Đặc điểm nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách hàng đối với các hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn furama resort (Trang 29 - 32)

2.1.6.1 Cơ cấu lao động trong khách sạn

Nhân sự của khách sạn qua hơn 3 năm nhìn chung không có nhiều biến động lớn. Chúng ta có thể thấy được những đặc điểm về cơ cấu lao động qua phân tích bảng 1. Về lực lượng lao động, từ năm 2007 đến năm 2008 số lượng nhân viên tăng 1,03% nhưng sang năm 2009, đối mặt với khủng hoảng kinh tế thế giới, nhằm tinh giản bộ máy, sử dụng hợp lí hơn nguồn lao động có chất lượng, khách sạn chủ trương giảm số lượng lao động, từ 492 người năm 2008 còn 487 người năm 2009. Đầu năm 2010, một phần nền kinh tế Việt Nam đã có những biến chuyển tích cực trước khủng hoảng, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng trụ vững trước sức ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, một phần phải chịu sức ép về cạnh tranh nguồn nhân lực từ các đối thủ cạnh tranh trong địa bàn thành phố Đà Nẵng như Life Resort, Sandy Beach Resort… Furama Resort quyết định thu hút thêm nhiều lao động ( tuyển dụng 7 nhân viên ) nhằm đào tạo, huấn luyện, tạo ra một lớp nhân viên mới sẵn sàng đáp ứng nhu cầu du lịch đang có dấu hiệu phục hồi, duy trì được nguồn nhân lực chất lượng cao của khách sạn. Phân theo giới tính ta thấy tổng lao động nam luôn lớn hơn tổng lao động nữ, tuy nhiên số lao động nam ngày càng giảm đi, trong khi đó số lao động nữ ngày càng tăng lên. Phân theo độ tuổi ta nhận thấy Furama Resort rất chú trọng đến việc trẻ hóa lực lượng lao động nhằm đáp ứng được áp lực công việc ngày càng tăng, lực lượng lao động dưới 35 tuổi chiếm số đông từ 87 – 88%. Qua 3 năm lực lượng lao động có độ tuổi từ 35-40 và trên 40 không có sự thay đổi đáng kể. Đây là những lao động có nhiều kinh nghiệm, gắn bó với khách sạn từ nhiều năm nay nên khách sạn đặt ra nhiều chính sách

Đánh giá của khách hàng đối với các hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn Furama Resort

nhằm giữ chân lực lượng này, giúp cho khách sạn duy trì được chất lượng dịch vụ cao từ trước đến nay. Phân theo tính chất lao động thì số lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nhân viên ( khoảng 89% ) và không có biến đổi nào đáng kể hơn 3 năm qua.

2.1.6.2 Trình độ lao động trong khách sạn

Bên cạnh các chính sách đào tạo lớp nhân viên mới nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch đang có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng, khách sạn luôn chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện có. Với nhận thức con người là yếu tố quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững của khách sạn, trong những năm qua khách sạn đã cử cán bộ công nhân viên theo học nhiều khóa đào tạo kỹ năng nhằm nâng cao tay nghề và khả năng giao tiếp với du khách như:

Orientation ( Đào tạo định hướng ): Tổ chức đào tạo cho nhân viên mới.

On The Job Training ( Đào tạo nghề ): Lập kế hoạch đào tạo hàng tháng và tổ

chức đào tạo hàng ngày tại các phòng ban.

English Training ( Đào tạo ngoại ngữ ): Giáo viên người nước ngoài dạy Tiếng

Anh cho tất cả nhân viên trong khách sạn.

Train the Trainer ( Đào tạo đào tạo viên ): hợp đồng với trường William

Angliss để tổ chức chương trình “Train the Trainer”.

Cross training ( Đào tạo chéo ): gởi nhân viên sang các khách sạn ở Thái Lan để

học tập kinh nghiệm..

Đồng thời áp dụng chế độ khuyến khích cán bộ công nhân viên tự nâng cao trình độ, tạo điều kiện cho họ tham gia các lớp Đại học, Trung cấp chuyên ngành để nâng cao trình độ, chất lượng phục vụ, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công nhân viên. Nhờ có những nỗ lực đó mà chất lượng cán bộ công nhân viên đã có những biến đổi tích cực. Qua quan sát bảng 2, ta nhận thấy: cán bộ công nhân viên có trình độ đại học năm 2008 tăng 2,04% so với năm 2007, năm 2009 không có sự thay đổi và đến đầu năm 2010 tăng 3% so với năm 2009. Trong khi đó, lực lượng có trình độ phổ thông cơ sở năm 2008 giảm 0,99% so với năm 2007 và không tuyển thêm lực lượng này cùng với lực lượng có trình độ trung học phổ thông trong những năm tiếp theo, chỉ tuyển những lực lượng có trình độ sơ cấp trở lên, cụ thể lực lượng cán bộ công nhân viên có trình độ sơ cấp năm 2010 tăng 9,09% so với năm 2009, lực lượng có trình độ trung cấp tăng 2,44% và lực lượng có trình độ cao đẳng tăng 3,13%. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên cũng có những cải thiện đáng

kể: lực lượng không có ngoại ngữ năm 2008 đã giảm một lượng đáng kể 18,82% so với năm 2007 vì đa phần họ đã tham gia vào các khóa học anh văn của khách sạn, biểu hiện cụ thể qua việc lượng nhân viên có trình độ beginner tăng đến 16,67% trong năm 2008. Năm 2009 lực lượng không có trình độ anh văn tăng 1,45% so với năm 2008 do đây là lực lượng mới tuyển thêm của khách sạn, tuy nhiên đến năm 2010 lực lượng này đã giảm 10% so với năm 2009. Lực lượng có trình độ anh văn sơ cấp ( elementary ) cũng giảm dần qua các năm, năm 2008 giảm 6,74% so với 2007, năm 2009 không thay đổi và năm 2010 giảm 6,02% so với 2009. Thay vào đó, lực lượng có trình độ trung cấp ( pre-intermediate, intermediate ) và trên trung cấp ( upper inter ) liên tục tăng cao, cụ thể lực lượng trình độ intermediate tăng 14,29% (2008/2007), năm 2009 không thay đổi và tăng 7,5% (03- 2010/2009), lực lượng có trình độ upper inter có mức tăng 12,5 % (2009/2008) và 11,11% (03-2010/2009).

Tóm lại, lao động của khách sạn trong những năm vừa qua đã có biến chuyển tích cực, chất lượng cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện hơn. Tuy nhiên trong thời gian sắp đến, khách sạn vẫn cần chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ công nhân viên bằng cách học hỏi kinh nghiệm tiên tiến của các khách sạn lớn trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, đồng thời đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên không chỉ có tiếng Anh mà còn nên lưu ý về khả năng giao tiếp bằng tiếng Pháp, Nhật, Nga..

Đánh giá của khách hàng đối với các hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn Furama Resort

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách hàng đối với các hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn furama resort (Trang 29 - 32)