“Nhà văn Nga hiện đại D. Phuôcmanôp nhận xét “Sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối”, như vậy có thể hiểu ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm thường thể hiện có thể đột ngột và chỉ trong mấy dòng cuối văn bản” [40, 90]. Hiểu được vai trò to lớn của đoạn kết trong tác phẩm các nhà văn thời kỳ đổi mới đã tạo ra những bước cách tân mạnh mẽ trong việc xây dựng “đoạn kết” trong tác phẩm. Nếu các nhà văn trước đây thường kết cấu tác phẩm theo nguyên tắc logic nhân quả, kết thúc có hậu, kết thúc tác phẩm đồng nghĩa với dấu chấm hết cuối cùng thì các nhà văn đương đại thường làm ngược lại. Họ thường gây ấn tượng cho độc giả bằng một lối kết bất thúc bất ngờ, đột ngột gợi cho độc giả nhiều suy nghĩ. Điều này vừa thể hiện quan niệm về một hiện thực không hoàn kết, vừa thể hiện sự dân chủ trong mối quan hệ giữa nhà văn và công chúng. Với kiểu kết thúc bất ngờ đột ngột thì dấu chấm cuối cùng chỉ là dấu chấm câu, chứ không phải là dấu chấm trong lòng độc giả, nó sẽ gieo vào lòng người đọc bao suy tư trăn trở.
Trong truyện ngắn Thanh minh, với cách kết thúc bất ngờ, đột ngột Nguyễn Quang Thân đã gợi cho người đọc bao suy nghĩ. “Dọc đường tôi cố
chực nói ra ý định bỏ vợ, đi Đồng Nai trồng cà phê với nàng. Nhưng tôi chưa biết nói lúc nào. Ngực tôi căng mọng những toan tính tương lai. Bỗng Hương dừng xe lại: Anh Kiểm giúp em việc này được không? (...) Anh lo cho em một chỗ làm trong cơ quan. Chẳng lẽ em cứ nhân dân mãi thế này sao? Chi phí bao nhiêu em chịu”. Khi nghe Hương nói ra câu đó, Kiểm vô cùng bất ngờ,
sửng sốt: “Tôi thấy ngực mình nổ toác ra, thành trống không. Lâu đài của
mộng tưởng và cả tương lai nữa đổ sụp”. Sự sửng sốt của Kiểm cũng chính là
sự ngỡ ngàng của người đọc. Theo dự đoán của người đọc thì Kiểm và Hương sẽ bỏ lại tất cả sau lưng để đi tìm chân trời hạnh phúc cho riêng mình, để được sống một cuộc đời khác, và khi chết sẽ được chôn một cách khác. Nhưng Kiểm đã không bao giờ tìm được sự bình yên giữa cuộc sống xô bồ chen lấn này.
Trong cây Bạch đàn vô danh, sự xuất hiện trở lại của chị Bình Dân với đứa con trai có đôi mắt, cái trán và dáng người là của chú Bạch Vân đã làm người đọc bất ngờ, bởi theo như lời của Thịnh thì họ đã ăn nằm với nhau bao nhiêu năm mà không có lấy một mụn con. Còn Thịnh lại ra đi đi vì một cuộc chiến tranh khác đang chờ người lính, cùng với sự ám ảnh của hình ảnh cây bạch đàn già nua cao vút ở đầu làng “chính cây bạch đàn giản dị vô danh ấy
đang trở thành hình ảnh chân thực nhất của cái làng chôn rau cắt rốn tội nghiệp”. Chú Bạch Vân với cuộc đời khốn khổ bất hạnh chết đi thì sẽ lại có
một chú Bạch Vân con là thằng Hải thay thế. Còn thằng Thịnh thì không còn biết có bình an trở về nữa hay không. Một câu hỏi nhức nhối gieo vào lòng người đọc về nỗi khổ triền miên của người nông dân bởi chiến tranh và bởi những lề thói lạc hậu, lỗi thời đang trở thành vật cản trên bước đường phát triển của xã hội.
Trong Người không đi cùng chuyến tàu kết thúc bằng sự ra đi của nhân
nhiều nơi đang cần đến những con người như anh và anh sẽ được tiếp tục cống hiến tài năng và trí tuệ của mình, hay là bởi những con người như anh sẽ mãi mãi cô đơn, sẽ không thể sống bình yên giữa cuộc sống xô bồ, con người chỉ biết đến lợi ích của bản thân mà không bao giờ dám đấu tranh cho chân lý, đấu tranh cho lợi ích chung của cộng đồng.
Tạo ra sự đột biến trong kết thúc, nó đã thể hiện sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật của Nguyễn Quang Thân trong cách nhìn về hiện thực: hiện thực không phải là cái có thể biết trước, biết hết, mà đó là một hiện thực nhiều chiều, đầy biến ảo với những diễn biến phức tạp mà con người không thể lường được. Và sau dấu chấm câu cuối cùng của mỗi câu chuyện lại gây cho người đọc bao suy ngẫm, đó là cách nhà văn muốn đối thoại với người đọc, muốn cùng người đọc ngẫm nghĩ về bao vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống đầy phức tạp và biến ảo khôn lường này.