Đọc truyện ngắn Nguyễn Quang Thân, ta luôn bắt gặp những dòng hồi ức triền miên của nhân vật. Họ đều từ thực tại suy nghĩ về quá khứ rồi miên man trong những dòng suy tư về những sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời mình. Qua dòng hồi tưởng của nhân vật, các sự kiện diễn ra ở các thời điểm khác nhau trong cuộc đời bỗng ùa về cùng một lúc trong tâm trí nhân vật.
Nhân vật Ái trong Ngôi mộ cổ được đặt trong một không gian dễ khơi gợi nơi con người những dòng hồi ức hoài niệm, những dòng suy tưởng miên man về cuộc đời. Trên đường đến ngôi mộ cổ thì một cơn bão bỗng ập đến, Ái và Tùy đành phải qua đêm trong một ngôi miếu hoang tối om. Trong tình
cảnh đó Tùy tỏ ra rất bực bội, còn Ái lại thấy thu thú vì đây là dịp để anh nghĩ về Dim: “chẳng dễ gì gặp được những bước phiêu lưu trong thời công nghiệp
hóa này”. Và khi mưa mỗi lúc lại càng to “Ái thấy cả không gian ngoài ngôi miếu biến thành nước và hai người đang nằm trong một con thuyền. Mui thuyền đã hạ kín thuyền đang trôi trong đêm và giờ của những giấc mơ đã đến. Ái đi dần vào tâm tưởng mình”. Hình ảnh Dim như đã được lưu giữ trong ký
ức Tùy từ trước giờ đây cứ thế ùa về bất tuân theo một logic trật tự nào. Những trạng từ như “hôm ấy”, “lúc đó”, “lần này”, “dạo ấy”, “bữa đó”... là thông điệp định tính thời gian cho hồi ức được nhớ lại. Anh vụt nhớ về khuôn mặt hơi gầy của Dim khi nàng nghiêng người rót cho anh một gáo nước vào chậu để rửa mặt trong một lần ở Hòn đảo Rồng gần Vũng Tàu. Rồi hai người đã tính ngày chung sống với nhau, nhưng rồi cái vòng cổ bị mất, Ái đã không thể hoàn thành luận án, hai người chia tay. Dòng hồi ức của Ái về Dim luôn bị cắt ngang bởi những đối thoại của Tùy nhưng anh vẫn không rứt ra khỏi hình ảnh của Dim. Anh lại tiếp tục chìm trong nụ hôn đắm say với Dim trong quán cà phê nọ. Và sau đó nhân vật Ái lại quay trở lại với những phút gặp gỡ ban đầu với người con gái xa lạ, có cái tên “cũng hơi kỳ” bởi nó bắt nguồn từ mối tình của bố cô với một cô gái quan họ hay ngâm nga câu hát “thương ai đôi con mắt ấy mà lim dim”. Cũng từ đây hình ảnh người ba anh dũng đã hi
sinh trong nhà tù của Diệm và cô bé tình báo mười lăm tuổi gan dạ - Dim, hiện rõ qua hồi ức của Ái. Thoắt cái nhân vật lại chuyển kí ức về niềm vui sướng khi cô bé Dim, một cô bé không thích vàng đưa cho anh chiếc vòng cổ vì muốn anh đặt nó ở bảo tàng Hà Nội chứ không phải Paris hay Nữu Ước. Nhớ về thái độ dửng dưng của Tùy khi nhìn thấy di chỉ của nền văn hóa Phùng Nguyên, nhớ tới cảm giác đau đớn sau khi tỉnh rượu chiếc vòng đã biến mất. Rồi đột nhiên nhân vật lại miên man trong hồi ức về cuộc sống của một đứa trẻ “giữa thành phố tạm chiếm” về gánh xiếc Chiêu Ly, về vai trò của
ảo thuật của nó và anh nhận thấy: nếu trong chiến tranh ảo thuật đã giúp bé Rêmi nuôi sống được em và mẹ một cách đàng hoàng khi ba đã hi sinh vì cách mạng, thì nay ảo thuật lại được coi như một mánh phụ bên cạnh nghề khảo cổ, có thể giúp những nhà khảo cổ như Tùy thực hiện thực hiện cái dục vọng đang thiêu đốt trong mắt anh. Sự đảo lộn về trình tự thời gian, cộng với việc nhân vật Ái cũng mơ hồ về thời gian và không gian khiến hành trình kết nối sự kiện trở thành những đường gấp khúc, đứt đoạn và cách quảng, điều này khiến cho người đọc rất khó để nắm bắt cốt truyện. Đằng sau những mảnh ghép rời rạc trong dòng ký ức nhân vật Ái, Nguyễn Quang Thân muốn gửi gắm một cái nhìn về hiện thực cuộc sống: Nếu trong chiến tranh là một hiện thực thật lạc quan, con người đều thống nhất một lòng vì cách mạng: Bố Dim, bố của cậu bé Rêmi, Dim, cụ Chiêu Ly. Thì hiện thực của thời hậu chiến nó phức tạp hơn nhiều, cái xấu xa, cái thấp hèn luôn tồn tại bên cạnh cái tốt, cái cao cả và con người cần phải tỉnh táo để nhận ra cái xấu, đấu tranh tiêu diệt cái xấu để cho cái đẹp mãi được trường tồn. Quá khứ hiện lên trong dòng suy tưởng của nhân vật sẽ soi sáng cho hiện tại, nó như một sự thức tỉnh trong tâm hồn nhân vật Ái, giúp anh có một sự lựa chọn đúng đắn cho cuộc sống hiện tại. Câu nói của nhân vật Ái ở cuối tác phẩm đã thể hiện rất rõ lời nhắn nhủ đó: “Tôi sẽ tỉnh ra và tôi sẽ hành động, tôi đâu có phải là chàng Hăm lét
tự do trong đau khổ kia? Tôi sẽ chuộc lại những giọt nước mắt của Dim, sẽ trả lại cái vòng đá cho bảo tàng để nó làm chứng nhân cho niềm tin vào mặt trời, vào tương lai của người Việt cổ... và cho tình yêu nữa... Tôi sẽ hành động. Để cái vòng đã mất ấy được bày ở Hà Nội chứ không phải Paris hay Nữu Ước”.
Cùng với Ngôi mộ cổ, thủ pháp nghệ thuật đặt nhân vật trong dòng hồi ức đa chiều còn được Nguyễn Quang Thân thể nghiệm trong truyện ngắn Người
hiện tại mà đời sống nội tâm của nhân vật tôi được soi chiếu, phân tích và mổ xẻ với những suy nghĩ về con người, về tình đời.
Trong Người đi cùng chuyến tàu, quá khứ đã trở thành một nỗi day dứt trong tâm hồn nhân vật Minh, khi chị đã không đủ can đảm để đi cùng trời cuối đất cùng với người yêu lí tưởng và bây giờ phải chấp nhận một cuộc sống thiếu tình yêu, một cuộc sống “đồng sàng dị mộng” với người chồng hiện tại. Khi nghe anh Bình và chồng mình nhắc đến anh Đính, nhân vật Minh bỗng “chìm vào kỷ niệm mỗi lần ai nhắc tới anh Đính”. Và tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ hiện về trong ký ức chị.
“Dạo ấy ở tỉnh H. Chúng tôi ở Hà Nội về đó. Anh Thảo chồng tôi, anh Bình, anh Đính và tôi cùng làm việc trong một cơ quan kỷ thuật. Chúng tôi trẻ hơn bây giờ rất nhiều và khác hơn rất nhiều, tất nhiên. Bảy tám năm rồi còn gì. Bốn chúng tôi thiết kế một công trình thủy lợi trên hạn ngạch của tỉnh. Công trình này làm trong ba năm, ba năm quan trọng nhất của đời chúng tôi, bây giờ tôi vẫn nghĩ như thế về những năm tháng mà chồng tôi thường gọi là thuở ((hàn vi)) ấy”.
Những sự kiện của hơn bảy tám năm về trước dần hiện ra theo dòng hoài niệm của nhân vật Minh. Hồi ấy khi chúng tôi làm việc đến mờ người đi và công việc giai đoạn đầu của công trình đang tiến triển tốt đẹp. Anh Thảo sắp sửa thay mặt nhóm thiết kế trình bày phương án trước thường vụ tỉnh ủy thì bỗng đâu anh Đính phát hiện ra chúng tôi đã sai lầm, đã chọn nhầm phương án tối ưu. Minh đã lo lắng khi anh “cho nổ một quả bom”, có lẽ chị
vẫn còn nhớ rất rõ những câu nói kiên quyết của anh hôm đó: “Tôi đã tính cái
đó rồi (...) nhưng tôi không cần. Khi đã tìm ra chân lý thì có cách nào tốt hơn là nói nó lên? Còn thường vụ tỉnh ủy thì sao? Anh có thể mang tiếng là người chống lại tập thể thường vụ. Tôi không chống ai cả, tôi chỉ chống lại những sai lầm và góp phần sữa chữa lại cho nó đúng. Thường vụ duyệt là căn cứ vào
những tính toán của chúng ta. Bây giờ liệu ta có đủ gan nói là ta nhầm. Tại sao lại không thể can đảm được như thế? Nếu không người ta càn lũ kỹ sư như chúng mình để làm gì”. Sau đó tôi hỏi anh muốn mình làm gì trong việc này
thì Đính bảo nếu tôi thấy anh đúng thì cứ nói đồng ý. Khất anh đến hôm sau tôi mới đưa ra câu trả lời. Tôi bàn với anh tạm cho tôi đứng ngoài việc này để xong chuyện vào Đảng rồi sẽ cùng anh đi cùng trời cuối đất. Nhưng sau câu nói ấy thì tôi mất anh vĩnh viễn: “Em đồng ý với anh nhưng em không dám
đứng cạnh anh. Tiếc là chúng mình không kịp đi cùng chuyến tàu”. Bởi đối với
anh tình yêu là tốt đẹp nhưng tình yêu phải đặt trong một mối quan hệ tốt đẹp bao trùm. Sau đó tôi cố lấy lại anh nhưng vẫn bị anh khước từ, anh nói : “Em
vẫn chưa hiểu anh Minh ạ”. Sau đó nhân vật tôi tiếp tục những chiêm nghiệm
về cuộc đời của anh Đính, cô nhớ lại anh thường phàn nàn người ta chậm hoặc không hiểu anh vì quá thẳng thắn, thích nói ra sự thật trong bất cứ vấn đề nào. Khi anh cho nổ quả bom thì anh sống trong những ngày khó khăn giữa sự căm ghét của mọi người. Sau đó từng đoàn nghiên cứu của Bộ về rồi lại đi vì không ai phát biểu chính kiến của mình vì phát hiện của anh Đính quá mới mẻ với họ. Đến một thời gian sau chân lý cũng được sáng tỏ khi đồng chí bí thư tỉnh ủy mời đích danh anh đến để báo tin hội đồng kỷ thuật và cấp cao nhất là Bộ trưởng đã đồng ý cơ bản về phát hiện của anh. Cuối cùng thì anh lại quyết định ra đi còn Thảo lao vào thực hiện những ý nghĩ, phương án của người vừa đánh bại anh. Ba năm sau đó Thảo đã kịp vẽ cho mình một bức chân dung hoàn chỉnh về một kỹ sư có tài và uy tín khi công trình đạt được vẻ hoàn hảo nhờ những phát hiện đúng đắn ban đầu của Đính. Rồi Thảo cưới Minh làm vợ. Sau đó thì vợ chồng họ chuyển về các bộ, và con đường tiến thân của họ cứ thênh thang rộng mở và anh đã leo lên đến cái chức vụ thường không phải cho những người tóc còn xanh như anh ngày hôm nay.
Qua dòng hồi tưởng, hoài niệm của nhân vật tôi trong câu chuyện của bảy tám năm về trước nó đã làm nổi lên một hiện thực đầy nhức nhối: những người luôn đấu tranh cho chân lý, cho sự thật thì bị coi là ngố. Họ phải chịu cô đơn trên con đường đi tìm chân lý, để tìm ra chân lý họ phải đã phải hi hinh cả hạnh phúc riêng tư của mình. Còn những kẻ không dám nói ra sự thật vì nó không có lợi cho mình, biết xu thời, nịnh bợ thì lại tiến thân rất cao, lại đang huênh hoang cái triết lý: “Cậu nên nhớ rằng, đời con người luôn có
những bước ngoặt mà chính anh ta cũng không nhận ra. Anh khéo xử thì ăn to, nếu không lại như sên bò cột mỡ, lại lăn xuống chỗ ban đầu. Vài lần như thế là hết đời! Có phải thế không? Như bản thân mình, cái ngày sóng gió ở H là bước ngoặt may mà đã không rơi xuống chân cột”. Nhờ trở về với thời gian
quá khứ, nhân vật Minh đã nhận ra con người thật của chồng mình, nhận ra những sự bất công, phi lý trong cuộc sống thực tại, để rồi từ đó thức tỉnh chị hãy tìm hướng đi đúng đắn cho cuộc sống tương lai của mình.
Việc đặt nhân vật trong dòng hồi ức đa chiều, giữa sự đan xen quá khứ - hiện tại đã giúp tác giả miêu tả sâu sắc hơn đời sống nội tâm phức tạp bên trong của con người. Nó giúp người đọc có cái nhìn toàn diện, đa chiều hơn về cuộc sống và con người.