Furama Resort
Kết quả bảng 15 cho thấy khách hàng có ấn tượng rất tốt đối với đội ngũ bán hàng trực tiếp của khách sạn (4.37), internet (4.18), sách guide được đặt trong phòng của khách sạn (4.07) và quảng cáo trên tivi (3.96). Điều này cho thấy hiệu quả làm việc của các nhân viên sale-marketing mà khách sạn đang sở hữu cũng như thể hiện nỗ lực của khách sạn
Đánh giá của khách hàng đối với các hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn Furama Resort
trong việc liên tục thay đổi các video quảng cáo qua từng năm, thường xuyên nâng cấp hình ảnh, hiệu ứng, kết cấu, khả năng truyền tải thông tin trên website và sách guide, giúp cho các công cụ này trở nên hấp dẫn hơn đối với du khách. Các công cụ như bảng hiệu, tập gấp, báo, tạp chí chỉ gây ấn tượng ở mức độ trung bình (3.53 - 3.56), khoảng một nửa khách được phỏng vấn cho rằng các phương tiện này bình thường, không có gì ấn tượng (49-54%). Điều này có thể lí giải do trên quan sát thực tế, bảng hiệu của Furama chủ yếu chỉ thấy trong khách sạn và tại sân bay, tập gấp vẫn còn chưa được đặt nhiều trong nhà hàng, quầy bar; quảng bá qua báo và tạp chí chuyên ngành nội địa và quốc tế vẫn còn ít. Tờ rơi cũng gây ít ấn tượng cho du khách (3.37) do không được sử dụng nhiều, chỉ dùng khi có chương trình ca nhạc đặc biệt tại club trong khách sạn hoặc trong thời điểm tiến hành điều tra thì khách sạn có quảng cáo sự kiện bắn pháo hoa quốc tế cùng các dịch vụ Furama cung cấp đi kèm như bán vé, thuê xe.
Bảng 15: Ấn tượng chung của khách đối với các công cụ quảng bá của Furama
Tiêu thức N
Ấn tượng chung của khách (%) Rất không
ấn tượng
Không ấn
tượng Bình thường Ấn tượng Rất ấn tượng
Internet 100 0 0 22 38 40 4.18 Bảng hiệu 100 0 1 52 37 10 3.56 Tập gấp 100 0 3 49 40 8 3.53 Tờ rơi 100 1 4 54 39 2 3.37 Sách guide 100 0 0 22 49 29 4.07 Tạp chí 100 0 1 54 33 12 3.56 Truyền hình 100 0 1 26 49 24 3.96 Bán hàng trực tiếp 100 0 0 5 53 42 4.37
( Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3,4 năm 2010 ) Chú thích: Thang điểm Likert: 1= Rất không ấn tượng….5= Rất ấn tượng Thông qua kết quả kiểm định tại bảng 16, ta nhận thấy giá trị kiểm định ấn tượng của khách về sách guide ( Sig = 0.329 ) và quảng cáo trên truyền hình ( Sig = 0.589 ) là có ý nghĩa thống kê do mức ý nghĩa lớn hơn 0,05 ( giá trị kiểm định = 4 ). Các tiêu thức còn lại đều có mức Sig < 0.05, nghĩa là bác bỏ H0, giá trị kiểm định không có ý nghĩa về mặt thống kê, cụ thể là ấn tượng của khách về internet (4.18) và đội ngũ bán hàng trực tiếp
(4.37) có giá trị trung bình cao hơn giá trị kiểm định. Ấn tượng về bảng hiệu (3.56), tập gấp (3.53) và tạp chí (3.56) có giá trị trung bình thấp hơn giá trị kiểm định.
Bảng 16: Kiểm định One-Sample T-test đánh giá ấn tượng chung của khách đối với các công cụ quảng bá của Furama
Tiêu thức N Giá trị trung bình Giá trị kiểm định (µ0) Mức ý nghĩa (Sig.)
Internet 100 4.18 4 .021 Bảng hiệu 100 3.56 4 .000 Tập gấp 100 3.53 4 .000 Tờ rơi 100 3.37 3 .000 Sách guide 100 4.07 4 .329 Tạp chí 100 3.56 4 .000 Truyền hình 100 3.96 4 .589 Bán hàng trực tiếp 100 4.37 4 .000
( Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3,4 năm 2010 ) Phân tích ảnh hưởng của các tiêu thức phân loại đến ấn tượng chung của du khách về các phương tiện quảng bá ta thấy các tiêu thức giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp đều không gây ảnh hưởng đến ấn tượng chung của du khách, chỉ có sự khác biệt quốc tịch là có ý nghĩa đối với ấn tượng về tập gấp ( Sig = 0.03 ), sách guide ( Sig = 0.013 ).
Bảng 17: Phân tích phương sai ANOVA đánh giá ảnh hưởng của các tiêu thức phân loại đến ấn tượng chung của du khách về các phương tiện quảng bá
Tiêu thức
Các tiêu thức phân loại
Quốc tịch Giới tính Độ tuổi Trình độ Nghề nghiệp
Internet * * * * * Bảng hiệu Ns * * * * Tập gấp .030 * * * * Tờ rơi Ns * * Ns * Sách Guide .013 * * * * Báo,tạp chí Ns * * Ns * Truyền hình Ns * * * * Bán hàng trực tiếp Ns * * * *
( Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3,4 năm 2010 ) Chú thích: (*) Sig > 0.05, khác biệt không có ý nghĩa
Ns: Không có ý nghĩa thống kê do phương sai các nhóm không đồng nhất