Thể hiện nhân vật từ nhiều điểm nhìn khác nhau

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thân sau 1975 (Trang 86 - 90)

Với quan niệm về con người kiểu thế sự, đời tư, con người kiểu cá nhân phức tạp, nhiều bí ẩn, các nhà văn sau 1975 không thể dùng một tiêu chí cố định mà đo đếm được. Muốn thể hiện kiểu nhân vật phức tạp đó, các nhà văn đã thể hiện nhân vât dưới nhiều điểm nhìn khác nhau. Nhân vật có thể tự kể về mình, có thể hiện lên qua lời của người kể chuyện, cũng có thể hiện lên qua lời bình của những nhân vật khác trong truyện.

Cách thể hiện nhân vật từ nhiều điểm nhìn khác nhau đã được Nguyễn Quang Thân thể hiện rất thành công trong truyện ngắn Chân dung của ông.

Huấn là nhân vật chính trong truyện, đã dần dần được hiện lên qua nhiều điểm nhìn khác nhau. Đầu tiên Huấn được hiện lên qua thói quen khó hiểu đối với họa sĩ Phát: “Ông nghe tiếng xe từ đầu phố. Một chốc sau Huấn vào. Anh

chưa một lần nào ngồi xe đến tận nhà bạn mà thường là đi bộ một quãng. Họa sĩ Phát không hiểu vì sao anh lại làm thế và ông thấy mình quả thật vụng về

trong đối xử với người đời”. Một con người ý tứ đến khó hiểu như thế chắc sẽ

có nhiều điều bí ẩn bên trong. Sau đó Huấn lại càng được hiện rõ hơn qua sự miêu tả của người kể chuyện: “Huấn ngồi vào nghế. Anh chỉ thua họa sĩ Phát

một hai tuổi nhưng trẻ hơn nhiều. Khuôn mặt anh dài dài, mái tóc rũ về một phía, vừa đủ phủ lên đuôi con mắt một bóng râm nhẹ, mơ hồ. Trên miệng Huấn bao giờ cũng có một nụ cười hòa nhã với hai hàm răng nhỏ và trắng. Huấn hơi bối rối vì cái ghế mây đang muốn giẫy giụa dưới thân hình bắt đầu mập ra của anh. Đây là lần đầu tiên anh ngồi cho một họa sĩ vẽ chân dung mình, anh không biết để đôi bàn tay với những ngón tay dài và trắng như tay con gái vào đâu. Trông anh lúng túng như một con mèo muốn thu mình lại nhỏ nhất trước khi vồ một con chuột lớn”. Qua thân hình phì nộn, một nụ cười hòa

nhã luôn nở trên miệng, những ngón tay dài và trắng như con gái không biết thu vào đâu. Tất cả là một sự gượng gạo, một cái gì giả tạo nơi con người này. Thế nhưng trong con mắt ngây thơ và trong sáng của cô bé Đức thì bác Huấn là một người tốt bụng, nhìn vào nụ cười của bác là nó thấy tin cậy: “Ồ, cháu

tôi, mới đó mà... Anh nói với nụ cười dịu dàng. Đức nép người vào anh, đôi mắt sáng ngời của nó đầy tin cậy và cảm thông. Nó nhìn bác nó như muốn nói với ông: “Bác ơi, bác Huấn tốt làm sao, bạn của bác người nào cũng tốt”.

Chính cái nhìn của bé Đức với ông cũng làm cho họa sĩ Phát bối rối, làm ông mất hẳn sự tự tin về cái khoảnh khắc mà thiên tài đã hạ cánh xuống đôi bàn tay ông. Cái khoảnh khắc thiên tài ấy đã cho ông một bức chân dung mĩ mãn, cái bức chân dung ấy đã giúp ông nhìn thấy tâm can của người được vẽ - đó chính là “bác Huấn tốt bụng” trong mắt bé Đức. Cái bức chân dung đã làm ông hết sức bàng hoàng: “Ông bàng hoàng. Cái gì đang ở trước mặt ông đây?

Đúng là Huấn. Huấn đang nhìn ông chứ không phải ai khác. Nhưng sao lại có những nét mặt này? Cái vạt đen này ở đâu ra? Và con mắt phải của Huấn như bị vỡ ra từ bên trong, từ đó chảy xuống một vệt đen màu xám làm gò má bị

bỏng rộp lên, chính cái vệt màu xám này đã làm da thịt trên má bị thối rữa. Ông vật vã pha thêm một vạt dầu màu lam, ông hi vọng, ông đưa một đường dao đè lên, giá như vệt xám ấy là nước mắt? Nhưng không có nước mắt trên khuôn mặt ấy, thứ nước chắt lọc từ lòng trắc ẩn và nhân hậu. Tia nhìn độc địa từ con mắt bên phải của Huấn càng làm khuôn mặt bên trái tối lại, có một chuyện cổ tích mẹ kể ngày xưa, xa lắm rồi, về con quỷ nhốt trong nhà, ông đã lỡ tay mở nhầm nút hũ và con quỷ bước ra đang nhảy múa trên bức chân dung vừa hình thành”. Bằng con mắt của một họa sĩ thiên tài, họa sĩ Phát đã nhìn thấu

tâm địa con người của Huấn. Đằng sau cái nụ cười dễ mến và gây cảm giác tin cậy ấy là một đôi mắt độc địa, là một con quỷ đội lốt người. Sau phút bàng hoàng ban đầu, một lát sau họa sĩ Phát bình tĩnh lại hiểu rằng bức chân dung đã quá thành công “ông không phạm sai lầm về nghệ thuật. Ông đã vẽ đúng cái cần

vẽ: Sự thật về một con người”. Sự thật về con người ấy tiếp tục được Chung, một

nhiếp ảnh thiên tài khẳng định qua bức ảnh ông vừa chụp cho Huấn: “Họ vào

nhà. Chung rút trong tập giấy ra một bức ảnh cỡ vừa. Ông Phát tưởng như tim mình đang đứng lại. Trong tay ông, bức ảnh như được chụp lại từ bức chân dung màu dầu đã làm ông mất ăn mất ngủ mấy hôm nay. Vẫn con mắt như vỡ ra, cái má thối rửa và vết đen không phải nước mắt mà là bóng tối âm u phủ lên một nửa khuôn mặt, một khuôn mặt tội đồ - ông Phát nghĩ - bóng tối và tội đồ, tội đồ, những ý nghĩ này vừa mới chợt hiện ra trong đầu ông”. Cuối cùng là một sự thú

nhận của chính nhân vật về mình: “Anh thường đánh máy thư từ, tài liệu làm hai

bản và tờ giấy vừa bay ra là bản lưu của một lá thư nặc danh đã dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim của người anh vừa thay thế. Bỗng chốc anh hiểu ra và có lẽ anh

là người duy nhất hiểu được cặn kẽ vì sao bức chân dung lại như vậy”. Con

người quả là một thế giới bí ẩn và phức tạp mà không phải bất cứ ai cũng có thể khám phá ra. Bởi vì đằng sau một tâm hồn quỷ sứ luôn là một nụ cười ngọt ngào và tin cậy, vì vậy tội ác nó rất dễ qua mắt tất cả chúng ta. Bằng việc liên tục dịch

chuyển điểm nhìn và trao ngôi kể cho nhiều nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Quang Thân đã thể hiện một cách sâu sắc thế giới phức tạp, bí ẩn ấy trong mỗi con người.

Trong Người không đi cùng chuyến tàu, chân dung nhân vật cũng được thể hiện qua nhiều điểm nhìn. Chẳng hạn như nhân vật Thảo trong truyện, trước hết nhân vật này hiện lên qua lời nhận xét của vợ, cũng chính là nhân vật đóng vai người kể chuyện: “Anh ấy vẫn thường nói không đúng điều mình

nghĩ trong một số chuyện. Các chi tiết thường được thay đổi sao cho có lợi hay phù hợp với anh. Trong vụ này là chuyện ái ngại cho anh Đính. Quả là chồng tôi thường bất chợt nhớ đến anh Đính với cái chép miệng buồn buồn, thương hại. Nhưng tôi cho rằng chưa bao giờ anh ấy nhớ về anh Đính như người ta vẫn thường nhớ tới một người bạn thân đã đi qua đời mình”. Qua lời nhận xét

ấy người đọc hiểu Thảo là một kẻ ranh ma, giả dối, luôn biết uốn lưỡi trước khi nói, các chi tiết thường được thay đổi sao cho có lợi hay phù hợp với mình. Tiếp đến nhân vật người kể chuyện lại bình luận: “Anh là người nhìn

thấy sự thật nhưng không thích ai nói ra, càng không muốn tự mình nói ra, nhất là những sự thât ít dễ chịu với mình. Tôi hiểu điều đó”. Lời nhận xét đó

nó đã hé mở dần về con người Thảo mà chúng ta sau này mới nhìn thấy rõ. Nhờ sự say mê lao vào thực hiện những ý nghĩ, phương án của Đính, người vừa đánh bại mình với sự hào hứng tột bậc mà Thảo đã kịp vẽ xong cho mình một bức chân dung về một kỹ sư có tài và uy tín. Trong mắt của mọi người trong cơ quan thì Thảo là một chàng trai lý tưởng, đầy triển vọng ở tương lai:

“Thảo, cái anh chàng Thảo đẹp trai, khiêm tốn, cần cù, vừa hoạt bát vừa chín chắn, con người đang đặt lên những bực thang danh vọng”. Tính cách của

nhân vật Thảo còn hiện rõ trong lời đối thoại của nhân vật với Bình: “Cuộc

đời có buổi quá thì, mình loay hoay thì nước vẫn cứ chảy qua cầu mà lại”,

chính anh ta cũng không nhận ra. Anh khéo xử thì ăn no, nếu không lại như sên bò cột mỡ, lại lăn xuống chỗ ban đầu. Vài lần như thế là hết đời! Có phải thế không? Như bản thân mình, cái ngày sóng gió ở H là một bước ngoặt may mà đã không rơi xuống cột mỡ”. Qua việc dịch trao điểm nhìn cho nhiều nhân

vật nhà văn đã xây dựng nên được một nhân vật Thảo điển hình cho những con người thực dụng, xu thời, cơ hội, rất khéo léo trong việc sử dụng những mánh khóe để tiến thân, nhìn thấy sự thật nhưng không muốn nói ra vì không có lợi cho mình, “là người thực hiện hoàn hảo các ý nghĩ đã được công nhận,

người chạy đua tuyệt vời trên con đường đã có sẵn”.

Đặt nhân vật qua những điểm nhìn của nhân vật khác ta thấy nhân vật được hiện lên rõ nét, được soi chiếu ở nhiều bình diện: ý thức và vô thức khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát... Đây là những mặt tiềm ẩn của con người không dễ gì nhận ra trong cuộc sống đời thường. Đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật là một thế mạnh trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân. Thế giới nhân vật của ông vì vậy đã phản ánh sinh động cái bản chất phức tạp, đa chiều và bí ẩn vốn có của con người và cuộc sống.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thân sau 1975 (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w