện việc nắm vững những kiến thức, hình thành những kỹ năng cần thiết ở học sinh. Nhờ đánh giá định kỳ thông qua những hướng dẫn trong bài học, giáo viên có thêm những thông tin cần thiết về nhu cầu của học sinh. Từ đó, giáo viên có những điều chỉnh cho phù hợp trong việc tổ chức những hoạt động dạy học của bản thân nhằm giúp cho học sinh đạt kết quả cao hơn trong quá trình học tập.