Đóng góp trên các thể loại văn học của Nguyễn Quang Thân

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thân sau 1975 (Trang 32 - 34)

Nguyễn Quang Thân là một nhà văn hiện đại Việt Nam, chuyên về truyện ngắn và tiểu thuyết, ông còn là một người viết kịch bản điện ảnh.

Về lĩnh vực tiểu thuyết, cho đến nay ông đã là tác giả của 6 cuốn tiểu thuyết và chúng đã khẳng định chỗ đứng của ông trong làng tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trước hết với cuốn tiểu thuyết viết cho thiếu nhi Chú bé có tài mở khóa đã mang đến cho ông giải chính thức văn học cho thiếu nhi của

Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1985. Còn hai cuốn tiểu thuyết Một thời hoa mẫu đơn và Ngoài khơi miền đất hứa ông được xem là “Nốt trầm của

thời gian vẫn được coi là cao trào của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 1992), là giai đoạn mà tiểu thuyết có sự tập trung đáng ngạc nhiên (hay đơn điệu) của các tiểu thuyết gia với hai mảng đề tài chiến tranh và nông thôn. Những cuốn có tiếng vang xa không nằm ngoài hai mảng đề tài “truyền thống” này như Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh, Thời xa vắng - Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma - Nguyễn Khắc Trường... Trong khi đó thì Một thời hoa mẫu đơn và Ngoài khơi miền đất hứa là hai trong số ít tiểu thuyết đã trực diện khai phá mảng đề tài cuộc sống dân sự ở thành thị sau khi đất nước đã trải qua hơn mười năm hậu chiến. Đó là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác trong một thực trạng xã hội đầy biến động bởi quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý xã hội đang dang dở. Có thể nói với Một thời hoa mẫu đơn và Ngoài khơi miền đất hứa

đã cho thấy sự dấn thân của tác giả vào đời sống ở thì hiện tại tiếp diễn, ở chính “mắt bão” của đời sống ấy. Đặc biệt, với cuốn tiểu thuyết lịch sử Hội thề ông đã đoạt giải A duy nhất trong cuộc thi tiểu thuyết lần 3 (2006

-2009) của Hội Nhà văn Việt Nam. Tiểu thuyết Hội thề là sự đóng góp lớn nhất của Nguyễn Quang Thân cho nền văn học nước nhà về đề tài lịch sử. Trong thực trạng nền văn học nước ta đang thiếu vắng mảng văn học viết về đề tài lịch sử, nếu tính từ Hoàng Lê nhất thống chí trở đi thì những tác phẩm viết thành công về đề tài lịch sử là rất ít ỏi (trong khi đó những bộ phim viết nói về các triều đại trong lịch sử Trung Quốc đang tràn ngập thị trường phim ảnh Việt). Sự thành công của Hội thề sẽ góp phần khỏa lấp những khoảng trống ấy và hi vọng sẽ tạo được hứng thú cho thế hệ các nhà văn trẻ say mê đề tài lịch sử và viết được nhiều tác phẩm thành công; nhằm đưa lại bức tranh hoàn chỉnh của lịch sử mà người đọc hiện nay và tương lai đang đòi hỏi.

Về lĩnh vực truyện ngắn, tính cả trước và sau 1975 ông đã viết được trên dưới 10 tập truyện ngắn. Trước đó Nguyễn Quang Thân đã nhận được nhiều giải cao: giải nhì (không có giải nhất) cho truyện ngắn Bức thư trong

rừng trên báo Thống Nhất (1960); giải ba với truyện ngắn Cơn bão H của

báo Văn học (1963). Đến truyện ngắn Người không đi cùng chuyến tàu (1980), Nguyễn Quang Thân cùng với Nguyễn Minh Châu được xem là những người đi bước tiên phong trong công cuộc Đổi mới của nền văn học nước nhà diễn ra từ Đại hội VI - 1986. Năm 1991 ông nhận được giải nhì của báo Văn nghệ cho truyện ngắn Vũ điệu cái bô. Sau đó ông còn viết

nhiều truyện ngắn khác rất được bạn đọc yêu thích và được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Hin đu... như tập truyện ngắn Người vợ

lẽ ở phường Khán Xuân, tập truyện ngắn song ngữ Giữa những điều bình

dị...

Bên cạnh sự thành công về tiểu thuyết và truyện ngắn, Nguyễn Quang thân còn là một nhà viết kịch bản phim. Năm 1994 với Cây bạch đàn vô danh ông nhận được giải ba kịch bản phim của báo Văn nghệ. Năm 2005,

kịch bản Hội thề của ông đoạt giải nhất trong cuộc thi sáng tác kịch bản phim truyện lịch sử Thăng Long nhằm tìm ra kịch bản cho dự án phim kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Nhà văn Nguyễn Quang thân quả là con người đa tài, ông luôn miệt mài trên lộ trình văn học của mình để cống hiến cho độc giả những tác phẩm văn học thực sự có giá trị.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thân sau 1975 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w