Cảm hứng trào lộng

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thân sau 1975 (Trang 52 - 62)

Cái hài là một phạm trù mĩ học đã từng tồn tại trong lịch sử văn học dân tộc. Nhưng trong nền văn học 1945 - 1975 dường như thưa vắng tiếng cười, hiện thực ba mươi năm chiến tranh cách mạng đã hướng văn học về điểm nhìn sử thi với những vấn đề trang nghiêm, cao cả. Khi có sự thống nhất của cộng đồng về một hiện thực hợp lí tuyệt đối thì không có chỗ cho cái hài bởi cái hài là một sự “lệch chuẩn” gây cười. Sau 1975, đất nước chuyển mình sang một giai đoạn mới. Đời sống hòa bình và sự khuyến khích phát huy dân chủ của Đảng đã tạo điều kiện để ý thức cá nhân trỗi dậy. Kinh nghiệm cá nhân được coi trọng đã “phục sinh” cảm hứng trào lộng trong văn xuôi. Tiếng cười góp phần nhìn nhận thế giới con người theo chiều hướng tích cực và nhân bản đưa văn học trở về với bản chất thẩm mĩ đích thực của nó. Vì khi con người ta cười cái xấu, cái lạc hậu, cái lỗi thời là để phủ nhận và tiễn đưa nó, để tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn. Sau công cuộc đổi mới của đất nước, cuộc sống mới của nhân dân có nhiều điều tốt đẹp. Song cũng không ít những điều tồi tệ, xấu xa, ở đó mặt trái của cuộc sống luôn hiện ra với nhiều màu vẻ. Đó là những bất ổn, những thói tật, những ngang trái trong cuộc đời. Với cái xấu xa, lạc hậu, lỗi thời thì tiếng cười trào tiếu, giễu nhại như một cái chổi quét sạch mọi rác rưởi của xã hội đã được các nhà văn sau 1975 lựa chọn. Nguyễn Minh Châu trong bài tiểu luận Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn

văn nghệ minh họa đã sớm nhận ra vai trò trách nhiệm của người cầm bút

hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Mùa trái cóc ở miền Nam, Sắm vai... Nguyễn

Minh Châu đã tạo ra “cú vặn mình” cho sự đổi mới, trong đó in chứa chất giễu nhại được gợi ra từ mối quan hệ giữa thật và giả, những tình huống nghịch lý, dở khóc, dở cười trong cuộc sống hằng ngày. Trong mỗi truyện ngắn của ông luôn in dấu những suy tư, trăn trở; những cái cười đùa hóm hỉnh, “cái cười ra nước mắt’ hoặc là giọng châm biếm, phẫn nộ. Tiếp đó là Lê Lựu trong Thời xa vắng đã thể nghiệm thành công cảm hứng giễu nhại, trào lộng. Tô Hoài cũng đã nhập cuộc không khí đổi mới với những tác phẩm thể hiện cái nhìn quá khứ vừa nghiêm khắc, hóm hỉnh và có phần tinh quái, tiêu biểu như truyện ngắn Cái áo tế. Đặc là với thế hệ trẻ, với nhu cầu đổi mới quyết liệt đã làm cho cảm hứng “trào lộng” được “phục sinh” mạnh mẽ. Cảm hứng trào lộng ở họ gắn với nhu cầu giải thiêng, giải huyền thoại mà văn học trước đó đã tạo ra: giải thiêng về lịch sử, giải thiêng về chức năng văn học, giải thiêng về con người, giải thiêng về ngôn ngữ... Cảm hứng này gắn liền với các tên tuổi của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài...

Là một nhà văn mẫn cảm với thời cuộc, Nguyễn Quang Thân đã nhanh chóng bắt nhịp với không khí đổi mới của văn học sau 1975 bằng những truyện ngắn mang đậm cảm hứng trào lộng đặc sắc như Vũ điệu cái bô, Thuế

giường , Hồi xuân…

Với truyện ngắn Nguyễn Quang Thân yếu tố trào lộng chủ yếu được thể hiện trên phương diện phản ánh cái khôi hài, tuyệt vọng, tiếng cười được khai thác ở những số phận bi kịch sinh ra từ tình thế hài kịch, mà cụ thể là ông khai thác tấn bi hài kịch của những người trí thức trong cuộc sống mưu sinh không ít nhọc nhằn giữa đời sống kinh tế thị trường. Cuộc đời của nhân vật Hảo trong Vũ điệu cái bô, Đán trong Thuế giường của tác giả Nguyễn Quang Thân được xem là một trong những tấn bi hài kịch điển hình nhất trong chủ đề viết về bi hài kịch của người trí thức trong nền văn xuôi thời kỳ đổi mới.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: cái hài “đó là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có có thể cảm nhận được về phương diện xã hội - thẫm mĩ (chẳng hạn hình thức với nội dung, hành động với tình huống, mục đích và phương tiện, bản chất và biểu hiện...). Trong đó, hoặc là chính bản thân mâu thuẫn hoặc là một trong những mặt của nó đối lập với những lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp” [12]. Trong Vũ điệu cái bô, Nguyễn Quang Thân cho người đọc thấy nhiều bất ổn của đời sống qua tình thế “lệch chuẩn” phi lí của Hảo, một PTS có tài, say mê lý tưởng, thừa nhiệt tình tâm huyết nhưng “không có đất dụng võ” lại đi làm một tay trông trẻ mẫn cán. Tiếng cười được bật lên ngay từ tình huống phi lý, nực cười ấy. Là một kỹ sư ở nhà máy giày, Hảo còn trẻ rất say mê lý tưởng, từng dày công cho ra đời một loại keo dán dày hảo hạng. Trớ trêu thay “khách hàng đã tẩy chay thứ giày bong mũi của

nhà máy trước khi loại keo dán tuyệt vời của Hảo qua được bát quái trận thủ tục”. Nhà máy đóng cửa, Hảo không còn việc làm, nhưng anh còn bao nhiêu

thứ phải chi tiêu, còn phải gửi tiền cho con gái lên Hà Nội học thêm, phải nuôi cái xe đạp cà tàng hay sinh bệnh, rồi còn tiền cà phê buổi sáng nữa chứ. Nhưng ngoài cái chuyên môn được ghi trong mảnh bằng phó tiến sĩ anh còn biết làm gì. Thế là cái công việc trông trẻ mỗi tháng một trăm nghìn, có ăn trưa trở thành một món hời đối với anh: “Tốt quá! Hảo nghi ngờ, chùm rẻ

quạt tóe từ mắt xuống - Món thơm thế đâu đến phần mình”. Thật là chua chát,

một phó tiến sĩ yêu nghề như Hảo nhưng đành phải xếp xó đề tài khoa học sang một bên để làm cái công việc trông một đứa trẻ lên ba, phục vụ nó “đi bô” mỗi ngày, vốn là công việc của những người phụ nữ ít chữ, không có khả năng để làm những việc to lớn hơn. Thật là một sự nhạo báng, giễu cợt với tấm bằng phó tiến sĩ mà Hảo có trong tay. Nhưng vì tiền anh đành đánh mất mình, đánh mất lòng tự trọng vốn có của một hàn sĩ. Không thể dung hòa nổi giữa lý tưởng lớn lao với cuộc sống cơm áo gạo tiền hằng ngày đã làm cho

anh vô cùng đau đớn. Nhưng “mọi thứ dù phi lý đến đâu mà lặp đi lặp lại mãi

thì vẫn chấp nhận được dễ dàng. Việc anh thành người giữ trẻ cũng chỉ cần một tuần để trở thành dĩ nhiên. Dĩ nhiên như một ông giáo sư nổi tiếng ốm đau kéo dài phải đốt sách để sưởi, như việc cái xe đạp lúc nào cũng tòng teng một tấm biển số thời nào. Hai mươi tờ giấy năm ngàn đủ sức mạnh biến Hảo thành người giữ trẻ mẫn cán trong ba mươi ngày”.

Thật là xót xa khi cái nghèo đói đã làm cho người trí thức không còn ý thức về cái tự trọng của bản thân, đã xem công việc trở thành một thằng ở là việc dĩ nhiên, nó cho thấy Hảo đã tha hóa thực sự. Hảo không chỉ trở thành người trông trẻ mẫn cán mà anh còn tỏ ra đắc dụng khi giúp chị chủ nhà thay đổi “khẩu vị” trong các cuộc phiêu lưu tình ái của chị. Anh giúp chị “giải quyết chế độ hưu” cho người tình già. Rồi tiếp đến lại giúp chị loại bỏ cái “vật lạ” do nhà kinh doanh trẻ đầu tư một cách vội vàng. Cứ sau mỗi lần như thế số tiền lương tháng của anh lại được cộng thêm. Và khi lương tháng của Hảo được tăng thêm một bậc thì cũng có nghĩa là anh lại bị tụt đi một bậc trên nấc thang tha hóa. Cuối cùng rồi Hảo cũng ý thức được sự tha hóa của cuộc đời mình. Chút lòng tự trọng cuối cùng đã giúp Hảo cố giữ mình trước người đàn bà giàu có và quyến rũ nhưng đã không dưới một lần anh thèm muốn chị. Khi chị chủ nhà muốn anh là người thay thế sau khi đã chán ngấy ba người đàn ông kia thì anh đã kịp nhận ra sự hèn mạt của mình: “Nhưng anh cứng

rắn trở lại, kiên trì sự đố kị muôn thuở của người nghèo, sự ghê tởm của hàn sĩ bị phỉ báng”. Bị giằng co giữa sĩ diện trí thức và nỗi thèm khát thường tình

của bản năng đàn ông, Hảo trở thành “con sứa” đáng khinh bỉ nhất trong mắt chị chủ nhà dâm đãng.

Không thể dung hòa giữa hoài bão lớn lao và cuộc sống áo cơm hằng ngày đã khiến Hảo lâm vào bi kịch này đến bi kịch khác. “Bi kịch của Hảo khiến người đọc liên hệ đến kiếp sống mòn của của người trí thức nghèo trong

tác phẩm của Nam Cao. Hảo cũng giống như họ, ôm ấp bao nhiêu hoài bão đẹp đẽ cuối cùng đều “thua tiếng réo của cái dạ dày”. Chỗ khác của Nguyễn Quang Thân so với Nam Cao là ông đã dùng cái hài làm phương tiện nghệ thuật để tô đậm cái bi. Cái hài bật ra theo từng chi tiết, từng tình huống. Nó chi phối cả cấu trúc nhân vật lẫn hành văn của truyện. Độc giả được thỏa mãn lòng yêu cái đẹp bằng chính tiếng cười vì “khi cười cái xấu chúng ta trở nên cao hơn nó” (Secnưsepxki) [15].

Tuy nhiên phía sau nụ cười là dư vị xót xa, là nỗi đau mặn đắng. Đó là sức mạnh hủy diệt và tái sinh của tiếng cười có chiều sâu của tình thương và trí tuệ. Để tạo ra tiếng cười ấy nhà văn phải biết sáng tạo những tình huống và biết tổ chức ngôn từ... theo quy luật của nghệ thuật trào phúng. Trước hết nhà văn đã tạo ra được những tình huống nực cười sinh ra từ một cơ chế quái gở. Bởi trong cơ chế ấy người quản khoa học là kẻ chẳng biết gì, không phân biệt được tiếng Anh hay tiếng Pháp, trừ mỗi tiếng Nga nhờ những chữ N ngược kỳ lạ của nó, nhưng thường bắt cán bộ làm thuyết minh bằng song ngữ. Đề tài khoa học thực sự thì bị xếp xó bởi muốn được xét duyệt thì phải qua “bát quái trận thủ tục”, còn đề tài khoa học “rởm” thì lại qua mặt được nhà Mạnh Thường Quân sính ngoại một cách dễ dàng: “Ông nói: cậu khá lắm, tính tư

tưởng, tính địa phương, đề tài của cậu ưng cái bụng của mình lắm rồi. Nhưng có xin trợ cấp không đấy? Không hả. Tốt, nhớ khao nhé. Ông ký một cái rẹt, chữ ký như con bọ cạp đang bò”. Từ cơ chế quái gở ấy mới đẻ ra một phó tiến

sĩ Hảo vốn tâm huyết với nghề nghiệp thành một người trông trẻ, thành một tên đi ở được bà chủ cưng chiều.

Để làm bật lên tiếng cười, Nguyễn Quang Thân đã tạo ra một thế giới nhân vật đang diễn trò trên sân khấu cuộc đời. Đó là chị chủ nhà đẹp, sang trọng, sống thừa thãi không biết làm gì ngoài những cuộc phiêu lưu tình ái. Là một chủ nhiệm ủy ban khoa học không biết gì về khoa học và đang tức

giận vì người tình cho “về hưu” vì ông không còn đủ sức. Bên cạnh đó còn là nhà kinh doanh trẻ “không quốc tịch, không hộ khẩu” có quan điểm sống gấp “không bao giờ chia động từ theo quá khứ và tương lai”. Đó còn là người chồng của chị chủ nhà, là bản gốc của nhà kinh doanh trẻ, buôn từ những chiếc nịt vú, những viên thuốc kích dục đến nhan sắc của vợ. Làm nên vở hài kịch này còn có thằng con chị chủ, thừa hưởng thói dâm đãng của mẹ đã biến câu vấn danh “what your name” thành câu chửi “Đ... bu mày”. Có thể thấy các nhân vật đang diễn trò và biến cuộc đời thành một sân khấu hài với những hành vi ứng xử và những lối sống đầy giả dối. Trên cái sân khấu ấy, người đọc nhận thấy một sự thật trần trụi: con người, đặc biệt là tầng lớp trí thức đang bị lăng nhục bởi đói nghèo, ngu ngốc và thói vụ lợi.

Mác đã từng có một ý lớn: Sự tan rã và kết thúc của một xã hội thường bằng tiếng cười, để cho nhân loại vui vẻ mà từ giã quá khứ của mình. Và phải chăng Nguyễn Quang Thân muốn dùng tiếng cười giễu cợt để quét sạch những xấu xa, lố bịch trong cái xã hội mà sự thay đổi cơ chế hãy còn dang dở. Bên cạnh Vũ điệu cái bô cảm hứng trào lộng trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thân còn thể hiện rất rõ ở truyện Thuế giường, Hồi xuân. Trong Thuế

giường, tác giả lại tiếp tục thể hiện bi kịch của người trí thức bằng giọng điệu

hài hước, trào tiếu. Nổi lên trong truyện ngắn Thuế giường là một thứ ngôn

ngữ trào lộng, giễu cợt trải dài từ đầu cho tới cuối truyện. Trong truyện ngắn này Nguyễn Quang Thân đã trao gửi cho người kể chuyện một cách tài tình, tinh tế thứ ngôn ngữ trào tiếu, bỗ bã, suồng sã. Những lời trào tiếu bỗ bã, suồng sã của người kể chuyện cứ ào ào tuôn chảy, biến hóa khôn lường. Mở đầu câu chuyện là một thứ ngôn ngữ rất gần với thứ ngôn ngữ thường ngày, đó là thói quen dùng một động từ bị động trước một tính từ: “Một trong

những sai lầm của ông có lẽ là cưới phải một cô vợ hơi bị đẹp”. Tiếp đến

thiệu cho ông một cô hàng vải “đẹp mê hồn”, đúng là bọc trong nhung lụa vì cô bán buôn bán lẻ những thứ đó”. Rồi tác giả lại tiếp tục sử dụng cái giọng

châm biếm, giễu cợt: “Với sự a tòng và giúp dập của bà cô, cô hàng vải ngày

ngày chăm chút cháo lão cho ông trong bệnh viện. Khi ông lành bệnh thì rơm đã ngấu và Thượng Đế quẳng vào một que diêm, lập tức lửa bùng cháy trong căn phòng nhỏ giành cho ông, giữa những kiện hàng chưa mở, xe sim - son, áo lông Đức và trên bàn là cái đíp - lôm đỏ chói”.

Cô vợ đến với Đán là do hiệu ứng hàng Đức một thời nhưng khi đống của cải ông mang từ Đức về hết thì những say đắm tình yêu ban đầu cũng phai mờ. Đán vốn là một tiến sĩ ngôn ngữ tu nghiệp ở Đức về thế nhưng vì cưới phải một cô vợ chanh chua, thực dụng nên đã đẩy ông đến một cuộc sống gia đình ngột ngạt. Khi bước chân từ Đức về ông mang theo bao hoài bão lớn lao về sự nghiệp mở mang dân trí nhưng không ngờ ông lại nhanh chóng rơi vào bi kịch cơm áo của gia đình. Nỗi bất hạnh này của ông được tác giả lý giải một cách thật hài hước: “Mọi việc sau đó xảy ra thế nào thì ông

không nhớ nỗi. Chỉ biết là mãi sau này, những lúc thấy mình quá bất hạnh trong cuộc hôn nhân không vừa ý, ông đổ cơn giận lên Sở Điện lực và Nhà máy Diêm”.

Mỗi nhân vật trong truyện hiện lên là một vai hề đang diễn trò trong tấn bi hài kịch của cuộc đời. Người trí thức thì mỗi buổi sáng thức dậy với bát cơm chiên không mỡ nhưng hễ nghe vợ nói câu gì là lại miên man trong dòng suy nghĩ xem có hiển ngôn, hàm ngôn gì trong câu nói đó không. Người vợ là người đề xuất giải pháp khắc kỉ tình thế với tài chính của gia đình thì lén lút ăn vụng bằng món tiền thủ được từ khi còn bán vải. Riêng bà cô thì chỉ biết đi lễ nhà Phật bởi trong cái nhận thức ấu trĩ của bà thì nguyên nhân bất hạnh của gia đình bà là do đã không lễ lạt hàng tháng chu đáo cho nhà Phật. Chứng kiến hoàn cảnh sống ấy của gia đình tiến sĩ Đán chỉ biết ngậm ngùi chịu đựng

không có cách nào để giải thoát. Cuối cùng thì người vợ đã giải thoát cho cảnh túng bấn của gia đình ấy bằng những chuyến đi buôn đường dài và ông chấp nhận ngay. Còn gì bất lực hơn khi một người đàn ông không cáng đáng

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thân sau 1975 (Trang 52 - 62)