- Mục tiêu cụ thể:
2.1.2. Một số lưu ý trong dạy học Đại số lớp 10 cho học sinh Trung học phổ thông
phổ thông
Sách giáo khoa Đại số lớp 10 THPT có một số đặc điểm như sau:
- Viết đơn giản, gọn, nhẹ nhàng, tránh hàn lâm phù hợp với đại bộ phận đa số học sinh.
- Loại bỏ những kiến thức không thật cơ bản, gây nhiều khó khăn cho học sinh.
- Giảm nhẹ lý thuyết, lược bỏ và công nhận một số chứng minh; giảm một số yếu tố có tính chất hàm lâm, dù phải chấp nhận "hy sinh" phần nào tính chính xác khoa học.
- Hạn chế số lượng bài tập sau mỗi tiết học.
- Tăng cường các ví dụ thực tiễn tạo điều kiện để học sinh được tăng cường luyện tập, thực hành rèn luyện kĩ năng tính toán và vận dụng các kiến thực Toán học vào đời sống và các môn học khác.
- Đổi mới PPDH, chỉ ra các HĐ ở các thời điểm để thầy trò xem xét.
- So với chương trình cũ, chương trình hiện hành có một số thay đổi về sắp xếp nội dung mang tính logic, khoa học hơn.
- SGK mới thống nhất các kí hiệu về thuật ngữ được sử dụng, đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới PPDH, kiểm tra, đáng giá (có đề cập nhiều câu hỏi trắc nghiệm khách quan).
Hiện nay trình độ của học sinh của nước ta rất không đồng đều, sức học của HS ở các vùng đồng bằng và HS vùng sâu vùng xa có sự chênh lệnh lớn. SGK viết với tinh thần “có thể đáp ứng được ở mọi vùng miền”. Vì vậy khó tránh khỏi tình trạng: đối với đối tượng này thì SGK lại nặng và khó, đối với đối tượng kia thì lại chưa đáp ứng được yêu cầu học nhiều hơn, cao hơn. Quỹ thời gian dành cho việc học tập trên lớp còn hạn chế. Tình trạng sách tham khảo phát hành tràn lan với chất lượng không kiểm soát được. Các kì thi tuyển sinh đại học và cao đẳng với những đề thi đòi hỏi kiến thức và kĩ năng vượt xa so với yêu cầu trong chương trình và SGK. Trình độ giáo viên còn nhiều hạn chế, chưa lấp được những khoảng trống mà chương trình và SGK để lại.
Từ những phân tích ở trên chúng tôi đề xuất một số lưu ý khi dạy Đại số lớp 10 THPT:
- Cần bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiêu chí: sát thực, trực quan, đúng chuẩn và đổi mới.
- Giáo viên cần tăng cường ôn tập và hệ thống hóa kiến thức đã, hoàn thiện kỹ năng giải bài tập, qua ôn tập bổ khuyết cho những phát hiện thiếu sót về kiến thức, kĩ năng, về suy luận toán học thiếu căn cứ lôgic hoặc chưa hợp lí. Nhờ đó tạo cho từng học sinh vững tin vào năng lực bản thân có thể đạt kết quả tốt trong các kì kiểm tra đánh giá và thi.
- Cùng với việc hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức, GV giúp học sinh sắp xếp các bài tập và phân chia thành các dạng bài tập để nắn vững cách giải chung cho từng dạng chính, đồng thời nhắc lại và ghi ra những kiến thức, định lí, công thức, suy luận đã học ở lớp dưới, nay thường phải sử dụng nhiều để giải toán ở lớp
10. Trong tình hình thực tế hiện nay, giáo viên cần tổ chức và dạy học chu đáo ngay từ đầu năm học, ôn tập đều đặn sau từng chương, mục, giúp học sinh tự giải các câu hỏi và bài tập nêu trong chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Giáo viên cần phải linh hoạt trong việc dạy học, có thể dẫn dắt HS tiếp cận kiến thức, kĩ năng trình bày theo phương pháp khác, cách khác hoặc thay đổi bởi ví dụ khác tùy theo đối tượng, để thực hiện chuẩn phù hợp với mức độ nhận thức của mỗi loại đối tượng. Trong dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá cần lưu ý tới công cụ máy tính cầm tay nhằm giảm tải phần tính toán cũng như đổi mới cả trình bày lời giải lẫn khâu ra đề và đáp án tương ứng yêu cầu tính toán đúng hoặc tính gần đúng; khích lệ những HS có cách giải đúng bởi những kiến thức, kĩ năng có được do bản thân nỗ lực học tập.