Cảm hứng thế sự đời tư

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thân sau 1975 (Trang 44 - 52)

Sau 1975, khi cuộc sống trở lại với những quy luật bình thường thì cũng là lúc đòi hỏi văn học nói chung cũng những truyện ngắn nói riêng phải đổi mới. Cảm hứng sử thi hào sảng lúc này tỏ ra không còn phù hợp nữa, bởi hiện thực lúc này đã không còn là hiện thực cách mạng với các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà đó còn là hiện thực của đời sống hằng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan đa sự, phức tạp chằng chịt; hiện thực đó còn là đời sống cá nhân của mỗi con người với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách. Chính vì vậy mạch cảm hứng nổi lên trong nền truyện ngắn sau 1975 lúc này chính là cảm hứng thế sự - đời tư. Cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Thân cũng được xem là một trong những người đi bước tiên phong cho sự đổi mới của nền văn xuôi sau 1975 với những truyện ngắn đậm chất thế sự - đời tư.

Bằng cảm quan hiện thực sắc sảo, nhà văn Nguyễn Quang Thân đã sớm phát hiện ra bao vấn đề phức tạp, nhức nhối của cuộc sống con người sau chiến tranh. Đó là một hiện trạng xã hội đầy phức tạp luôn có sự nhập nhoạng giữa các giá trị, lẫn lộn giữa cái tốt và cái xấu. Tính chất phức tạp của đời sống tinh thần xã hội là kết quả tất yếu của hậu quả chiến tranh, của đời sống kinh tế khó khăn, của sự xâm nhập các trào lưu tư tưởng từ bên ngoài vào.

Khi cả dân tộc cùng chung một ý chí, một mục tiêu cao cả là chiến thắng kẻ thù giành độc lập tự do cho tổ quốc thì mỗi con người cá nhân hiện lên thật cao cả, thật đẹp đẽ biết bao. Trong hiện thực lạc quan một chiều ấy con người thật đơn giản, dễ hiểu. Nhưng khi trở về với cuộc sống đời thường thì thế giới con người lúc này là một thế giới đầy bí ẩn với bao toan tính, bon chen, giành giật, hãm hại lẫn nhau để tồn tại. Quan hệ giữa con người với con người trong xã hội này thật phức tạp thậm chí là đáng sợ. Con người lúc này vì những vụ lợi, toan tính cá nhân mà luôn tìm cách hãm hại nhau, tước đoạt hạnh phúc lẫn nhau tuy họ là bạn thân của nhau, thậm chí là trò có thể giết thầy để ngoi lên cái địa vị mà thầy đã cống hiến cả cuộc đời mới có. Trong truyện ngắn Hai

người từ thị xã, Diễm và Thuận vốn là một đôi bạn thân, thân đến mức mà họ

đã hứa với nhau sau này: “hai đứa sẽ lấy chung một chồng để suốt đời khỏi

phải sống xa nhau!”. Thế mà khi Thuận gặp được người yêu lý tưởng Diễm

đã dở những thủ đoạn đốn mạt nhất để cướp đoạt hạnh phúc mà đáng lẽ thuộc về Thuận. Câu chuyện được Nguyễn Quang Thân kể lại với giọng điệu nhẹ nhàng , không hề gay gắt nhưng nó lại chứa đựng một ý nghĩa phê phán sâu xa về thói giả trá quay quắt của con người trong hiện thực thời hậu chiến. Hay trong Ngôi mộ cổ, nhân vật Tùy đã tìm mọi cách để lấy cắp chiếc vòng cổ - một di chỉ của nền văn hóa Phùng Nguyên mà người bạn thân của hắn là Ái đang định đưa về để trưng bày ở bảo tàng Hà Nội, với mục đích hèn hạ là với chiếc vòng cổ có thể giúp hắn đổi đời để vươn tới thế giới giàu sang với những bữa tiệc xa xỉ. Vấn đề mà nhà văn đặt ra ở đây còn là cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, cái cao cả và cái thấp hèn của con người. Trong khi Tùy đi học ảo thuật để đi làm khảo cổ thì Ái khi đi làm khảo cổ đã bỏ nghề ảo thuật. Bởi thế những mánh khóe mà Tùy giở ra khi đi làm khảo cổ đều không qua được con mắt của Ái. Cuối cùng thì những ý đồ đen tối của Tùy cũng bị phanh phui và Ái thấy thật chua chát trước những dục

vọng tầm thường của con người: “Anh sung sướng, cay đắng, giống như

vừa đưa tay vào lửa cứu đứa con của mình ra. Đứa con sẽ được cứu thoát, cả cánh tay và da thịt của anh đang nhức nhối, hơn thế nữa một cảm giác chua chát trước những dục vọng thấp hèn của con người”. Đây cũng chính là nỗi

xót xa của tác giả khi mà mới hôm qua con người còn sẵn sàng hi sinh cả tính mạng để đổi lấy nền độc lập tự do cho dân tộc, thế mà hôm nay họ đã bất chấp cả, muốn làm giàu ngay trên những chứng tích của nền văn hóa dân tộc.

Đời sống kinh tế thị trường, bên cạnh mặt tiến bộ còn làm cho cuộc sống con người càng bát nháo, đảo điên khi mà mọi giá trị đạo đức truyền thống đã bị đổ vỡ. Từ bao đời nay người Việt Nam vốn coi trọng truyền thống tôn sư trọng đạo, thế nhưng trong đời sống kinh tế thị trường nhân vật Huấn trong

Chân dung đã tìm cách giết người thầy đã dìu dắt y từ lúc còn non dại cho đến

lúc thành đạt để ngồi vào cái ghế của thầy. Hắn đã tìm cách che đậy rất khéo léo nhưng chính bức chân dung mà người họa sĩ tài ba vẽ nên đã tố cáo hắn, một con quỷ đang nhảy múa trên bức chân dung. Đời sống kinh tế thị trường đang làm cho các giá trị đạo đức bị chao đảo một các nghiêm trọng. Dường như nhà văn Nguyễn Quang Thân nhìn đâu cũng thấy sự lung lay của các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp.

Trong các truyện ngắn như Vai chính, Cây đời, Mai chị về, Nguyễn Quang Thân đều nói nói lên một thực trạng xã hội đó là sự thờ ơ, vô trách nhiệm của con cái đối với bậc sinh thành dưỡng dục. Trong Vai chính, tác giả đã để cho nhân vật Lan kể về hoàn cảnh của gia đình ông hàng xóm để nói lên nỗi trớ trêu, chua chát của nhân tình thế thái: “Thành biết nhà ông Dật chứ?

Ông ấy có năm con trai thế mà cũng chết một mình. Con cái đi thoát ly hết, địa chỉ để lại không rõ ràng. Chôn cất ông ấy xong chị phải đi quyên tiền để đánh điện cho năm người con. Nhưng gần bốn chín ngày ông ấy rồi mà chẳng thấy ai về cả. Không biết có ai nhận được điện không?”. Rồi đến nhân vật người

anh trong Cây đời, nhân vật người mẹ trong Mai chị về cũng chỉ biết say sưa với công việc kiếm tiền mà không mảy may đến cuộc sống đang héo hắt vì tuổi già, vì cô đơn của cha mẹ mình đang ở quê. Nhân vật “anh” trong Cây

đời không thể về quê thăm mẹ, thăm em lấy một lần là bởi anh còn phải ở nhà

canh kho của cải vừa kiếm được sau vụ làm ăn to tát: “sau vụ U - rê không ai

biết anh đã đưa về bao nhiêu tiền trong căn nhà trông bề ngoài có vẻ khiêm tốn ấy của anh. Anh không thể chỉ vì nhớ quê, nhớ mẹ và em gái mà bỏ hai mẹ con chị ở lại với đống của cải như thế”. Nhân vật người mẹ của Thủy Tiên

trong Mai chị về khi nghe người bác họ bảo bố cô ở quê dạo này yếu lắm thì chị ta cũng dửng dưng không có phản ứng gì bởi chị ta đang mải lo lắng cái túi tiền của ông chồng sẽ vào túi thiên hạ hết. Tình đời quả là chua xót khi lũ con cái bất hiếu chỉ biết chăm chăm vào việc kiếm tiền, chỉ biết lo vun vén cho cuộc sống bản thân mà bỏ quên mất đấng sinh thành và nuôi dưỡng chúng trưởng thành đang ngày càng héo hắt vì cô đơn già cả.

Trong đời sống đầy biến động bởi sự chuyển đổi cơ chế quản lý xã hội chưa đi tới cùng, Nguyễn Quang Thân nhìn đâu cũng thấy những hiện tượng tiêu cực trong xã hội mà nhức nhối nhất có lẽ là tình trạng vụ lợi về chính trị của một bộ phận công chức trong xã hội lúc bấy giờ. Trong truyện ngắn Hồi

xuân đó là sự rửng mỡ, phè phởn của những kẻ giàu có lên bằng sự bòn rút

của cải của nhà nước, của nhân dân. Mụ Đoan trong truyện có thể sống một cuộc sống trưởng giả, dư thừa bởi chồng mụ đang ở một cái địa vị xã hội có thể hái ra tiền. “Tiền họ như nước lã, bõ bèn gì. Không biết vợ chồng họ cướp

ở đâu ra nhiều của thế”. Tiền nhiều như nước lã nhưng họ phải luôn tìm cách

che đậy bởi vì “anh chưa về hưu”. Điều đó đã làm cho bà Đoan rất ấm ức bởi nó không làm thỏa mãn cái thói ăn chơi của mụ: “Bà tức, bà giận cũng phải.

Ông làm ra tiền, ông được biếu xén, ông khuân về đủ thứ, vậy mà cái tủ tường, phải chờ ông đi vắng bà mới dám gọi thợ đóng. Ông cấm đoán, ngăn trở chứ

cho bà có quyền, bà thèm vào cái loại tủ đóng tường vết đĩa này! Ông đâu có biết rằng cái sức sống của bà, cái quyền sống của bà, việc gì bà phải chờ đến lúc ông về hưu?”. Bọn có chức có quyền luôn biết tận dụng chức quyền của

mình một cách khéo léo để bòn rút của cải của nhà nước khi còn đương chức nhưng đồng thời cũng rất giỏi che mắt thiên hạ bằng những mánh khóe ngụy trang xảo quyệt. Chúng ta còn bắt gặp vấn đề này trong truyện ngắn Cây đời, nhân vật “anh” trong truyện sau khi bán cái chữ ký giun bò của mình bỗng được một đống của mà khiến anh cũng thấy bàng hoàng vẫn còn bị vợ nhiếc móc là đã không biết tận dụng chữ ký của mình một cách có hiệu quả: “Sau vụ đó chị vẫn tìm cớ chì chiết bởi chị tiếc rẻ là giữ chức vụ trong ba năm có hơn mà anh không biết sử dụng chữ ký của mình một cách hiệu quả, nếu anh không cù lần như thế thì “nhà mình đã không đến nỗi thế này”. Sau khi có

được kho của cải rồi thì cũng phải biết khéo léo che chắn sao cho đảm bảo được vấn đề “an toàn chính trị”. Sau vụ U - rê thì anh chị cũng muốn được mở mày mở mặt với họ hàng nhân chuyến anh về quê dự lễ cưới em gái lắm.

“Chị muốn anh thuê hẳn một chiếc xe để về quê, trước đây thì chị có thể cho đó là điên rồ, nhưng sau vụ đó, một chuyến xe như thế chẳng là gì với anh chị. Anh cũng có thể lấy xe cơ quan. Hai người bàn đi tính lại mãi, cuối cùng họ gạt bỏ cả hai phương án, không phải vì lý do tài chính mà theo chị, vì vấn đề “an toàn chính trị”, trước mắt anh phải thủ vai một cán bộ nghèo”. Vấn đề

này còn được tiếp tục mổ xẻ trong truyện ngắn Người đàn ông trên ban công. Người đàn ông trong truyện ngắn này chỉ cần một lá phiếu đã làm thay đổi số phận anh ta, phù phép cho anh ta thành một kẻ thừa tiền, anh ta không biết dùng tiền để làm gì ngoài việc xây nhà và mua đất: “Số phận trong một lá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phiếu! Một miếng giấy con con, một cái dấu lơ đễnh cạnh tên anh và ba năm sau là bốn ngôi nhà và những giấc mơ về những đứa con, những dãy phố cho thuê dài như chính tham vọng của anh vậy”. Tuy nhiên để cái ghế có thể trụ

vững được thì “anh” không thể danh chính ngôn thuận đứng tên tất cả các ngôi nhà, ngôi nhà thứ hai phải đứng tên thằng cháu gọi anh bằng chú, cái thứ ba phải do đứa em gái của vợ đứng tên. Có như thế thì anh mới có thể tiếp tục giấc mơ về những dãy phố dài cho thuê được chứ.

Chức vụ không chỉ đẻ ra tiền mà nó còn đem lại một thứ quyền lực ghê gớm, nó giúp cho con đường tiến thân của người thân họ, của con cái họ như được rải thảm. Con đường tiến thân của nhân vật Kiểm trong Thanh minh thật dễ dàng, bằng phẳng khi có ông bố còn đương chức. Khi bố còn đương chức Kiểm cũng không hiểu nổi tại sao anh “bỏ gần hết một học kỳ rồi mà vẫn

được thi tốt nghiệp. Thầy hiệu trưởng nói với cô giáo chủ nhiệm “Mừng quá, phải khao đi. Thằng Kiểm nó chịu đi thi là phúc cho trường mình. Rồi sau đó Kiểm thấy mình đỗ đạt rất cao: “tôi không hiểu sao mình đỗ rất cao. Rồi tôi vào một trường trung cấp, tất nhiên là ở địa phương. Được một học kỳ bố tôi gọi về bắt đi làm. Làm được sáu tháng thì tôi được cơ quan cử đi học hàm thụ. Tôi quên hết những điều vốn chưa hề nhớ nhưng vẫn đỗ. Rồi tôi tốt nghiệp đại học. Cái số tôi nó thế. Nếu bố tôi không mất thì tôi đã bảo vệ xong luận án tiến sĩ ở một nước nào đó”.

Đọc truyện ngắn Nguyễn Quang Thân, chúng ta còn thấy rõ trong đó lối sống thực dụng của con người hiện đại. Tình đời quả là đen bạc trong thời buổi kinh tế thị trường, khi họ còn đương chức, còn có thể dựa dẫm, nhờ vả được thì họ là vua, được tôn thờ, cung phụng; nhưng khi đã hết thời thì họ sẽ bị bỏ mặc thậm chí là sự khinh thường, giễu cợt của những người xung quanh. Chẳng hạn như trong Thanh Minh nhân vật Kiểm đã được chứng kiến cảnh: “Lúc bố tôi còn sống họ đăng ký đến thăm hỏi rịch ràng ngày đêm, giờ

tưởng họ đã theo bố tôi về thế giới bên kia hết”. Trong chuyến đưa mẹ về Hà

Nội sau khi bố đã mất Kiểm xin mãi mà không có xe nào cho đi nhờ cả:

được một chuyến xe tải, ông nào cũng lịch sự nhưng đều từ chối, trong đó có cả một ông đã từng mang giúp bố tôi con voi sứ nặng một tạ từ Băngkok về. Sau lần chứng minh khả năng vận tải bẩm sinh này, ông ấy được cất nhắc lên giám đốc một công ty có hàng trăm đầu xe”. Khi ông bố chết rồi chẳng những

người thân của ông bị coi khinh mà một kẻ thù chính trị của ông còn đang muốn đào bới mồ mả ông lên để kiện. Dẫu đối thủ đã nằm yên dưới đất y vẫn bới lên để đưa ông từ khu mộ A về khu mộ B cho hả hê. Sự đổi trắng thay đen của lòng người còn được thể hiện rõ trong Người đàn ông trên ban công . Khi người chồng còn đương chức thì khách khứa đến nhà nườm nượp để xun xoe nịnh bợ, nhưng khi anh bị mất ghế thì đó là cuộc tụt dốc từ từ không ồn ã nhưng lạnh lùng và khắc nghiệt. Đứa cháu dâu mới đây còn là chỗ dựa bỗng gọi bán cái nhà thứ hai của anh do chồng nó đứng tên. Còn ngôi nhà thứ ba đứng tên em gái vợ thì: “Nó đã tìm chị và tuyên bố thẳng thừng sẽ quẳng lại

cái nhà cho ông chủ thật sự của nó bằng một bài báo sẽ làm nó nổi tiếng và thanh thản lương tâm”. Riêng thầy hiệu trưởng ở trường chị đã mạnh dạn hơn

với chị, bắt đầu nhìn chị với cái nhìn mơn trớn khi ông chồng không còn “nguy hiểm” với ông nữa. Về cái chị bác sĩ trước đây vẫn thường khám cho chị rất nhiệt tình, chu đáo thì nay: “Chị bác sĩ không còn xun xoe với chị như

trước đây, chị ta lạnh lùng hơn, uể oải hơn”. Những kẻ trước đây ton hót, nịnh

bợ anh thì nay quay ngoắt lại với anh bởi anh đã hết thời rồi, chẳng còn làm ăn gì được với anh nữa. Cũng vậy, nhân vật Đính trong Người không đi cùng

chuyến tàu luôn phải sống trong cô đơn bởi anh luôn là mối nguy hiểm của

họ, vì anh quá trung thực, anh không hòa nhập nổi với những con người luôn đặt lợi ích bản thân lên trên hết. Chính vì thế mà anh luôn bị người ta ganh ghét, ghẻ lạnh.

Nguyễn Quang Thân còn nhìn thấy cả những tệ nạn khác nữa trong xã hội, đó là tình trạng lừa lọc, dối trá của con người trong thời kỳ mở cửa của

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thân sau 1975 (Trang 44 - 52)