- Rút ra các bài học kinh nghiệm từ dự án
b. Đánh giá định tính
Qua quá trình TN sư phạm dạy học chương 4 Đại số 10 theo phương pháp DHTDA ở nhóm TN, căn cứ vào các phiếu đánh giá sản phẩm nhóm, kết hợp với phiếu đánh giá của GV, chúng tôi thiết lập bảng đánh giá kết quả sản phẩm học tập của các nhóm như sau:
Bảng 3.1. Bảng đánh giá sản phẩm nhóm
Dự án Nhóm Đánh giá từng phần Đánhgiá
làm việc chung Tài liệu biên soạn Thuyết trình sản phẩm Sản phẩm minh họa 1 1 Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 2 Tốt Khá Tốt Tốt Tốt 3 Khá Tốt Tốt Tốt Tốt 4 Tốt Khá Tốt Tốt Tốt 2 1 Tốt Tốt Khá Tốt Tốt 2 Khá Tốt Khá Tốt Tốt 3 Tốt Tốt Trung bình Tốt Tốt 4 Tốt Tốt Khá Tốt Tốt
Căn cứ vào bảng 3.1, phiếu đánh giá kết quả và chất lượng học tập của các nhóm trưởng dành cho thành viên của mỗi nhóm, phiếu tự đánh giá của mỗi cá nhân, chúng tôi hệ thống và xếp loại chất lượng học tập của HS trong các nhóm TN theo bảng thống kê sau:
Bảng 3.2. Bảng thống kê chất lượng học tập theo phiếu đánh giá
Dự án
Số HS tham
gia
Chất lượng
Yếu Trung bình Khá Giỏi
1 39 0 6 24 9
2 39 0 4 27 8
Căn cứ vào tinh thần thực làm việc, kỹ năng và tác phong làm việc của HS, cộng với chất lượng sản phẩm nhóm và các bảng kết quả thu nhận đươc, có thể thấy rằng PBL đã hỗ trợ phát triển các kỹ năng hiện đại ở HS. Cụ thể:
- Kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm: đa số HS thể hiện tốt khả năng làm
việc theo nhóm. Các nhóm trưởng năng động, thể hiện tốt khả năng lãnh đạo và điều hành nhóm ; các thành viên còn lại thích ứng với những vai trò và trách nhiệm khác nhau, đa số thực hiện tốt công việc được giao ; HS trong các nhóm biết đồng cảm; tôn trọng và giúp đỡ nhau, tinh thần thi đua giữa các nhóm đôi khi được đẩy lên rất cao.
- Khả năng thích ứng và tinh thần trách nhiệm: mỗi HS thể hiện rõ trách
nhiệm cá nhân, năng động trong quá trình thực hiện dự án. HS giỏi luôn có ý thức giúp đỡ các bạn yếu hơn mình, các HS yếu luôn có ý thức phấn đấu và thể hiện bản thân.
- Kỹ năng giao tiếp: việc giao tiếp, trao đổi thông tin giữa HS với GV hoặc
giữa HS và HS với nhau là khá tốt và hiệu quả trong suốt quá trình thực hiện dự án. HS trong các nhóm biết chia sẽ thông tin với nhau, thể hiện được tinh thần đoàn kết, luôn có sự thống nhất về cách thức giải quyết vấn đề. HS hiểu, nói, viết tương đối có hiệu quả dưới nhiều hình thức và ngữ cảnh khác nhau.
- Tính sáng tạo và sự ham hiểu biết về tri thức: HS biết xây dựng và trao đổi
các ý tưởng mới với những người khác, luôn cởi mở và thích ứng với viễn cảnh mới. HS thể hiện được tính sáng tạo trong quá trình thiết kế và chế tạo và trình bày sản phẩm.
- Kỹ năng sử dụng thông tin và phương tiện truyền thông: đa số HS biết phân
tích, tiếp cận, quản lý, tích hợp, đánh giá và tạo ra thông tin dưới nhiều hình thức và phương tiện khác nhau. Qua quá trình thực hiện dự án, kỹ năng sử dụng CNTT của HS được nâng lên rõ rệt: các em biết sử dụng và khai thác Internet hiệu quả, biết cách xây dựng và trình bày một bày thuyết trình bằng Powerpoint, . . .
- Xác định, Trình bày và Giải quyết vấn đề: các nhóm HS phát huy tốt khả năng nhận biết, phân tích và giải quyết vấn đề. Trong quá trình báo cáo dự án, đa số HS thể hiện được khả năng trình bày logic.
- Tự định hướng: các nhóm HS biết cách tự xác định, chọn lựa tài liệu và những nguồn tài nguyên thích hợp để tạo ra sản phẩm, HS biết phân tích và xác định các nhiệm vụ cần thực hiện ở mỗi giai đoạn khác nhau.
Từ những thống kê đánh giá trong các bảng 3.1 và 3.2 có thể kết luận: với phương pháp DHTDA, những kiến thức khô khan, trừu tượng về bất đẳng thức, bất phương trình đã trở nên sinh động, hết sức gần gũi với cuộc sống, dễ tiếp thu và có thể khám phá được dễ dàng nếu HS biết cách tổ chức hoạt động học tập thích hợp. Tuy nhiên, với mong muốn đánh giá chất lượng học tập của HS khi vận dụng
phương pháp DHTDA một cách khách quan, thực chất hơn, chúng tôi tiến hành đánh giá định lượng thông qua các bài kiểm tra, hình thức tiến hành và kết quả đạt được được trình bày ở mục sau.