Đặt nhân vật trong những tình huống éo le, nghịch lý

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thân sau 1975 (Trang 84 - 86)

Một tác phẩm thành công là một tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo. Theo nhà văn Nguyễn Minh Châu: “ Những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình huống truyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng” [40, 112]. Nhà văn nguyên Ngọc khi bàn về nghệ thuật truyện ngắn cũng đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống truyện: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt. Trên cơ thể con người cũng như trên cơ thể cuộc đời, có những huyệt điểm nào đó, có thể làm rung động tất cả. Truyện ngắn nhằm vào đó. Truyện ngắn điểm huyệt hiện thực bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che dấu trong muôn mặt cuộc sống hằng ngày. Nhìn chung mỗi truyện ngắn bao giờ cũng được xây dựng trên một tình huống, khai thác tình huống ấy” [40, 114].

Truyện ngắn Nguyễn Quang Thân có sức hấp dẫn người đọc bởi ông biết đặt nhân vật vào những tình huống éo le, nghịch lý để qua đó nói lên sự bất ổn của đời sống cũng như những bi kịch của mỗi con người. Phần lớn nhân

vật bị rơi vào tình huống éo le, nghịch lý trong truyện của ông là nhân vật người trí thức. Tiêu biểu là Hảo trong Vũ điệu cái bô, Đán trong Thuế giường.

Nhân vật Hảo trong Vũ điệu cái bô được đặt trong một tình huống hết sức éo le và nghịch lý. Là một phó tiến sĩ say mê nghề nghiệp, từng dày công nghiên cứu và cho ra đời một loại keo dán dày hảo hạng. Thế nhưng khách hàng đã tẩy chay thứ giày bong mũi của nhà máy trước khi loại keo dán hảo hạng qua được bát quái trận thủ tục. Lâm vào cảnh thất nghiệp không có tiền nuôi con và phục vụ những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hằng ngày, không còn cách nào khác Hảo trở thành một anh trông trẻ “hai mươi tờ giấy năm ngàn

đủ sức biến Hảo trở thành người giữ trẻ mẫn cán trong ba mươi ngày”. Quả là

một tình huống trớ trêu, nghịch lý, một phó tiến sĩ say mê lý tưởng mà giờ lại trở thành một người trông trẻ, một cái việc vốn giành cho những người phụ nữ ít học không có khả năng làm việc gì khác. Đặt nhân vật vào cái tình huống éo le, nghịch lý ấy nhà văn Nguyễn Quang thân muốn nói rằng danh dự của người trí thức đang bị sỉ nhục ghê gớm. Vì nhu cầu miếng cơm manh áo hằng ngày mà họ phải biến mình thành một thằng hề cho thế lực đồng tiền cười nhạo. Không chỉ làm tốt công việc phục vụ việc đi bô hằng ngày cho một thằng bé ba tuổi rưỡi, nhà khoa học Hảo còn trở thành “thằng ở được cưng chiều” vì biết cách an ủi “mĩ nhân”. Vì sao người trí thức lại có thể rơi vào hoàn cảnh trớ trêu đó? Bởi họ đang sống trong một cơ chế xã hội mà mọi giá trị dường như bị đảo lộn, người quản lý khoa học thì chẳng biết gì về khoa học, đang tìm cách bòn rút tiền của của nhà nước để bỏ vào ngân sách ái tình. Mà người quản lý không biết gì về khoa học thì một đề tài khoa học thực sự hay đề tài khoa học “dởm” cũng như nhau. Vì thế những nhà khoa học say mê lý tưởng còn biết gửi gắm thành quả lao động thực sự của mình vào đâu. Và đó chính là nguyên nhân bi kịch của những trí thức chân chính như Hảo.

Nhân vật Đán trong Thuế giường cũng rơi vào một tình huống hết sức éo le. Là một tiến sĩ ngôn ngữ từ Đức về mang theo bao hoài bão lớn lao. Thế nhưng do cưới phải một cô vợ thực dụng, đo đếm tình yêu bằng đống của cải mà ông mang từ Đức về. Nên khi đóng của nả ông mang từ Đức về hết thì cũng là lúc gia đình ông sống trong không khí ngột ngạt với một giải pháp tài chính khắc kỉ tình thế. Để có cơm ăn hằng ngày đổi lại ông phải chấp nhận số phận của một người chồng bị cắm sừng, và được nhận một thứ thuế giường vợ nộp khi có hứng. Còn gì đau khổ hơn một anh đàn ông mà lại là một tiến sĩ nữa chứ, không nuôi nổi mình phải coi việc bị cắm sừng là giải pháp duy nhất để có cơn ăn hằng ngày. Bằng việc đặt nhân vật trong những tình huống éo le, nghịch lý Nguyễn Quang Thân đã thể hiện một cách sâu sắc tình trạng con người bị sĩ nhục, phải đắng đót chấp nhận một cuộc sống tồi tệ nhất, thảm hại nhất đối với một con người và nhất là đối với một con người trí thức.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thân sau 1975 (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w