quân và công suất sử dụng phòng của khách sạn
Phân tích biến động về công suất sử dụng phòng, tổng lượt khách, thời gian lưu trú bình quân, từ đó suy ra biến động của tổng ngày khách sẽ giúp cho khách sạn có cái nhìn tổng quát về tình hình, năng lực tiếp nhận khách của khách sạn như thế nào trong thời gian qua, từ đó tìm ra những phương pháp nhằm lập kế hoạch đón khách, đưa tiễn khách sao cho sử dụng hiệu quả số lượng phòng có khả năng đáp ứng của khách sạn, kéo dài thời gian lưu trú của khách, tăng số tổng ngày khách, đem lại doanh thu dồi dào cho doanh nghiệp. Phân tích số liệu ở bảng 4, ta nhận thấy trong năm 2008, lượng khách tăng 4,02%, trong đó lượng khách quốc tế tăng 1,32%, khách nội địa tăng 13,06%, cùng với việc thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế tăng từ 1,95 ngày trong năm 2007 lên 2,5 ngày và thời gian lưu trú của khách nội địa tăng từ 1,5 đến 2,1 ngày đã giúp cho tổng ngày khách quốc tế năm 2008 tăng 29,89% và tổng ngày khách nội địa tăng đến 58,29%.
Đánh giá của khách hàng đối với các hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn Furama Resort
Bảng 4: Biến động về tổng lượng khách, thời gian lưu trú bình quân, tổng ngày khách và công suất sử dụng phòng của Furama Resort giai đoạn 2007 - 2009
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh (%)
2008
/2007 /20082009
Tổng lượt khách Lượt khách 86124 89586 85900 4.02 -4.11
- Khách quốc tế Lượt khách 66315.48 67189.5 65284 1.32 -2.84
- Khách nội địa Lượt khách 19808.52 22396.5 20616 13.06 -7.95
Thời gian lưu trú bình quân Ngày
- Khách quốc tế Ngày 1.95 2.5 2 28.21 -20.00
- Khách nội địa Ngày 1.5 2.1 1.85 40.00 -11.90
Tổng ngày khách Ngày khách
- Khách quốc tế Ngày khách 129315.186 167973.75 130568 29.89 -22.27
- Khách nội địa Ngày khách 29712.78 47032.65 38139.6 58.29 -18.91
Công suất sử dụng phòng % 70 75 68 7.14 -9.33
( Nguồn: Bộ phận Nhân sự khách sạn Furama Resort ) Tuy một phần là do ảnh hưởng tích cực của cuộc thi Pháo hoa Quốc tế nhưng đây là dấu hiệu cho thấy sự thành công của doanh nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm, thu hút khách hàng, đặc biệt là thị trường khách nội địa trong năm 2008, giúp cho khách sạn tăng công suất sử dụng phòng lên đến 75% so với năm 2007 chỉ đạt khoảng 70%.
Năm 2009, sức ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế cũng thể hiện rõ qua việc sụt giảm lượng khách du lịch cũng như rút ngắn thời gian lưu trú của du khách. Lượng khách quốc tế giảm 2,84%, khách nội địa giảm 7,95% so với năm 2008. Thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế rút ngắn lại từ 2,5 ngày trong năm 2008 xuống còn 2 ngày năm 2009 và khách nội địa giảm từ 2,1 ngày xuống còn 1,85 ngày. Cả hai yếu tố cùng giảm đã làm cho tổng ngày khách giảm mạnh, tổng ngày khách quốc tế giảm 22,27% và tổng ngày khách nội địa giảm 18,91% kéo theo công suất sử dụng phòng chỉ đạt 68%. Tuy đây là ảnh hưởng mang tính chất khách quan nhưng khách sạn cần tăng cường công tác marketing trong thời gian sắp tới nhằm thu hút lại khách hàng, khôi phục lại tình hình kinh doanh sau thời gian dài chịu tác động của cuộc khủng hoảng.