Quá trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Thân

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thân sau 1975 (Trang 30 - 32)

Để trở thành nhà văn, Nguyễn Quang Thân đã tự học trong tất cả các kiến thức mà ông cho là cần và làm những nghề ông cho là có ích cho nghiệp

viết. Trong tâm niệm của ông muốn trở thành nhà văn không có con đường nào khác là phải tự học: “Tôi nghĩ với một nhà văn, tốt nhất là nên tự học, việc học của anh ta không được phép giới hạn trong bất cứ một môn học nào. Anh ta cần một kiến thức không phải để đi dạy, để làm quan mà để trở thành nhà văn” (dẫn theo http// thannguyenquang.googlepage.com -Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào). Bằng cả cuộc đời lao động nghệ thuật khổ luyện không

biết mệt mỏi, cho đến nay ông đã có trong tay hàng chục truyện ngắn và tiểu thuyết và thực sự đã tạo được chỗ đứng trên văn đàn Việt Nam.

Trước 1975, Nguyễn Quang Thân đã viết một số tập truyện ngắn và truyện vừa như: Nước về (1957), Đêm phương Tây (in chung cùng Hoàng Tuấn Nhã, 1960), Những chùm cúc biển (1962), Hương đất (1964), Cô gái

Triều Dương (1967), Ba người bạn (1970)... Sau 1975, ông có những tập

truyện như Người không đi cùng chuyến tàu (1989), Vũ điệu cái bô (1991),

Hoa cho một đời (1996), Giao thừa trắng (1996), Người vợ lẽ ở phường Khán

Xuân (2003), tập truyện ngắn song ngữ: Giữa những điều bình dị (2007) và

một số tiểu thuyết như Lựa chọn (1977), Chú bé có tài mở khóa (1983), Một

thời hoa mẫu đơn (1988), Ngoài khơi miền đất hứa (1990), Con ngựa Mãn

Châu (1998- 2000), Hội thề (2009).

Năm 1963, Nguyễn Quang Thân được giải ba của báo Văn học với truyện ngắn Cơn bão H. Sau đó được sự cổ vũ động viên của bạn bè, đặc biệt là sự kèm cặp của nhà văn Nguyên Hồng, ông viết được thêm nhiều truyện ngắn nữa và đến 1975 Nguyễn Quang Thân đã in được nhiều truyện ngắn, bút ký và nhiều bài báo viết trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Đến 1977, Lựa chọn (Nxb Phụ nữ) cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Quang Thân được in.

Truyện ngắn Người không đi cùng chuyến tàu (1980) đánh dấu một sự đổi mới trong cách viết của nhà văn Nguyễn Quang Thân so với trước đó.

“Nhờ truyện ngắn đó tôi đã tìm được lối trở lại văn học cho mình và có thêm nhiều bạn bè và độc giả tâm đắc. Tôi thấy mình không thể viết như trước, không thể nửa vời như trước”(vannghe.blogspot.com/2010/07/nguyen-quang- than-da-ngan.html). Ngay sau sự đổi mới trong tư tưởng về nghề văn đó đã đưa đến thành công cho Nguyễn Quang Thân ở cuốn tiểu thuyết viết cho thiếu nhi Chú bé có tài mở khóa nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1985 và nay đã được in lại 6 lần. Rồi đến cuốn tiểu thuyết Một thời

hoa mẫu đơn (1988), Ngoài khơi miền đất hứa (1990). Đặc biệt là sự xuất hiện

của các truyện ngắn rất được bạn đọc yêu thích như Vũ điệu cái bô, Chân dung, Thuế giường và một số truyện khác. Cả ba truyện ngắn trên đều được

dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp và in ở nước ngoài, riêng Vũ điệu cái bô còn nhận được giải nhì của báo Văn nghệ vào năm 1991. Gần đây nhất là năm 2005, kịch bản Hội thề của nhà văn nguyễn Quang Thân đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác kịch bản phim truyện lịch sử Thăng Long. Rồi đến Giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam với cuốn tiểu thuyết Hội thề.

Thành quả trên quả là sự đền đáp xứng đáng cho sự khổ luyện của một

nhà văn tài năng và tâm huyết như Nguyễn Quang Thân.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thân sau 1975 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w