Sử dụng lời đề từ đầu truyện

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thân sau 1975 (Trang 96 - 99)

Lời đề từ là “thành phần nằm ngoài văn bản tác phẩm, được viết ở đầu sách hoặc sau tiêu đề mỗi chương trong cuốn sách nhằm hướng người đọc hướng vào ý đồ nghệ thuật của tác giả hoặc nội dung tư tưởng của tác phẩm” [12, 112]. Lời đề từ thường được sử dụng trong tác phẩm trữ tình. Nguyễn Quang Thân là một trong số ít nhà văn sử dụng lời đề từ cho tác phẩm tự sự để tạo nên sự độc đáo cho tác phẩm của mình.

Những truyện ngắn mà Nguyễn Quang Thân đã sử dụng lời đề từ đầu truyện như: Thanh minh, Đêm Cổ Nguyệt đường, Phường săn, Đi đêm, Cây

đắng cay.

Lời đề từ trong tác phẩm của ông thường là câu thơ của Nguyễn Du, hoặc một câu ca dao, có khi là một đoạn tự sự tồn tại song song với văn bản tác phẩm, có khi lại là một lời chiêm nghiệm của tác giả. Tất cả đều góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, nếu bỏ qua nó người đọc sẽ không khám phá hết nội dung tư tưởng của tác phẩm

Trong truyện ngắn Thanh minh, tác giả có lời đề từ: “Thanh minh là trong sáng”. Thanh minh là cảnh trời dịu êm, là tâm hồn con người thuần

khiết, vị tha. Nhưng ngày hôm ấy ở N hiện tại và quá khứ đan xen đã làm mất chân giá trị của nó. Đó chính là cảm hứng chủ đạo chi phối toàn bộ cốt truyện, tình huống cách xây dựng nội tâm nhân vật. Trong tâm hồn thuần khiết của Kiểm không thể nào hiểu nổi tại sao chỉ có bố con anh mới được vào rạp chiếu phim còn bố con bác Thiết thì không, sao con đường tiến thân của anh lại bằng phẳng đến thế. Rồi lại có khu mộ dành cho cán bộ, khu mộ giành cho nhân dân được phân biệt rạch ròi đến vậy. Thế giới tốt đẹp trong tâm hồn thuần khiết của Kiểm đã biến mất, chỉ còn lại là sự tranh giành quyền

lực, là sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội. Một cô gái trong sáng như Hương, niềm hi vọng cuối cùng của Kiểm rồi cũng “không muốn làm nhân dân nữa”, và khi đó thì giấc mơ về thế giới bình yên của Kiểm thực sự tan vỡ .

Mở đầu Đêm Cổ Nguyệt đường, tác giả viết lời đề dẫn:

“Tôi chưa đọc thấy ở đâu viết rằng Xuân Hương đẹp Thậm chí còn có người cho rằng

nàng không có nhan sắc Nhưng tôi tin

nàng đẹp Tài năng có bộ mặt riêng vẻ đẹp riêng dù thế nào ít ai sánh được”

Theo sự chỉ dẫn của lời đề từ ta có thể hiểu được nội dung câu chuyện. Trong con mắt của những kẻ mà nàng coi khinh, yêu nàng nhưng không được nàng đáp lại dù chỉ là một cái nhìn tử tế. Sự đanh đá chua ngoa của nàng là một thứ vũ khí tự vệ trước bọn người bất tài này. Ông đầu xứ Thanh Vân trong một cuộc rượu thưởng hoa khi bị mấy anh học trò chọc nghẹo về mối tình của ông với Xuân Hương đã thốt lên: “Vân này mà thèm vào ngữ ca rô

đực ấy”. Câu nói chạy làng của ông đầu xứ Thanh Vân đã trở thành vũ khí

cho những ai không chịu nổi cô gái làng Quỳnh. “Những người đó trước đây

vẫn thường nói “cái nết đánh chết cái đẹp của Xuân Hương” nay cho rằng cái đẹp chưa từng có nên nó chưa hề bị đánh chết”. Như lời đề từ đầu truyện đã

giới thiệu: “Tôi chưa hề thấy ở đâu viết rằng Xuân Hương đẹp. Thậm chí có

người cho rằng nàng không có nhan sắc”. Là vì như thế. Chỉ có một người

biết nhận ra vẻ đẹp đích thực của nàng đó chính là chàng Nguyễn, một chàng trai có vẻ dịu dàng đặc biệt với nàng, có sự hào phóng dành riêng cho gia

cảnh bần hàn của nàng là nhận ra vẻ đẹp không gì sánh được của nàng. Chàng nhận thấy ở nàng Xuân Hương một vẻ đẹp tuyệt mĩ: “Nhưng liệu trong số người đẹp Thăng Long được bọc trong lụa là gấm vóc và được tưới bằng rượu ngon trong lầu son gác tía ấy ai có được một thân hình và đôi mắt trong biếc, giọng nói vừa êm dịu vừa lanh lảnh và chứa một nội lực làm say đắm lòng người như cô gái hái sen đứng trong thuyền trước mặt chàng đây”. Rõ ràng là

lời đề từ luôn là một sự báo hiệu chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Chỉ những người hiểu nàng mới có thể nhận ra được vẻ đẹp của nàng, nhận ra được sự sâu sắc trong thơ của bà chúa thơ Nôm mà thôi. Còn những kẻ “ong non”, “dê cỏn” phàm phu tục tử kia muôn đời cũng không thể nào cảm nhận được vẻ đẹp và tài năng đặc biệt của nàng Xuân Hương.

Trong Phường săn, tác giả có câu đề dẫn là một câu thơ của Nguyễn Du: “Hồng lĩnh vô gia huynh đệ tán - Bạch đầu đa hận tuế thời thiên”. Nó đã báo hiệu chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nhà văn sẽ thể hiện nỗi đau của một ông quan võ thất thế, khi quay về với núi Hồng Lĩnh bỗng trở thành một kẻ vô gia cư, anh em mỗi người một ngã. Ông quay về với một mái đầu bạc trắng cùng nỗi hận về mười năm khư khư lòng trung thành với một ông vua đớn hèn chịu nhận một chức tam phẩm của vua tàu. Trong Đi đêm được mở đầu với câu thơ “Cổ mạnh hàn phong cộng nhất nhân (Trên con đường cũ, gió

lạnh thổi cả vào một người - Nguyễn Du). Truyện ngắn này nói về nỗi cô độc

và lạnh lẽo của chàng Nguyễn trên con đường cứu vớt nỗi đau khổ của thập thoại chúng sinh.

Trong truyện ngắn Cây đắng cay lời đề từ lại là một câu ca dao: “Gió

đưa hoa cải về trời - Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”. Nếu không có lời đề

từ chắc người đọc khó nhận ra nội dung tư tưởng của tác phẩm. Ông Giáo và ông Lẫm vốn là đôi bạn thân, họ cùng lớn lên trong sự nghèo khổ, cùng chịu sự túng thiếu của một ông giáo lương không nuôi nổi bản thân. Vì đồng lương

còm không nuôi nỗi bản thân nên cùng phải sống trong những tiếng la lối, chửi bới của hai bà vợ cay nghiệt. Sống trong cuộc sống nhiều khổ đau như thế thì cái chết như là một sự giải thoát, nhưng ông Giáo chết đi lại chỉ còn người bạn tri kỉ sống cô đơn, đang gặm nhấm tiếp nỗi đắng cay của cuộc đời.

Lời đề từ đầu truyện là sự thể hiện chiều sâu tư tưởng, là một phần bổ sung không thể thiếu cho văn bản tác phẩm, góp phần tạo nên sự toàn vẹn của chỉnh thể tác phẩm, thể hiện chủ đề - tư tưởng của tác phẩm. Đồng thời nó là lời trữ tình ngoại đề thổi vào không gian tâm tưởng người đọc những day dứt khôn nguôi.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thân sau 1975 (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w