Đánh giá của khách hàng đối với các hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn Furama Resort
Ngoài sự quan trọng về ấn tượng thị giác, cảm nhận về âm thanh như đã phân tích trong các phần trên thì một sản phẩm quảng bá thành công còn phải cần có yếu tố nội dung phù hợp. Sản phẩm khách sạn thường ở xa, khách hàng phải đến tận nơi mới có thể tận tay tận mắt chứng kiến và sử dụng sản phẩm dịch vụ mặc dù đã mua chúng.Vì vậy bên cạnh nhiệm vụ truyền tải được đầy đủ thông tin để phản ánh một phần chất lượng về sản phẩm, dịch vụ của khách sạn thì việc lựa chọn câu từ lôi cuốn nhằm hút khách sử dụng sản phẩm, dịch vụ cũng hết sức quan trọng trong việc thiết kế nội dung quảng cáo. Công tác điều tra đánh giá của khách về nội dung đăng tải trên các phương tiện quảng bá sẽ giúp cho khách sạn chọn lọc lại kĩ lưỡng những nội dung cần thiết, đặc sắc nhằm xây dựng kênh thông tin cho khách sạn hoạt động hiệu quả hơn.
Bảng 24: Đánh giá của khách hàng về nội dung trên các phương tiện quảng bá
Tiêu thức N Đánh giá của khách về nội dung (%)
Rất không ấn tượng
Không ấn
tượng Bình thường Ấn tượng Rất ấn tượng
Internet 100 0 0 23 46 31 4.08 Bảng hiệu 100 1 1 32 59 7 3.70 Tập gấp 100 0 2 44 43 11 3.63 Tờ rơi 100 0 2 44 52 2 3.54 Sách guide 100 0 0 16 54 30 4.14 Tạp chí 100 0 0 38 47 15 3.77 Truyền hình 100 0 0 16 58 26 4.10
( Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3,4 năm 2010) Chú thích: Thang điểm Likert: 1= Rất không ấn tượng….5= Rất ấn tượng Kết quả trong bảng 24 cho thấy khách rất ấn tượng đối với nội dung đăng tải trên internet (4.08), sách guide (4.14), quảng cáo trên truyền hình (4.10), báo tạp chí (3.77) và slogan trên bảng hiệu (3.7). Lượng khách cảm thấy ấn tượng hoặc rất ấn tượng đối với nội dung trên các hình thức này vào khoảng 70-85%. Tập gấp (3.63) và tờ rơi (3,54) tuy cũng được nhiều khách hàng đánh giá cao về mặt nội dung ( 40-50% khách cảm thấy ấn tượng ) nhưng lượng khách cảm thấy các nội dung này hoàn toàn bình thường cũng chiếm gần một nửa (44%). Điều này cho thấy khách sạn nên chú ý đến việc đổi mới nội dung trên hai phương tiện này sao cho đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.
Bảng 25: Kiểm định One-Sample T-Test đánh giá của khách về nội dung trên các phương tiện quảng bá
Tiêu thức N Giá trị trung bình Giá trị kiểm định (µ0) Mức ý nghĩa (Sig.)
Internet 100 4.08 4 .278 Bảng hiệu 100 3.70 4 .000 Tập gấp 100 3.63 4 .000 Tờ rơi 100 3.54 4 .000 Sách guide 100 4.14 4 .038 Tạp chí 100 3.77 4 .001 Truyền hình 100 4.10 4 .123
( Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3,4 năm 2010 ) Nhằm kiểm định lại giá trị kiểm định của các tiêu thức đánh giá có ý nghĩa thống kê hay không, bài tiểu luận sử dụng phương pháp kiểm định tham số trung bình mẫu và kết quả được phản ánh tại bảng 25. Với các mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05, kết quả cho thấy đối với đánh giá của khách về nội dung trên bảng hiệu (3.7), tập gấp (3.63), tờ rơi, sách guide và tạp chí (3.54), giá trị kiểm định không có ý nghĩa về mặt thống kê. Đối với đánh giá về internet ( Sig = 0.278 ) và quảng cáo trên truyền hình ( Sig = 0.123 ), do mức Sig lớn hơn 0.05 nên ta chấp nhận H0, giá trị kiểm định ( = 4 ) có ý nghĩa về mặt thống kê.
Phân tích ảnh hưởng của các tiêu thức phân loại đến cảm nhận của khách về nội dung trên các phương tiện quảng bá, ta nhận thấy với các mức ý nghĩa đều lớn hơn 0.05, kết quả phân tích đã chứng tỏ sự khác biệt về quốc tịch, giới tính, độ tuổi và nghề nghiệp đều không có ý nghĩa trong việc khách hàng đánh giá nội dung đăng tải trên các phương tiện quảng bá. Chỉ có sự khác biệt về trình độ là có ảnh hưởng đến đánh giá nội dung trên sách guide ( Sig = 0.042 ) và truyền hình ( Sig = 0.004 ).
Bảng 26: Kiểm định phương sai ANOVA đánh giá ảnh hưởng của các tiêu thức phân loại đến nhận xét của khách hàng về nội dung trên các phương tiện quảng bá
Tiêu thức
Các tiêu thức phân loại
Quốc tịch Giới tính Độ tuổi Trình độ Nghề nghiệp
Internet * * * * *
Bảng hiệu Ns * * Ns Ns
Tập gấp Ns * * * *
Tờ rơi, tài liệu quảng cáo Ns * * Ns *
Sách guide Ns * * .042 *
Đánh giá của khách hàng đối với các hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn Furama Resort
Truyền hình * * Ns .004 *
( Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3,4 năm 2010 ) Chú thích: (*) Sig > 0.05, khác biệt không có ý nghĩa
Ns: Không có ý nghĩa thống kê do phương sai các nhóm không đồng nhất